Di tích Quốc gia thờ Hà Tông Mục, nơi lưu giữ bia Sùng Chỉ

Bài và ảnh Đặng Viết Tường |

Bia Sùng Chỉ di sản sinh từ thờ ông Tổ làng Tiến sĩ Hà Tông Mục, một nhà khoa bảng đời Lê Trung hưng, ở xã Tùng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Tại đây có tấm bia lớn, tên gọi “Sùng Chỉ bi ký” được công nhận bảo vật quốc gia, Quyết định 88/QĐ/Ttg, năm 2020. Từ thành phố Hà Tĩnh đi ra khoảng 20km, từ thành phố Vinh đi đến di tích Hà Tông Mục khoảng 32km theo quốc lộ 1.

Dốc lòng vì nước vì dân

Theo văn bia Sùng Chỉ (mặt 1) ghi chép, ông sinh ngày 25 tháng 9 năm Quý Tỵ (tức ngày 14.11.1653), tên húy là Lệnh, tên thật Hà Tông Mục, tự là Thuần Như, người xã Tỉnh Thạch (nay là Tùng Lộc) huyện Thiên Lộc (Can Lộc). Là cháu đời thứ 7 của vị thủy tổ Hà Công Trình, đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân, khoa Bính Tuất (1466), làm quan 2 bộ Binh và Hình, kiêm Quốc tử giám Tế tửu, (tương đương Hiệu trưởng đại học, hoặc Giám đốc) Nhập thị kinh diên.

Văn bia Sùng Chỉ ghi chép về nhân thân Hà Tông Mục, là người thông minh, 7 - 8 tuổi đã thông chữ nghĩa, 11 tuổi đã giỏi văn, 21 tuổi đỗ đầu huyện: “Công sinh ra tính trời đĩnh ngộ, nét đất khoáng đạt, 7, 8 tuổi đã thông thi, lễ, 11 tuổi đã giỏi làm văn. Năm Quý Sửu (1673), 21 tuổi thi đỗ tường sinh (đỗ đầu thi sát hạch ở huyện), năm Ất Mão (1675), 23 tuổi đỗ đầu (giải nguyên), khoa thi Hương. Thi Hội vào mùa Xuân trúng tam trường.

Năm Giáp Tý (1684), 32 tuổi đỗ đầu khoa Sĩ vọng, được cử làm Hồng lô tự khanh, phụng Nhập thị kinh diên. Đang lúc dần dần thăng tiến thì gặp khoa thi Hội năm Mậu Thìn (1688). Bấy giờ ông ở tuổi 36, đỗ Tiến sĩ xuất thân, lại đỗ thứ nhất kỳ thi Ứng chế”(Văn bia Hà Tĩnh Tr. 145). Sau khi thi đậu khoa Ứng thí (tức khoa Đông các) ông được bổ vào làm việc ở “Hàn uyển, gót Xuân dạo nhà Ngọc”, nơi cung vua phủ chúa ở. Sau đó vâng lệnh kiêm chức quan Đốc Đồng 2 xứ Tuyên Quang và Hưng Hóa. Năm Tân Mùi (1691), xảy ra việc tranh chấp biên giới ở Cao Bằng, ông vâng lệnh đến Bảo Lạc “khám xét” dàn xếp vụ việc biên giới ổn thỏa, triều đình Bắc quốc sai quan đưa thư chúc mừng.

Theo Sử ký, lúc bấy giờ có viên quan nhà Thanh là Sầm Trì Phương ở châu Tiểu Trấn Yên nhiều lần đem quân lấn chiếm và quấy rối vùng biên giới Bảo Lạc, xứ Tuyên Quang. Quân giữ cửa ải ở đó không thể chế ngự được, đã tấu về triều đình. Chúa Trịnh lệnh cho Hà Tông Mục và Nguyễn Hành đi kinh lý xứ Bảo Lạc. Khi đến nơi khám xét, kinh lý, Hà Tông Mục gửi thư cho Sầm Trì Phương, hiểu dụ mọi lý lẽ sự việc. Đọc thư Trì Phương có ý hổ thẹn trả lời và tạ lỗi, lập tức xin rút quân về trả lại vùng đất đã chiếm đóng. Nhờ vậy mà nhân dân vùng biên giới lại yên như cũ. Khi trở về, chúa Trịnh Căn khen tài năng của hai người, cân nhắc Hà Tông Mục làm Tự khanh, Nguyễn Hành làm Đô Cấp sự trung. Sách Lịch triều tạp kỷ và Các nhà khoa bảng Việt Nam có chép sự kiện này.

