Truyện ngắn dự thi: Hồi sinh

Lê Tuyết Lan |

Nhung dắt tay Mi vào phòng làm việc và giới thiệu với các trưởng nhóm dưới cô. Hai cô gái đội chiếc nón khác với mọi người trong phòng nhìn Mi với đôi mắt sắc lẹm và không hề muốn giấu đi sự khó chịu của mình. Một trong hai người phàn nàn với Nhung rằng, Mi là người thừa thãi của nhóm kiểm hàng bên kia, tại sao Nhung đem về nhóm mình làm gì. Người còn lại cũng thêm vào rằng, chắc hẳn cô ta làm không được việc hay thế nào ấy, nhìn gương mặt lơ ngơ thể nào cũng lại gây phiền phức cho chúng ta.

Nhung chỉ cười và dắt Mi đến chỗ bàn để cô học về cách kiểm hàng mới. Nhung không phải là người yếu thế mà cô là trưởng ca ở đây nhưng cô muốn và tin Mi sẽ chứng minh cho sự lựa chọn của cô là đúng. Mi cảm nhận được những ác cảm kia nhưng luôn nhìn trong đôi mắt Nhung một niềm tin ở mình để cô cố gắng hơn nữa.

Sau những ngày học việc, Mi được ra phía ngoài làm. Vừa lúc đó, có sự sai sót từ bên phía kiểm hàng của nhóm Nhung mà kéo theo công đoạn phía sau, ngay lập tức hai người trưởng nhóm đổ lỗi chỗ Mi đã sai sót, nói Mi phải chịu trách nhiệm. Nhung im lặng đi kiểm tra từng nơi nhưng không phát hiện ra gì và đến khi nhóm kia phát giác có sự nhầm lẫn trong khâu của mình rồi nói lại lời phân trần trong sự gượng gạo, hai nhóm trưởng mới thôi chỉ trích.

Còn Nhung thì vỗ vai cô bên trong chiếc nón ấy, đôi mắt đã ướt nhèm. Cô âm thầm bảo vệ vì không lấy quyền hành áp đặt cũng như muốn Mi có niềm tin ở chính mình mà mạnh mẽ. Có lần vì vội lên chỗ làm mà Mi để quên điện thoại ở xe. Khi cô xuống tìm thì không thấy nữa. Nhung đã giúp cô xuống nói chuyện cùng bảo vệ sau khi thấy sự lo lắng, buồn bã của Mi và họ phải trả lại.

Càng ngày cô càng cảm kích rất nhiều người trưởng ca của mình. Nhưng chính vì điều đó đã làm cho những người ghét cô càng ghét hơn, họ thường nói cô rằng, đã bệnh mà đi làm để phiền hà và làm cho người khác khó chịu, điều ấy cứ lặp đi lặp lại. Mi không nói vì sợ Nhung khó xử. Cô chọn cách nghỉ việc và mang theo cái áy náy xen lẫn sự biết ơn khi không dám tạm biệt Nhung.

Mi đến một công ty khác xin việc nhưng lần này chỉ làm vỏn vẹn bảy ngày. Các chị quản lý ở đây bất cần và rất dữ, họ sẵn sàng dùng những lời nặng nề, xua đuổi, ghét bỏ với nhân viên của mình mà chẳng chút bận tâm hay cảm thông. Vậy là Mi lại tìm đến công ty khác. Cô đi tìm sự bình yên ít ỏi nào đó mà đôi khi cô biết nó nằm trong tay người khác trao cho.

Mi xin được một vị trí sản xuất ở công ty điện tử. Ngày đầu tiên đến làm được gặp ngay người trưởng ca đồng hương tên Mến, chị ấy gọi Mi vào nói chuyện. Chẳng biết sao mà Mi thấy chị rất gần gũi và bình dị, tuy rất rụt rè nhưng Mi kể cho chị nghe về mình rất nhiều. Mi không có sự yêu thương của cha mẹ, lớn lên trong sự hành hạ của dì, cô bị rơi vào ám ảnh với ký ức bị quấy rối bởi người đàn ông lớn tuổi gần nhà và cô độc ở lứa tuổi đáng lẽ được nhiều vui vẻ.

Từ tâm lý đau thương đã làm sức khỏe cô sa sút và luôn khép kín mình lại, nỗi buồn cứ đeo đẳng ngày tháng dù cô đã thoát ra khỏi gọng kìm kia khi rời quê lên thành phố tìm con đường cho riêng mình và vẫn không ngừng muốn ngoi lên tìm ánh sáng cho năm tháng lạnh lẽo đã từng. Có lẽ vì quý sự cố gắng của Mi mà chị Mến quan tâm cô hơn. Mỗi khi có các phần quà cho công nhân khó khăn chị đều đăng ký tên Mi.

