Lỗ thủng ở tầng ozone bảo vệ Trái đất đã lành lại như thế nào?

Thanh Hà |

Báo cáo của Liên Hợp Quốc tuần này xác nhận lỗ thủng tầng ozone từng đe dọa Trái đất từ những năm 1980 đang thu nhỏ lại.

Tầng ozone ở trong tầng bình lưu, cách bề mặt Trái đất từ 11 đến 40 km, giúp bảo vệ sự sống trên Trái đất khỏi bức xạ Mặt trời.  Kể từ giữa những năm 1970, một số aerosol công nghiệp đã dẫn đến suy giảm tầng ozone.

Việc phát hiện ra lỗ thủng lớn trong tấm chắn bảo vệ sự sống trên Trái đất khỏi bức xạ cực tím đã gây ra báo động và dẫn tới hành động toàn cầu.

Năm 1987, gần 200 quốc gia đã ký Nghị định thư Montreal nhằm đảo ngược thiệt hại với tầng ozone thông qua cấm các hóa chất phá hủy tầng phân tử này trong khí quyển.

Thỏa thuận này đang phát huy hiệu quả và phù hợp với dự đoán trước đây, 200 nhà khoa học nêu trong đánh giá khoa học lớn công bố đầu tuần này.

"Ozone đang phục hồi, đây là một câu chuyện hay" - John Pyle, giáo sư tại Đại học Cambridge, đồng chủ tịch Đánh giá khoa học về sự suy giảm tầng ozone, chia sẻ với AFP.

Tầng ozone sẽ được khôi phục - cả về diện tích và độ dày - vào khoảng năm 2066 ở phía trên khu vực Nam Cực, nơi mà sự suy giảm tầng ozone được ghi nhận rõ rệt nhất, theo báo cáo do Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc và các cơ quan chính phủ ở Mỹ, Liên minh Châu Âu thực hiện.

Tại Bắc Cực, quá trình phục hồi hoàn toàn của tầng ozone sẽ diễn ra vào khoảng năm 2045 và đối với phần còn lại của thế giới là trong khoảng 20 năm.

Để có được thành quả này, các nhà hoạch định chính sách, nhà khoa học và ngành công nghiệp đã bắt tay nhau để bịt lỗ thủng tầng ozone. Dưới đây là quá trình lỗ thủng này được phát hiện và "bịt" dần lại:

1975 - 1984: Lỗ thủng xuất hiện trên Nam Cực

Từ năm 1975 đến năm 1984, nhà địa vật lý người Anh Joseph Farman dùng khí cầu thời tiết tiến hành nghiên cứu về sự sụt giảm dần dần và đáng lo ngại của tầng ozone trong tầng bình lưu phía trên căn cứ khoa học Vịnh Halley ở Nam Cực.

“Lỗ thủng” này, thường xuất hiện vào mùa xuân ở Nam bán cầu, bổ sung cho những phát hiện của 2 nhà hóa học  Mario Molina và Sherwood Rowland tại Đại học California.

Hai nhà khoa học này lập luận năm 1974 rằng chlorofluorocarbons (CFC), được sử dụng rộng rãi trong tủ lạnh, keo xịt tóc và các loại aerosol khác, đang làm suy giảm tầng ozone. Hai nhà nghiên cứu Mario Molina và Sherwood Rowland đã đoạt giải Nobel hóa học năm 1995 cho nghiên cứu này.

Năm 1985: Hiệp ước đầu tiên

Tháng 3.1985, 28 quốc gia đã ký Công ước Vienna về Bảo vệ Tầng Ozone. Đây là hiệp ước quốc tế đầu tiên về vấn đề này. Công ước Vienna cam kết các thành viên giám sát sự suy giảm tầng ozone và những ảnh hưởng của sự suy giảm đó với sức khỏe con người và môi trường.

Mỹ, quốc gia cấm sử dụng CFC trong aerosol năm 1978, đã phê chuẩn công ước này năm 1986.

Kích thước và hình dạng của lỗ thủng tầng ozone năm 1979 (trái) và năm 2009. Ảnh: NASA
Kích thước và hình dạng của lỗ thủng tầng ozone năm 1979 (trái) và năm 2009. Ảnh: NASA

Năm 1987: Nghị định thư dấu mốc

Công ước Vienna mở đường cho Nghị định thư Montreal mang tính bước ngoặt 2 năm sau đó. Nghị định thư Montreal đặt mục tiêu loại bỏ dần việc sản xuất và tiêu thụ các chất làm suy giảm tầng ozone.

