Trăm năm tính cuộc vuông tròn: Bạo hành sẽ sinh ra bạo hành?

DUNG PHƯƠNG (Hà Nội) |

Dù pháp luật đã có những biện pháp chế tài, dù có nhiều tổ chức, đoàn thể can thiệp, nhưng tình trạng bạo lực gia đình hiện nay vẫn đang ở mức báo động. Phụ nữ và trẻ em thường là nạn nhân trực tiếp của tình trạng bạo hành này. Theo các nhà tâm lý học, bạo hành gia đình sẽ gây chấn thương tâm thần ở trẻ, đôi khi kéo dài suốt cuộc đời.

Chúng ta có thể không thấu hiểu hết sự đau khổ và nỗi khiếp sợ của những đứa trẻ nếu chưa từng phải trải qua tình trạng bạo lực thực sự trong gia đình. Hàng trăm trẻ em đã nói rằng chúng chưa từng có cảm giác sợ hãi điều gì hơn là khi phải chứng kiến những hành vi bạo lực của cha mẹ. Nhiều em đã gọi điện đến đường dây tư vấn để tâm sự và tìm lối thoát.

“Tuổi thơ của chúng cháu chỉ toàn bất hạnh bởi người cha vũ phu, độc đoán. Ông mắng chửi vợ con 24/24 giờ, ngay cả trong bữa ăn, bằng những ngôn từ thô bỉ, tục tằn nhất, đau đớn nhất. Ông cai quản gia đình cả về kinh tế, công việc đến tinh thần của vợ con. Ông bắt con cái làm việc không ngơi tay, không được chơi bời, mọi sở thích chính đáng đều bị cấm đoán. Không bao giờ chúng cháu dám mời bạn đến chơi vì sợ bố chửi, ăn mặc đẹp một tí cũng bị mắng là đua đòi đú đởn, thậm chí mùa hè bật quạt cũng bị bố chửi và bắt tắt đi vì tốn tiền điện; nếu bố ở nhà, chúng cháu đi đứng, nằm ngồi đều không được tự do. Bố đánh đập mẹ cháu đến nỗi mắt mờ đi, tai nghe không rõ, tóc rụng gần hết, đầu đau buốt mỗi lúc trở trời. Bố cháu còn chửi mắng cả ông bà nội, có lần ném cả bát vào mặt ông nội, lao gậy vào trán bà nội làm bà ngất xỉu. Nhiều lần cháu đã nghĩ đến tự tử hoặc bỏ nhà đi thật xa…”.

Ảnh minh họa. 

"Những lúc bố cháu say rượu đánh đập, hành hạ mẹ con cháu thì nom ông chẳng khác chi một tên côn đồ hung hãn. Hết trận này đến trận khác, bố mặt phừng phừng, tay cầm gạch, gậy đuổi đằng sau, mẹ con cháu phải vắt chân lên cổ mà chạy, không nhanh chân bố tóm được thì nhừ đòn. Nhiều đêm bị đánh đuổi ra khỏi nhà, 4 mẹ con phải ngủ ở cái nhà kho bé tí ngột ngạt, không quạt, không màn, bị muỗi đốt suốt đêm... Rồi đến cái nhà kho đó bố cũng không cho mẹ con cháu ở nữa. Có lần mẹ con cháu phải nằm ngủ ngoài bờ ao. Đêm nào may mắn được ngủ trong nhà thì giấc ngủ cũng không yên bởi nỗi sợ hãi ám ảnh. Chỉ cần một tiếng động nhỏ là 4 mẹ con giật mình tỉnh ngay, chuẩn bị tư thế chạy ra ngoài tìm đường thoát thân. Nỗi khiếp sợ len lỏi trong từng suy nghĩ, việc làm của chúng cháu. Có gì đáng buồn hơn khi con cái lại sợ cha đẻ của mình hơn cả ma quỷ hay trộm cướp".

Mặc dù phải chịu đau khổ, khiếp sợ và căm ghét thói bạo hành của người cha, nhưng khi trưởng thành, những đứa con, đặc biệt là con trai, lại có xu hướng lặp lại cách cư xử cục cằn, độc ác đó với người thân. Họ nói rằng dường như họ bị mất kiểm soát đối với hành vi của mình. Thực tế cho thấy, con cái trong những gia đình bố mẹ cư xử với nhau bằng bạo lực thường không có cơ hội tìm thấy sự bình an trong tâm hồn. Những năm tháng sống trong bầu không khí căng thẳng với một người cha vũ phu và một người mẹ hoảng loạn về tinh thần sẽ khiến trẻ khó hoà nhập với cuộc sống cộng đồng trong tương lai, cũng như không sao khắc phục được tư tưởng trầm uất triền miên trong cuộc sống riêng tư. Đối với trẻ, bản thân bị ngược đãi lại không ảnh hưởng nặng nề bằng việc chứng kiến bố mẹ ngược đãi lẫn nhau. Chính điều này khiến trẻ học kém, dễ có hành động bạo lực, hoặc tâm tính thụ động, mắc bệnh đau đầu, đau dạ dày hoặc nảy sinh ý định tự tử...

