Nhiều dự án chợ ở Hà Nội "nằm trên giấy", dân phải buôn bán dưới lòng đường

Nhóm phóng viên |

Có mặt tại dự án chợ dân sinh Lệ Chi, huyện Gia Lâm (Hà Nội), phóng viên Báo Lao Động ghi nhận một nghịch cảnh, dự án đã giải phóng xong mặt bằng nhưng chỉ quây tôn, bỏ không hàng chục năm. Trong khi đó, tiểu thương, người dân vẫn ngày ngày buôn bán dưới lòng đường, tiềm ẩn tai nạn giao thông.

Không có chợ, người dân buôn bán tràn ra đường

Khác với sự im lìm của những khu đất được quy hoạch làm dự án chợ dân sinh gần 10 năm, dọc theo con đường liên thôn Kim Hồ, xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm (Hà Nội), cảnh người mua, kẻ bán ồn ào, lộn xộn, hàng hóa tràn ra hai bên đường.

Không chỉ có người dân buôn bán, giờ tan tầm, nhiều học sinh đi học về chen lẫn xe máy, ôtô con, xe tải đan xen vào nhau tạo nên cảnh tượng lộn xộn, ách tắc giao thông, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn.

"Lúc đầu chỉ vài hộ bán mớ rau, cân thịt, nhưng dần dần thấy buôn bán được, người dân trong làng đua nhau mang đồ ra bán, lấn chiếm lòng lề đường. Trong khi dự án chợ Lệ Chi ngay sát bên đường, nhưng chục năm nay "đứng hình", chưa triển khai được", bà Nguyễn Thị Duyên (xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm) cho hay.

Theo bà, bán kính gần 2km xung quanh khu vực này không có chợ cho người dân kinh doanh, buôn bán.

"Tiểu thương chúng tôi không ai muốn buôn bán dọc đường như vậy, vừa bụi bặm, vừa ách tắc, mất an toàn giao thông. Cực chẳng đã, chúng tôi mới phải buôn bán dưới lòng đường. Chúng tôi mong có chợ để buôn bán, trả lại lòng đường, vỉa hè cho người dân”, bà Duyên nói.

Bà Trần Thị Nghĩa (thôn Chi Đông, xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm) cho biết, mỗi ngày, khoảng 4 giờ chiều, người dân mang rau, quả, thịt, cá... bày bán, họp chợ. Thực chất đây chỉ là chợ tạm, do người dân tự họp.

"Ai cũng biết việc buôn bán ở lòng đường, vỉa hè rất nguy hiểm, nhưng vì mưu sinh nên chúng tôi mới phải làm như vậy. Tại đây, vào giờ tan tầm, thường xuyên tắc đường, cũng đã có va chạm giao thông xảy ra. Tiểu thương chúng tôi mong muốn sớm xây chợ để ổn định chỗ bán", bà Nghĩa nói.

Chị Nguyễn Thị Huyền - một người dân sống tại xã Kim Hồ cũng bày tỏ: "Vào giờ cao điểm, sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội, người lao động thường xuyên dừng đỗ tại khu vực chợ cóc để mua bán, khiến nơi đây bị ách tắc cục bộ và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông".

Chị Huyền cho biết thêm, người dân địa phương đã nhiều lần gửi đơn kiến nghị lên cơ quan chức năng của xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm với mong muốn sớm đẩy nhanh việc xây dựng chợ theo chủ trương đầu tư đã được phê duyệt.

Tình trạng lộn xộn gần dự án chợ dân sinh Lệ Chi, huyện Gia Lâm. Ảnh: Phóng viên
Tình trạng lộn xộn gần dự án chợ dân sinh Lệ Chi, huyện Gia Lâm. Ảnh: Văn Ngô
d
Người dân bày bán ở khu vực có biển yêu cầu cấm họp chợ. Ảnh: Ngô Văn

Những dự án quây tôn gần chục năm

Theo nguồn tin của phóng viên Báo Lao Động, không chỉ dự án chợ dân sinh Lệ Chi, Hà Nội còn 2 dự án chợ khác đã giải phóng mặt bằng nhưng “quây tôn” hàng chục năm, không triển khai.