Vì tim không ổn định nên cô thường không thực hiện đúng việc đeo khẩu trang và kéo áo thật kín, khi gặp Mến luôn nhắc nhở cô và khi bị hỏi thì chị luôn đứng ra giải thích cho cô. Ở chị, cô luôn tìm được sự bình yên mà đôi khi trẻ con cô thích cố tình để chị nhắc nhở mình. Và Mi cũng có được chị đồng nghiệp thân thiết thường hay trò chuyện và mỗi lần xin được gạo hay có quà từ quê đều chia sẻ với cô.

Đối với người thiếu đi tình cảm gia đình như Mi, chỉ một chút quan tâm thôi cũng làm cô vui sướng vô vàn. Chỉ chút một ấy như cánh tay nắm lấy cô kéo lên khỏi màn đêm.

Vào làm công ty đó được hai năm cũng là thời gian Mi bén duyên với công việc viết lách, đó là đam mê từ thời học sinh nhưng do việc học dang dở nên tới giờ cô mới đeo đuổi được. Cô chia sẻ niềm vui ước mơ của mình cho chị Mến. Chị ấy rất vui khi Mi có đam mê và dần dần bước ra bóng tối, tự tin và mạnh dạn hơn.

Khi Mi nói khát khao ra cuốn sách đầu tiên cho mình, Mến đã không ngần ngại cho cô mượn chi phí và cả những lời động viên, cô thấy mình may mắn khi được quá nhiều thứ mà mình chưa bao giờ dám mơ ước. Đã có những lúc cô còn không dám tin đó là sự thật.

Ở đó tuy công việc rất tốt và thoải mái hơn rất nhiều nơi khác nhưng có một trong ba trưởng nhóm luôn khó khăn, bắt nạt và ỷ vào quyền lực để bảo vệ cho lợi ích bản thân. Ban đầu là sợ hãi, mệt mỏi đến sau này mọi người can đảm hơn trình bày với trưởng ca. Đâu cũng vậy, chỗ nhiều chỗ ít, nơi mà niềm vui của mình đều lệ thuộc vào cách đối xử của người khác, họ không có quyền lựa chọn hay phản kháng, vì cuộc sống, họ chỉ biết im lặng và cố gắng, như điều phải như vậy.

Giống như ở một số công ty người trưởng nhóm được quyền nặng nhẹ vô lý với công nhân và chịu đựng được thì làm, không thì nghỉ cũng chẳng sao với họ. Và có nhiều khi thấy bất công nếu không nghĩ đến công việc chung thì rất dễ từ bỏ.

Có những điều đôi khi Mi luôn cố gắng làm tốt công việc của mình và đã từng ấm ức mà khóc mà muốn nói lên ý nghĩ mình như bao người khác nhưng với người vốn mang tâm lý im lặng, che giấu thành nỗi sợ phá hủy tâm tư, năm tháng cũng giúp cô quen với những thứ đó nhưng đôi khi cô cảm thấy không được vui với sự giành giật, tranh đấu ghen ghét của đồng nghiệp, có lần cô vẫn luôn cảm thấy đơn độc trước mọi thứ, vì không dạn dĩ nên Mi luôn nhận phần thua thiệt cho riêng mình.

Rồi cô cũng không lấy đó làm điều khó chịu khi biết chấp nhận những thứ khác biệt, xa lạ mà lấy những điều mình có được để lạc quan, tích cực và hướng tới ngày mai.

Vào dịp Tết, Mi được công đoàn cử đại diện công nhân phát biểu trong lần chương trình Xuân cùng công nhân. Cô đã vui sướng và nghẹn ngào khi được nói lời cảm ơn của mình, dòng nước mắt nức nở sau rất nhiều năm cô thấy mình thật khác ngày xưa. Như một cuộc đời mới, một sức sống mới được ươm mầm rồi. Phải rồi, cô thấy mình được hồi sinh khi thèm sống và làm nhiều thứ hơn.

Vài tháng sau đó cô rời công ty để đeo theo niềm đam mê của mình, cái mà làm cô nhẹ nhõm, thoải mái và được là chính mình khi cô viết ra. Cô tặng chị Mến những bài thơ đã viết dành tặng cho những người đồng nghiệp và Mến rất ủng hộ cho quyết định của cô.

Mi đã cứng cáp để đứng lên và bước về phía chân trời nhưng chắc chắn mọi thứ sẽ luôn là năm tháng không thể quên, thăng trầm buồn vui là bậc thang để cô có thể vượt qua chính mình với tất cả lòng biết ơn.

Buổi sáng hôm cô rời công ty sau ca đêm, mặt trời tỏa ngàn tia ấm áp trên vai, trên tóc, Mi nghe rưng rưng những giấc mơ long lanh theo từng giọt trên mi mắt.

Lê Tuyết Lan
TIN LIÊN QUAN

Tác giả đoạt giải Nhất truyện ngắn chia sẻ chuyện phía sau tác phẩm về nữ lao công quét rác

Phạm Huyền |

Phóng viên Báo Lao Động có cuộc trò chuyện với nhà văn Phương Trà, tác giả vừa đạt giải Nhất cuộc thi sáng tác văn học về công nhân công đoàn với truyện ngắn “Con đường của Hạ”.