Năm Nhâm Thân, ông Hà Tông Mục vâng lệnh giữ yên biên giới, thăm hỏi nhân dân, đi tới đâu được trai gái trong xứ tranh nhau đón tiếp. Năm Quý Dậu (1693), triều đình mở khoa thi đại khảo, tài văn của Hà Tông Mục vang dội, đứng thứ 2, trúng khoa Đông các, phong làm Hàn lâm viện Hiệu thảo, sau thăng chức Lại khoa Cấp sự trung. Rồi vâng mệnh làm Nội tán cho thế tử, ủy thác trông coi thủy quân kiêm chức Biện tu Quốc sử quán, lại thăng chức Phủ doãn phủ Phụng Thiên. Sau đó được phong chức Tự khanh, vâng lệnh vua Lê chúa Trịnh nhận chức Chánh sứ dẫn đầu đoàn đi sứ nhà Thanh, bàn định việc biên ải. Trở về nước, được triều đình tin dùng phong chức Bồi tụng, Hình bộ Tả Thị lang, tước Hoan Lĩnh nam. Năm Bính Tuất (1706) được phái đi đạo Sơn Nam, giữ chức Tham chính sứ. Năm Đinh Hợi (1707) làm Thượng thư bộ Công rồi bị ốm, về nhà chữa bệnh và mất ở quê nhà.

Bảo vật Quốc gia Sùng Chỉ bia ký tại sinh từ Hà Tông Mục.
Bảo vật Quốc gia Sùng Chỉ bia ký tại sinh từ Hà Tông Mục.

Dân xã tôn bầu Hậu thần

Tiến sĩ Hà Tông Mục, với quê hương cũng tình sâu nghĩa trọng: “Ông đối với quê hương ơn sâu đức dày, có nhiều công ngăn trừ tai họa, xóm làng đều bội phục, xin tôn thờ ông và phu nhân nhưng ông đã từ chối việc đó. Phải nài nỉ đến 3 - 4 lần, ông khen là có hậu ý, lại ra ơn cho 8 mẫu ruộng tốt, 4 mảnh ruộng mạ để lo việc nếp xôi. Người làng càng vui mừng, bèn lập sinh từ, đặt tên Sùng Chỉ để lưu lại làm nơi hương khói muôn đời” (Văn bia Hà Tĩnh Tr. 146).

Bia Sùng Chỉ chép: Quan viên, chức sắc 4 thôn Mông Tiết, Trung Hậu, Vinh Phúc và Hựu Phúc, xã Tỉnh Thạch dựng bia ghi việc tôn bầu Hậu thần. Làng Tỉnh Thạch từ cổ xưa, vốn hoà mục và nhân hậu, người dân ra sức làm lụng, xây đắp ruộng đồng, nêu cao phong tục thuần phúc. Lại nhờ đất thiêng, linh kiệt mà có ngày nay: “Có bậc Tôn trưởng trong làng đậu Tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, khoa Mậu Thìn (1688), xếp thứ 2 về Từ mệnh, giữ chức Nội tán tri Thủy sư, Lại khoa Cấp sự trung Hà tướng công” (Văn bia Hà Tĩnh Tr.147).

Theo văn bia Sùng Chỉ, tiến sĩ Hà Tông Mục, khi làm quan dốc sức vào việc nước, việc dân, kính trời, thương người, lòng mến yêu rộng khắp, luôn chăm lo đến việc tri ân họ hàng, làng xóm. Nhờ ông mà người già được yên ổn, tuổi trẻ được mến thương, người ốm đau được cho thuốc thang, đói khát được chu cấp, trọng vọng người hiền, tha thứ kẻ có lỗi. Nhờ có sự dạy bảo của ông Hà tướng công mà trong dân làng hết kẻ du đảng, trộm cướp. Ông dạy bảo nhà nông lấy việc cấy cày làm ăn, mua trâu đầu cơ nghiệp. Ông Hà Tông Mục nêu cao việc dạy dỗ, cảm hóa, khuyên bảo nhân từ với cấp dưới và người không biết chữ thánh hiền, dạy bảo họ lễ phép để thu phục lòng người. Công đức nhiều, nhưng ông không màng tới việc báo đáp và phục dịch của dân. Nhờ có Hà tướng công mà giảm bỏ được nhiều hủ tục. Khi có việc làng, ông đều bỏ tiền ra chu cấp hội hè. Nhờ ông mà quê hương thịnh vượng. Người dân lưu tán đều tìm đường về quê làm ăn, vui vẻ ấm no: “Nay không biết lấy gì báo đáp, nên lập Sùng Chỉ để phụng thờ muôn đời. Mọi người già trẻ trên dưới trong làng họp lại xin tôn thờ Tướng công làm Tổ Ông của làng, bà họ Vũ làm Tổ Bà của làng để tháng, năm cúng tế lâu dài mãi mãi” (Văn bia Hà Tĩnh Tr.148). Toàn thể chức sắc, già trẻ 4 thôn Mông Tiết, Phúc Hậu, Vinh Phúc và Hữu Phúc đều vui vẻ tôn bầu và ký tên về việc suy tôn Hà Tông Mục vào ngày 6 tháng 6 năm Ất Hợi, niên hiệu Chính Hoà thứ 16 (1695).

