Một lối tiếp cận tiếng Việt cởi mở và thú vị

ĐÔNG DU |

Khi bàn về tiếng Việt, thường ta nghĩ đến những phân tích câu từ, ngữ pháp đậm tính giáo khoa, nghiên cứu phương ngữ, những áng văn thơ xưa và nay. Đó là những bộ sách không thể thiếu nhưng có thể phần nào khó tiếp cận với bạn đọc trẻ tuổi, bạn đọc phổ thông đọc không vì mục tiêu nghiên cứu học thuật.

Trong “Tình ca tiếng nước ta”, tác giả Dương Thành Truyền chọn cách đắm mình vào thứ tiếng Việt tràn ngập sự sống ngoài vỉa hè, trên mạng, trong... quán nhậu, báo chí, thể thao. Tác giả quan sát và ghi chép lại những phát hiện về cách dùng và “chơi” với tiếng Việt trong tâm thế cởi mở, đặt ngôn ngữ vào sự phát triển nhanh chóng của cuộc sống và giao lưu văn hóa đa chiều.

Cuốn sách hệ thống những quan sát dày công đó, cho bạn đọc hiểu thêm không chỉ về ngôn ngữ mà còn cung cấp nhiều thông tin về nhiều chủ đề trong cuộc sống.

Tác giả Dương Thành Truyền quan niệm rằng tiếng Việt có sự đóng góp của mỗi người, dù vô tình hay cố ý: “Từng người trong muôn người cùng góp vào giai điệu nghĩ suy và tiết tấu giao tiếp bằng nguồn chất liệu vừa xưa cũ và hồn nhiên, vừa tươi mới mà sáng tạo”.

Tác giả Dương Thành Truyền bàn về tiếng Việt từ tình yêu, cũng vì thế mà anh đặt tên sách là "Tình ca tiếng nước ta".

Anh cho biết: “Cứ khi nào bắt được, gặp được, chạm được một lối ăn nói, một kiểu chơi chữ, một phương thức diễn đạt độc đáo, bất ngờ, thú vị, ấn tượng... thì vui, thì mừng, có khi sảng khoái, có khi sung sướng và xúc động nữa, hệt như những khoảnh khắc mà người ta thường gọi là tình yêu!”. Tình yêu đó đã cụ thể hóa thành hơn 400 trang sách, một độ dày “thách thức” nhịp sống nhanh hiện nay. Nhưng vì những ví dụ trong sách đưa ra quá phong phú, từ cổ chí kim, từ bình dân đến học thuật, nên lôi cuốn và thú vị".

Sách gồm có hai phần chính: Phần 1 mang tên "Riêng một góc trời". Dựa vào đặc điểm từ ngữ của tiếng Việt, tác giả giới thiệu và phân tích những kiểu chơi chữ mà chỉ có tiếng Việt mới có thể vận dụng được.

Những màn “ảo thuật” với chữ đó khó lòng chuyển ngữ, và cũng rất khó hiểu với người nước ngoài, vì nó ngắn với đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa. Tiếng Việt trước hết là một ngôn ngữ đơn lập, mỗi tiếng là một từ rời không biến đổi hình thái trong nói năng, quan hệ ngữ pháp giữa các tiếng được thể hiện qua trật tự của chúng.

Đổi chỗ hai tiếng là tạo ra một từ mới, một câu mới. Tiếng Việt có thanh điệu. Mỗi tiếng là một khối có âm đầu, có vần, có thanh điệu. Bên cạnh những tiếng nôm thuần túy Việt Nam, còn có những tiếng gốc Hán. Nhờ vậy “có thể nói và viết như thơ như nhạc như họa, vừa có nhịp vừa có vần vừa có hình ảnh; có thể làm nên một tác phẩm văn chương chỉ với ngắn gọn mấy chục âm tiết, mà nội dung thì hay đẹp mà câu từ lại độc lạ - câu đối; có thể biến hóa với lục bát - từ thơ trữ tình, thơ tự sự cho đến "thơ ứng dụng": Để ghi nhớ những nội dung cần ghi nhớ, để có thể dạy và học cổ văn, cổ ngữ, sinh ngữ...”.