Theo các nhà nghiên cứu, trẻ từ 5 đến 10 tuổi dễ bị tổn thương tinh thần nhất. Ở lứa này trẻ hiểu tất cả mọi việc, nhưng do quá yếu đuối và bất lực nên trẻ không thể làm gì được ngoài bắt buộc phải chứng kiến cảnh ẩu đả của cha mẹ diễn ra trước mắt mình. Và hệ quả là sự suy sụp tinh thần và suy kiệt thể chất bởi những hình ảnh ấy tạo ra một ấn tượng kinh hoàng khó phai mờ trong trí não trẻ. Khi trưởng thành, chúng dễ trở thành người bị căng thẳng thần kinh, tính tình cục cằn hoặc dễ mắc bệnh tật hơn những người lớn lên trong một gia đình yên ổn.

DUNG PHƯƠNG (Hà Nội)
TIN LIÊN QUAN

Bóng đá thế giới 2023 và tương lai có gì mới?

TAM NGUYÊN |

Tấm thẻ trắng được rút ra ở một trận đấu tại Bồ Đào Nha có thể là một trong những xu hướng cho bóng đá thế giới trong năm 2023 cũng như tương lai lâu dài…

Nghi lõi trong của Trái đất bắt đầu chuyển động khác lạ

Thanh Hà |

Lõi trong của Trái đất đang bắt đầu chuyển động theo hướng khác, một nghiên cứu mới chỉ ra.

NSƯT Chiều Xuân: "Tôi đi khắp nước Việt, đi đến đâu nhớ thương đến đó"

Nhóm PV |

Trong cuộc trò chuyện đầu năm mới cùng Báo Lao Động, NSƯT Chiều Xuân đã có những chia sẻ về niềm đam mê nhiếp ảnh cũng như những trải nghiệm của chị khi đi khắp mọi miền Tổ Quốc.

Tuyển nữ Việt Nam trong năm 2023: Hy vọng thành công từ bóng đá nữ TPHCM

Như Thùy |

Tại World Cup nữ 2023, đội tuyển nữ Việt Nam với bộ khung gồm những trụ cột quan trọng của câu lạc bộ TPHCM được kỳ vọng sẽ gặt hái được nhiều thành công trong lần đầu tham dự đấu trường này.

Du khách Tây thích thú đón Tết Việt ở Mũi Né

DUY TUẤN |

Bình Thuận – Những du khách quốc tế đến du lịch Hàm Tiến-Mũi Né, TP.Phan Thiết trong dịp Tết Nguyên Đán Quý Mão may mắn được trải nghiệm nét văn hóa truyền thống của người Việt và tham gia các lễ hội do địa phương tổ chức. Những điều thú vị lần đầu được trải nghiệm khiến du khách thích thú.

Chè trung du cổ làm nên thương hiệu vang danh vùng đất Tân Cương

Kiên Nguyễn - Nguyễn Hoàn |

Thái Nguyên - Vùng đất Tân Cương (TP Thái Nguyên) lâu nay vẫn được biết đến là nơi hội tụ nhiều loại chè ngon có tiếng. Nhưng ít ai biết rằng trên miền trung du này, có một giống chè cổ đã làm nên thương hiệu vang danh chè Thái.

Người Việt toả sáng

Minh Hà (tổng hợp) |

Năm 2022, hai tiếng thiêng liêng “Việt Nam” vang lên nhiều lần ở những giải thưởng, bảng xếp hạng uy tín trên thế giới. Cùng Lao Động điểm lại một số gương mặt nổi bật.

Những ký ức thế giới trên vách đá Ngũ Hành Sơn

Tường Minh |

Một sự kiện văn hóa lớn của Việt Nam đã diễn ra vào những ngày cuối năm 2022 khi “Ma nhai tại danh thắng Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng, Việt Nam” chính thức được Ủy ban Chương trình Ký ức thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương công nhận là Di sản tư liệu thế giới.