Đó là dự án kinh doanh khai thác xây dựng chợ Thượng Cát (phường Thượng Thanh, quận Long Biên) và dự án chợ nguyên liệu gỗ Vân Hà (xã Vân Hà, huyện Đông Anh).

Dự án chợ dân sinh Lệ Chi được UBND thành phố phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư thực hiện từ 3.4.2015 (Quyết định số 1419/QĐ-UBND của UBND Thành phố Hà Nội).

Ngoài chợ Lệ Chi, dự án chợ Thượng Cát cũng quây tôn nhiều năm nay. Ảnh: Phóng viên
Ngoài chợ Lệ Chi, dự án chợ Thượng Cát cũng quây tôn nhiều năm nay. Ảnh: Phóng viên

Dự án kinh doanh khai thác xây dựng chợ Thượng Cát được UBND Thành phố Hà Nội cấp giấy chứng nhận đầu tư ngày 23.12.2008. Mục tiêu đầu tư của dự án xây dựng trung tâm thương mại dịch vụ kết hợp chợ loại 3. Quy mô dự án công trình cao 5 tầng, diện tích 2.600m2.

Nói về dự án chợ Thượng Cát, trao đổi với Lao Động, ông Vũ Trọng Thư - Chủ tịch UBND phường Thượng Thanh (quận Long Biên) cho biết, trước đó, Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Long Biên, Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội đồng chủ trì cuộc họp để tìm cách tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho dự án chợ Thượng Cát (đang xin điều chỉnh làm trung tâm thương mại).

Quan điểm của phường Thượng Thanh là trong thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, dự án chợ Thượng Cát chưa thực hiện được thì gia hạn chủ trương đầu tư. Hiện trạng dự án đã hoàn thành xong giải phóng mặt bằng, nhưng đang quây tôn, bỏ trống.

“Khu đất để thực hiện dự án chợ Thượng Cát hiện đang là bãi đất trống, xét dưới góc độ quản lý đô thị thì mọi khu đất trống đều phải thực hiện, nếu xây lên một trung tâm thương mại sẽ đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của người dân, chúng tôi rất mong muốn điều đó”, ông Thư nói.

Ngoài ra, dự án chợ nguyên liệu gỗ Vân Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội hiện nay cũng "nằm trên giấy". Dự án này được UBND huyện Đông Anh ký hợp đồng thực hiện dự án có sử dụng đất với nhà đầu tư từ năm 2016. Dự án đã hoàn thành công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, nhưng cũng chưa đi vào hoạt động.

Nhóm phóng viên
TIN LIÊN QUAN

Đóng cửa một chợ tại Hà Tĩnh dù vẫn còn một số tiểu thương phản đối

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Sau một thời gian tuyên truyền, vận động tiểu thương, sáng 4.6, UBND huyện Nghi Xuân đã tiến hành đóng cửa chợ Giang Đình ở tổ dân phố Giang Đình, thị trấn Tiên Điền để chuẩn bị bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư xây dựng chợ Giang Đình mới.

Mới chuyển về huyện quản lý, Đền Chợ Củi đã thu được số tiền công đức “khủng”

TRẦN TUẤN |

Mới 5 tháng đầu năm 2024 kể từ khi chuyển Di tích quốc gia Đền Chợ Củi về cho huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) quản lý, tiền công đức đã thu được hơn 14 tỉ đồng.

Tiểu thương chợ truyền thống loay hoay tìm cách bán hàng online

MỸ LY |

Để cầm cự trong tình cảnh ế ẩm, ngoài việc cắt giảm chi phí kinh doanh, các tiểu thương chợ truyền thống cũng muốn chuyển hướng sang hình thức buôn bán online. Tuy nhiên, không ít người gặp khó khăn trong việc thu hút khách hàng trước sự cạnh tranh của thị trường mua sắm online hiện nay.