Truyện ngắn dự thi: Rời khỏi thành phố

An Mi |

1.
Tháng ba.
Vậy là cuối cùng ngày ấy cũng đến. Tiến và Lan đều bị sa thải trong đợt thứ hai này. Tôi biết điều đó dù cả hai người không ai nói lời nào.
Hơn tuần nay, lần lượt những hàng xóm của hai người họ trong khu trọ đã chọn về quê để bớt nặng đầu. Công việc bị mất, chẳng còn lương nữa, mà chịu thêm tiền trọ thì chắc chết đói.

Truyện ngắn dự thi: Con đường của Hạ

Phương Trà |

Ngày Hạ tới xóm Cây Xoài, trời ngập gió. Gió cuộn từng đợt, ào ạt, ngang tàng, ở quê người ta kêu là gió Nam cồ. Chỉ có gió với chị là quen, còn lại tất thảy đều xa lạ. Lạ nhứt là cái giọng bẳn hẳn, nặng nặng của bà chủ nhà trọ: “Một triệu đồng! Giá rẻ bèo cho nên đừng có trả. Tháng nào đóng tháng nấy, thong thả thì sáu tháng đóng một lần”.

Thủ tướng Chính phủ dự diễn tập chiến thuật có bắn đạn thật của Quân đoàn 12

PHẠM ĐÔNG |

Chỉ đạo diễn tập của Quân đoàn 12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu nâng cao chất lượng huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, sát với đối tượng tác chiến, phù hợp với vũ khí, trang bị; xác định diễn tập, huấn luyện là nhiệm vụ trung tâm, thường xuyên.

Trời lạnh thấu xương, người dân Hà Nội vẫn ngâm mình dưới nước sông Hồng

NGỌC THÙY |

Cứ vào sáng sớm hoặc đầu giờ chiều mỗi ngày, một số người dân Thủ đô lại tìm đến khu vực bờ sông Hồng (đoạn chân cầu Long Biên) để bơi lội, bất chấp trời lạnh thấu xương.

Bảo Hân phim "Về nhà đi con": 19 tuổi, tôi choáng ngợp vì sự nổi tiếng

NHÓM PV |

Trong chương trình "Cà phê chiều thứ 7" của báo Lao Động, diễn viên Bảo Hân từng nổi tiếng từ bộ phim "Về nhà đi con" chia sẻ về hành trình va vấp, trưởng thành khi nổi tiếng ở tuổi 19. Hiện, Bảo Hân đang lên sóng với phim "Không ngại cưới chỉ cần một lý do".

Nhiều yếu tố hỗ trợ cải thiện thanh khoản thị trường chứng khoán năm 2024

Gia Miêu |

Nếu như mặt bằng lãi suất liên tục duy trì ở mức thấp trong phần lớn thời gian của năm 2024 thì có thể sẽ kích thích dòng tiền từ các nhà đầu tư trong nước chảy vào thị trường chứng khoán dồi dào hơn.

Cận cảnh nhà máy chế biến tinh bột sắn ở Ninh Bình khiến người dân bức xúc vì ô nhiễm

DIỆU ANH - QUÁCH DU |

Ninh Bình - Từ nhiều năm nay, hàng trăm hộ dân tại xã Sơn Lai, huyện Nho Quan (Ninh Bình) phải hứng chịu mùi hôi thối, nguồn nước bẩn, ô nhiễm tiếng ồn nghiêm trọng do hoạt động sản xuất của Nhà máy chế biến tinh bột sắn ELMACO Ninh Bình.

Tác giả đoạt giải Nhất truyện ngắn chia sẻ chuyện phía sau tác phẩm về nữ lao công quét rác

Phạm Huyền |

Phóng viên Báo Lao Động có cuộc trò chuyện với nhà văn Phương Trà, tác giả vừa đạt giải Nhất cuộc thi sáng tác văn học về công nhân công đoàn với truyện ngắn “Con đường của Hạ”.

Truyện ngắn dự thi: Rời khỏi thành phố

An Mi |

1.
Tháng ba.
Vậy là cuối cùng ngày ấy cũng đến. Tiến và Lan đều bị sa thải trong đợt thứ hai này. Tôi biết điều đó dù cả hai người không ai nói lời nào.
Hơn tuần nay, lần lượt những hàng xóm của hai người họ trong khu trọ đã chọn về quê để bớt nặng đầu. Công việc bị mất, chẳng còn lương nữa, mà chịu thêm tiền trọ thì chắc chết đói.

Truyện ngắn dự thi: Con đường của Hạ

Phương Trà |

Ngày Hạ tới xóm Cây Xoài, trời ngập gió. Gió cuộn từng đợt, ào ạt, ngang tàng, ở quê người ta kêu là gió Nam cồ. Chỉ có gió với chị là quen, còn lại tất thảy đều xa lạ. Lạ nhứt là cái giọng bẳn hẳn, nặng nặng của bà chủ nhà trọ: “Một triệu đồng! Giá rẻ bèo cho nên đừng có trả. Tháng nào đóng tháng nấy, thong thả thì sáu tháng đóng một lần”.