Người soạn văn bia Sùng Chỉ là Nguyễn Trí Trung, (1648 - 1725) người xã Lực Điền, huyện Đông Yên (nay xã Lý Thường Kiệt, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên), làm quan đến chức Hộ khoa Cấp sự trung. Bia Sùng Chỉ dựng vào đầu mùa Thu năm Bính Tý, niên hiệu Chính Hòa thứ 17 (1696).

Lưu giữ nhiều di sản quý giá

Di tích đền thờ Hà Tông Mục ở xã Tùng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh được Bộ Văn hóa Thông tin, (nay là Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) xếp hạng Di tích Lịch sử -Văn hóa cấp Quốc gia, Quyết định số 95/1998/QĐ/VHTT, ngày 21.1.1998. Hiện nay ở di tích đền thờ họ Hà thờ tiến sĩ Hà Tông Mục đang lưu giữ 7 đạo sắc phong chức cho Hà Tông Mục, có niên đại năm Chính Hòa thứ 20, Vĩnh Thịnh và các sắc phong thủy tổ, tiến sĩ Hà Công Trình. Tài liệu sắc phong tư liệu Hán Nôm về Hà Tông Mục và các vị tổ dòng họ Hà ở Can Lộc, Hà Tĩnh là những di sản văn hóa có giá trị giúp ích cho các nhà nghiên cứu lịch sử - văn hóa hiện nay. Di tích có lưu giữ tấm biển gỗ sơn son, đề 3 chữ Hán lớn: “Nhược Xung Hiên” (nghĩa là: Khen người có tài đức vẹn toàn) được đặt nơi trang trọng nhất trong đền thờ ông. Tương truyền, 3 chữ “ Nhược Xung Hiên”, bút tích chính tay hoàng đế Khang Hy nể trọng, tự tay viết tặng Hà Tông Mục khi ông đi sứ nhà Thanh.

Sùng Chỉ tiến sĩ Hà Tông Mục, là nơi lưu giữa bia Sùng Chỉ, bảo vật quốc gia. Bia Sùng Chỉ dựng tại đền thờ Hà Tông Mục, xã Tùng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Bia 4 mặt, khổ 125 x 58 cm, chạm trổ hoa văn chữ triện, cánh sen. Diềm khắc câu đối. Toàn văn soạn chữ Hán, có một số chữ Nôm ghi tên ruộng đất, xứ đồng. Bia dựng vào năm Chính Hòa 17 (1696). Một tấm bia lớn, tên gọi “Sùng Chỉ bi ký” được xét duyệt vào năm 2019, là 1 trong 27 hiện vật quý giá công nhận Bảo vật quốc gia, Quyết định 88/QĐ/Ttg, năm 2020.

Bài và ảnh Đặng Viết Tường
TIN LIÊN QUAN

Bộ vạc đồng thời chúa Nguyễn: Biểu tượng của quyền lực và đỉnh cao nghệ thuật đúc đồng

Nguyễn Hữu Mạnh |

Trong hành trình khám phá Di sản văn hóa Việt Nam, bộ vạc đồng thời Nguyễn nổi lên như một biểu tượng không chỉ về quyền lực mà còn là minh chứng cho nghệ thuật đúc đồng tinh xảo. Những chiếc vạc đồng này không chỉ là những tác phẩm mỹ thuật có giá trị mà còn chứa đựng trong mình những câu chuyện lịch sử đầy thú vị.

Dòng họ Phan với đình Nhà Trò, nơi lưu giữ di sản lễ hội tổ nghề ca trù

Bài và ảnh Đặng Viết Tường |

Nửa đầu thế kỷ 15, nghệ thuật hát ca trù - cửa đình được du nhập vào Hà Tĩnh, có tổ chức Ty giáo phường, đình Nhà Trò. Hàng năm, theo quy định vào tháng 6, tại đền Xứ có tổ chức lễ hội Tổ sư ca trù với quy mô Ty giáo phường ở 4 phủ 12 huyện xứ Nghệ về lễ hội tổ nghề hát ca trù, Di sản văn hóa đại diện của nhân loại. Từ thành phố Hà Tĩnh theo đường biển đến đình Nhà Trò, xã Cổ Đạm khoảng 34km, từ thành phố Vinh qua cầu Bến Thủy 1, đi tiếp 18km là đền đình Nhà Trò.