Chi 1.909 tỉ đồng tài chính Công đoàn chăm lo cho người lao động khó khăn ở Bình Dương

ĐÌNH TRỌNG |

Từ năm 2018-2023, Công đoàn tỉnh Bình Dương đã chi 1.909 tỉ đồng để chăm lo cho người lao động khó khăn. Sự hỗ trợ kịp thời của tổ chức công đoàn đã giúp người lao động vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống, gắn bó với Bình Dương. Qua đó, doanh nghiệp cũng ổn định nguồn lao động, thúc đẩy sản xuất, phát triển kinh tế.

Bắt Tổng Giám đốc VEAM Phan Phạm Hà

Việt Dũng |

Ông Phan Phạm Hà - Tổng Giám đốc VEAM bị Cơ quan Cảnh sát điều tra khởi tố, bắt tạm giam với cáo buộc lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

TP Hồ Chí Minh cần 6,4 triệu tỉ đồng vốn đầu tư giai đoạn 2021-2030

Đức Mạnh |

Theo Dự thảo Báo cáo Quy hoạch, TP Hồ Chí Minh sẽ ưu tiên bố trí nguồn vốn ngân sách nhà nước để đẩy mạnh thực hiện các công trình, dự án hiện đang chậm tiến độ. Có kế hoạch chi tiết triển khai danh mục các công trình trọng điểm, mang tính động lực đảm bảo tính đồng bộ.

Công an Đồng Nai triệt phá đường dây ma túy lớn, thu giữ 7 bánh heroin

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Ngày 12.6, UBND tỉnh Đồng Nai khen thưởng đột xuất cho 6 đơn vị của Công an tỉnh Đồng Nai có thành tích xuất sắc trong đấu tranh triệt phá đường dây vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy hoạt động liên tỉnh, thu giữ 7 bánh heroin, 1.000 viên ma túy tổng hợp, nhiều gói ma túy tổng hợp, 2 khẩu súng và nhiều tang vật liên quan khác.

10 cán bộ, lãnh đạo cấp thôn đến huyện ở Thái Bình bị bắt giam vì đất đai

TRUNG DU |

Thái Bình - Từ vụ việc sai phạm liên quan công tác quản lý, sử dụng đất đai ở xã Hồng An bị phanh phui hồi tháng 2, đến nay qua 3 giai đoạn điều tra chính, đã có tổng cộng 10 người là cán bộ, lãnh đạo từ cấp thôn đến cấp huyện ở huyện Hưng Hà (tỉnh Thái Bình) bị cơ quan điều tra khởi tố, bắt giam.

Đóng cửa một chợ tại Hà Tĩnh dù vẫn còn một số tiểu thương phản đối

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Sau một thời gian tuyên truyền, vận động tiểu thương, sáng 4.6, UBND huyện Nghi Xuân đã tiến hành đóng cửa chợ Giang Đình ở tổ dân phố Giang Đình, thị trấn Tiên Điền để chuẩn bị bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư xây dựng chợ Giang Đình mới.

Mới chuyển về huyện quản lý, Đền Chợ Củi đã thu được số tiền công đức “khủng”

TRẦN TUẤN |

Mới 5 tháng đầu năm 2024 kể từ khi chuyển Di tích quốc gia Đền Chợ Củi về cho huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) quản lý, tiền công đức đã thu được hơn 14 tỉ đồng.

Tiểu thương chợ truyền thống loay hoay tìm cách bán hàng online

MỸ LY |

Để cầm cự trong tình cảnh ế ẩm, ngoài việc cắt giảm chi phí kinh doanh, các tiểu thương chợ truyền thống cũng muốn chuyển hướng sang hình thức buôn bán online. Tuy nhiên, không ít người gặp khó khăn trong việc thu hút khách hàng trước sự cạnh tranh của thị trường mua sắm online hiện nay.