Ban đầu, có 24 quốc gia ký Nghị định thư Montreal. Sau đó, Cộng đồng Kinh tế Châu Âu (nay là EU) ký kết. Cuối cùng, nghị định thư này được tất cả các thành viên Liên Hợp Quốc phê chuẩn, trở thành một trong những hiệp ước môi trường thành công nhất từ trước đến nay.

Nghị định thư Montreal nhằm cắt giảm một nửa việc sử dụng khí CFC và khí halon (được sử dụng rộng rãi trong bình chữa cháy) trong hơn 10 năm.

Vào cuối năm 1987, sau khi các nhà khoa học phát hiện lỗ thủng ở Nam Cực đang lớn hơn, những công ty hóa chất lớn đã đồng ý phát triển các chất thay thế ít gây hại hơn CFC.

Năm 1989: Vùng lõm tầng ozone ở Bắc Cực

Đầu năm 1989, một khu vực mỏng đi cũng được phát hiện trong tầng ozone ở Bắc Cực.

Năm 1990, Nghị định thư Montreal được củng cố để chấm dứt việc sản xuất CFC ở các nước công nghiệp hóa vào cuối năm 2000. Các nước giàu cũng đồng ý giúp các nước nghèo hơn đáp ứng các chi phí tuân thủ nghị định thư. Một năm sau, Trung Quốc tham gia nghị định thư này. Ấn Độ tham gia năm 1992.

Năm 1995: HCFC

Đến cuối năm 1995, EU cấm hoàn toàn CFC và bắt đầu loại bỏ các loại khí thay thế gọi là HCFC (hydrochlorofluorocarbons, được sử dụng trong làm lạnh và điều hòa không khí) vừa làm suy giảm tầng ozone vừa là khí nhà kính mạnh.

Trong hội nghị vào tháng 12, các nước công nghiệp đồng ý cấm HCFC vào năm 2020.

Năm 2006: Lỗ thủng kỷ lục

Lỗ thủng tầng ozone lớn nhất từng thấy ở Nam Cực được ghi vào cuối tháng 9.2006.

Tới tháng 9.2007, một thỏa thuận lịch sử đã đạt được tại Montreal để thúc đẩy việc loại bỏ HCFC trong vòng 10 năm tới năm 2030 tại các quốc gia đang phát triển.

Năm 2016: Lỗ thủng thu hẹp

Các nhà nghiên cứu Mỹ và Vương quốc Anh viết trên tạp chí Science tháng 6.2016 rằng, lỗ thủng phía trên Nam Cực đang thu hẹp lại. Giới khoa học hy vọng lỗ thủng này sẽ "lành" lại hoàn toàn vào năm 2050.

Năm 2023: Đà phục hồi trong vòng 4 thập kỷ

Ngày 9.1.2023, Liên Hợp Quốc thông báo tầng ozone đang trên đà phục hồi hoàn toàn trong vòng 4 thập kỷ. Tuy nhiên, tổ chức đa phương lớn nhất thế giới cảnh báo các kế hoạch địa kỹ thuật gây tranh cãi nhằm giảm bớt sự nóng lên toàn cầu có thể đảo ngược tiến trình đó.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Vệ tinh chết của NASA trở về Trái đất sau 38 năm

Thanh Hà |

Một vệ tinh chết của NASA đã rơi trở lại Trái đất sau 38 năm quay quanh hành tinh này.

Tìm ra 2 khoáng chất chưa từng có trên Trái đất từ thiên thạch khổng lồ

Thanh Hà |

Các nhà khoa học phát hiện trong thiên thạch khổng lồ rơi xuống Châu Phi cách đây 2 năm có chứa 2 loại khoáng chất chưa từng thấy trên Trái đất.

Ba tiểu hành tinh khổng lồ tiến gần Trái đất trong ngày Giáng sinh

Thanh Hà |

Có tới 3 tiểu hành tinh khổng lồ đang tiến tới gần Trái đất trong ngày lễ Giáng sinh.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Vệ tinh chết của NASA trở về Trái đất sau 38 năm

Thanh Hà |

Một vệ tinh chết của NASA đã rơi trở lại Trái đất sau 38 năm quay quanh hành tinh này.

Tìm ra 2 khoáng chất chưa từng có trên Trái đất từ thiên thạch khổng lồ

Thanh Hà |

Các nhà khoa học phát hiện trong thiên thạch khổng lồ rơi xuống Châu Phi cách đây 2 năm có chứa 2 loại khoáng chất chưa từng thấy trên Trái đất.

Ba tiểu hành tinh khổng lồ tiến gần Trái đất trong ngày Giáng sinh

Thanh Hà |

Có tới 3 tiểu hành tinh khổng lồ đang tiến tới gần Trái đất trong ngày lễ Giáng sinh.