Phần 2 là Biên bản từ cuộc sống. Đây là kho sưu tầm công phu những chơi chữ xuất hiện từ báo đến sách, từ phát thanh đến truyền hình, từ văn bản hành chính đến thông điệp quảng cáo, từ tiếng nói sân khấu đến ca từ trong ca khúc, từ phát biểu nghị trường đến bình luận thể thao, từ lời ăn tiếng nói hàng ngày đến những cuộc đấu khẩu bên bàn nhậu, sân tập, ván cờ...

Với tình yêu tiếng Việt sâu sắc, sự sắc sảo của một nhà báo - người nghiên cứu ngôn ngữ, tác giả Dương Thành Truyền cho rằng, “đâu đâu cũng cho ta cơ hội nhận ra vẻ đẹp, sự đặc sắc và sức mạnh diễn đạt của tiếng Việt, của văn hóa Việt”. Cùng với sự phát triển và sự lan tỏa chưa từng có của mạng xã hội, đã có nhiều thành ngữ mới, kiểu ăn nói mới xuất hiện, với hàng triệu người sử dụng từng ngày.

Nếu như phần 1 là nguồn tham khảo hữu ích lâu dài đối với người muốn tìm hiểu tiếng Việt qua văn bản xưa, thì phần 2 là một lát cắt tươi mới, sống động của ngôn ngữ thời nay, mà một phần trong số đó có khi chỉ vài năm sau sẽ hoàn toàn xa lạ với thế hệ trẻ, nhất là những cách chơi chữ “bắt trend” trên các mạng xã hội.

Qua lát cắt đó, người đọc hình dung được rõ ràng tiếng Việt đang phát triển rất sống động qua nhiều hình thức; và với những nhà nghiên cứu sau này, thì đây sẽ cung cấp nhiều ví dụ về cách chơi chữ một thời, trong bối cảnh xã hội cụ thể của Việt Nam.

Khi được hỏi về phương cách lựa chọn để giới thiệu và truyền tình yêu “tiếng nước ta” đến với bạn đọc, đặc biệt là bạn đọc trẻ tuổi, nhà văn Dương Thành Truyền cho biết: "Tôi may mắn có được một thứ cảm xúc, có thể đặt tên là cảm xúc tiếng nước ta. Cứ khi nào bắt được, gặp được, chạm được một lối ăn nói, một kiểu chơi chữ, một phương thức diễn đạt độc đáo, bất ngờ, thú vị, ấn tượng... thì vui, thì mừng, có khi sảng khoái, có khi sung sướng và xúc động nữa, hệt như những khoảnh khắc mà người ta thường gọi là tình yêu.

Vậy nên, khi xem, khi đọc, khi nghe từ sách báo đến phim ảnh, từ thông điệp truyền thông đến lời ăn tiếng nói thường ngày... đồng thời còn có cơ hội được thưởng thức vẻ đẹp và sức sống của tiếng Việt trong thực tế sử dụng và phát triển xưa nay. Sách này, chính là những câu chuyện kể lại từ hành trình ngắm nhìn thế giới chữ nghĩa đã và đang đi cùng chúng ta mọi lúc, mọi nơi".

ĐÔNG DU
TIN LIÊN QUAN

Bộ sách Lịch sử Việt Nam bằng tranh, lan tỏa tình yêu lịch sử với thiếu nhi cả nước

đình dy |

Nhân kỷ niệm 30 năm thành lập bộ sách "Lịch sử Việt Nam bằng tranh", hưởng ứng Hội sách thiếu nhi Thành phố Hồ Chí Minh lần V năm 2024 và Ngày Quốc tế thiếu nhi 1.6, Nhà xuất bản Trẻ giới thiệu bộ sách "Lịch sử Việt Nam" bản tiếng Việt và tiếng Anh giúp các bé thiếu nhi thêm yêu lịch sử và tiếp cận lịch sử dễ dàng hơn.