Di tích Quốc gia đền Chính, nơi thờ Cương Quốc công Nguyễn Xí và tổ tiên

bài và ảnh đặng viết tường |

Di tích quốc gia đền Chính thờ Cương Quốc công Nguyễn Xí, còn gọi đền Bản thuộc Quốc gia, vị thần khai quốc đời Lê sơ, ở thôn Song Nam, xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Đền được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận, xếp hạng Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp Quốc gia theo Quyết định số 74 /2006/ QĐ/BVHTT. Từ thành phố Hà Tĩnh đi theo đường biển đến Di tích Quốc gia Cương Quốc công Nguyễn Xí khoảng 28km, Từ thành phố Vinh, qua cầu Bến Thủy đi theo đường An Viên đến Di tích Nguyễn Xí khoảng 25km.

Nhiều dự án chợ ở Hà Nội "nằm trên giấy", dân phải buôn bán dưới lòng đường

Nhóm phóng viên |

Có mặt tại dự án chợ dân sinh Lệ Chi, huyện Gia Lâm (Hà Nội), phóng viên Báo Lao Động ghi nhận một nghịch cảnh, dự án đã giải phóng xong mặt bằng nhưng chỉ quây tôn, bỏ không hàng chục năm. Trong khi đó, tiểu thương, người dân vẫn ngày ngày buôn bán dưới lòng đường, tiềm ẩn tai nạn giao thông.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Những chủ tịch UBND quận, huyện ở Hà Nội thuộc đối tượng kiểm tra trong năm 2024

KHÁNH AN |

UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch kiểm tra về thực hiện kết luận thanh tra và kiểm tra về phòng, chống tham nhũng năm 2024.

Phê chuẩn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh với ông Nguyễn Hồng Thanh

Ái Vân |

Ông Nguyễn Hồng Thanh được phê chuẩn kết quả bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh nhiệm kỳ 2021-2026.

Quốc gia ở EU tuyên bố sẽ tiếp tục nhập nhiều khí đốt Nga

Bùi Minh |

Hungary có thể giảm nhập khẩu khí đốt Nga khi nhà máy điện hạt nhân lớn thứ 2 của đất nước đi vào vận hành đầy đủ. Tuy nhiên, hiện tại, quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) này sẽ tiếp tục nhập khẩu năng lượng từ Nga.

Bộ vạc đồng thời chúa Nguyễn: Biểu tượng của quyền lực và đỉnh cao nghệ thuật đúc đồng

Nguyễn Hữu Mạnh |

Trong hành trình khám phá Di sản văn hóa Việt Nam, bộ vạc đồng thời Nguyễn nổi lên như một biểu tượng không chỉ về quyền lực mà còn là minh chứng cho nghệ thuật đúc đồng tinh xảo. Những chiếc vạc đồng này không chỉ là những tác phẩm mỹ thuật có giá trị mà còn chứa đựng trong mình những câu chuyện lịch sử đầy thú vị.

Dòng họ Phan với đình Nhà Trò, nơi lưu giữ di sản lễ hội tổ nghề ca trù

Bài và ảnh Đặng Viết Tường |

Nửa đầu thế kỷ 15, nghệ thuật hát ca trù - cửa đình được du nhập vào Hà Tĩnh, có tổ chức Ty giáo phường, đình Nhà Trò. Hàng năm, theo quy định vào tháng 6, tại đền Xứ có tổ chức lễ hội Tổ sư ca trù với quy mô Ty giáo phường ở 4 phủ 12 huyện xứ Nghệ về lễ hội tổ nghề hát ca trù, Di sản văn hóa đại diện của nhân loại. Từ thành phố Hà Tĩnh theo đường biển đến đình Nhà Trò, xã Cổ Đạm khoảng 34km, từ thành phố Vinh qua cầu Bến Thủy 1, đi tiếp 18km là đền đình Nhà Trò.

Di tích Quốc gia đền Chính, nơi thờ Cương Quốc công Nguyễn Xí và tổ tiên

bài và ảnh đặng viết tường |

Di tích quốc gia đền Chính thờ Cương Quốc công Nguyễn Xí, còn gọi đền Bản thuộc Quốc gia, vị thần khai quốc đời Lê sơ, ở thôn Song Nam, xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Đền được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận, xếp hạng Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp Quốc gia theo Quyết định số 74 /2006/ QĐ/BVHTT. Từ thành phố Hà Tĩnh đi theo đường biển đến Di tích Quốc gia Cương Quốc công Nguyễn Xí khoảng 28km, Từ thành phố Vinh, qua cầu Bến Thủy đi theo đường An Viên đến Di tích Nguyễn Xí khoảng 25km.