Tập truyện ngắn đậm nỗi nhớ đất nhớ người của Bình Nguyên Lộc

NGỌC DỦ |

Là nhà văn lớn của Việt Nam, Bình Nguyên Lộc để lại một di sản đồ sộ với khoảng 50 tiểu thuyết và 1.000 truyện ngắn. "Rừng mắm" là tuyển tập gồm 15 truyện ngắn của nhà văn hóa Nam Bộ này, trong đó ta có thể tìm thấy bốn cảm hứng chủ đạo có mặt xuyên suốt bề dày sáng tác của Bình Nguyên Lộc: Cội nguồn, ngôn ngữ, di dân và cõi âm.

Kỷ niệm 25 năm thành lập Tủ sách Di sản Hồ Chí Minh

ngọc dủ |

Nhân kỷ niệm 25 năm thành lập Tủ sách Di sản Hồ Chí Minh và hướng đến sinh nhật của Bác Hồ, NXB Trẻ giới thiệu đến độc giả loạt sách được xuất bản với hơn 60 tựa, mang nhiều tư liệu quý về Bác Hồ kính yêu.

Nhiều dự án chợ ở Hà Nội "nằm trên giấy", dân phải buôn bán dưới lòng đường

Nhóm phóng viên |

Có mặt tại dự án chợ dân sinh Lệ Chi, huyện Gia Lâm (Hà Nội), phóng viên Báo Lao Động ghi nhận một nghịch cảnh, dự án đã giải phóng xong mặt bằng nhưng chỉ quây tôn, bỏ không hàng chục năm. Trong khi đó, tiểu thương, người dân vẫn ngày ngày buôn bán dưới lòng đường, tiềm ẩn tai nạn giao thông.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Những chủ tịch UBND quận, huyện ở Hà Nội thuộc đối tượng kiểm tra trong năm 2024

KHÁNH AN |

UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch kiểm tra về thực hiện kết luận thanh tra và kiểm tra về phòng, chống tham nhũng năm 2024.

Phê chuẩn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh với ông Nguyễn Hồng Thanh

Ái Vân |

Ông Nguyễn Hồng Thanh được phê chuẩn kết quả bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh nhiệm kỳ 2021-2026.

Quốc gia ở EU tuyên bố sẽ tiếp tục nhập nhiều khí đốt Nga

Bùi Minh |

Hungary có thể giảm nhập khẩu khí đốt Nga khi nhà máy điện hạt nhân lớn thứ 2 của đất nước đi vào vận hành đầy đủ. Tuy nhiên, hiện tại, quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) này sẽ tiếp tục nhập khẩu năng lượng từ Nga.

Bộ sách Lịch sử Việt Nam bằng tranh, lan tỏa tình yêu lịch sử với thiếu nhi cả nước

đình dy |

Nhân kỷ niệm 30 năm thành lập bộ sách "Lịch sử Việt Nam bằng tranh", hưởng ứng Hội sách thiếu nhi Thành phố Hồ Chí Minh lần V năm 2024 và Ngày Quốc tế thiếu nhi 1.6, Nhà xuất bản Trẻ giới thiệu bộ sách "Lịch sử Việt Nam" bản tiếng Việt và tiếng Anh giúp các bé thiếu nhi thêm yêu lịch sử và tiếp cận lịch sử dễ dàng hơn.

Tập truyện ngắn đậm nỗi nhớ đất nhớ người của Bình Nguyên Lộc

NGỌC DỦ |

Là nhà văn lớn của Việt Nam, Bình Nguyên Lộc để lại một di sản đồ sộ với khoảng 50 tiểu thuyết và 1.000 truyện ngắn. "Rừng mắm" là tuyển tập gồm 15 truyện ngắn của nhà văn hóa Nam Bộ này, trong đó ta có thể tìm thấy bốn cảm hứng chủ đạo có mặt xuyên suốt bề dày sáng tác của Bình Nguyên Lộc: Cội nguồn, ngôn ngữ, di dân và cõi âm.

Kỷ niệm 25 năm thành lập Tủ sách Di sản Hồ Chí Minh

ngọc dủ |

Nhân kỷ niệm 25 năm thành lập Tủ sách Di sản Hồ Chí Minh và hướng đến sinh nhật của Bác Hồ, NXB Trẻ giới thiệu đến độc giả loạt sách được xuất bản với hơn 60 tựa, mang nhiều tư liệu quý về Bác Hồ kính yêu.