Di tích quốc gia đền Cả, nơi phối thờ Hoàng giáp Trần Đức Mậu

Bài và ảnh Đặng Viết Tường |

Di tích quốc gia đền Cả ở xã Ích Hậu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, là ngôi đền cổ kính, ngót ngàn năm tuổi. Tương truyền vua Lê Thánh Tông đã vào đền lễ bái, sau đó giao cho Hoàng giáp Trần Đức Mậu tôn tạo thượng điện vào năm 1474, vì vậy ông được phối thờ ở trung điện. Thăm di tích, bạn từ thành phố Vinh, theo quốc lộ 1A đến di tích khoảng 40km. Đền Cả cách thành phố Hà Tĩnh 18km.

Sự kiện vua ngự giá đền Cả

Gia phả họ Nguyễn Đức (có nguồn gốc con cháu Hoàng giáp Trần Đức Mậu đổi sang vào thời Lê Trang Tông) ghi chép sự kiện diễn ra vào năm Hồng Đức thứ nhất (1470). Văn học dân gian vùng Ích Hậu, Phù Lưu Trường còn lưu truyền bài thơ “Ngự giá Kênh Giang” của Hoàng giáp Trần Đức Mậu lúc sinh thời sáng tác. Bài thơ là một Di sản văn hóa phi vật thể vô giá truyền đời: “Binh thuyền ngự giá neo Kênh Giang / Giáo mác cờ giăng bát ngát hang/ Trời rực rực, mây giồi tía / Nước mênh mang, sóng vẫy vàng/ Cá ngơm ngớm, quăng mình quẫy / Nghé ọ ơ, thột chân quàng/ Đón rước dân tình, chưng dáo dác/ Lưng trâu thằng mục vuỗn kềnh ngang”.

Vấn đề trên cũng được sách “Dư địa chí Hà Tĩnh” ghi chép sự kiện vua Lê Thánh Tông hành binh đánh dẹp quân Chiêm Thành, đã từng đi qua Kênh Cạn, thuyền bị mắc cạn không tiến được. Vua đích thân lên bờ vào miếu bên sông lễ bái, thuyền mới tiến lên được. Đánh thắng quân Chiêm Thành, bắt được chúa Chiêm là Trà Toàn, trở về kinh, vua lệnh cho dân tổng Phù Lưu tu sửa đền.

Về sự kiện này, sách “Danh nhân Hà Tĩnh” chép vua Lê Thánh Tông cất binh đi đánh Chiêm Thành, tiến theo kênh nhà Lê đến huyện Thiên Lộc, rẽ theo sông Hà Hoàng xuống cửa Sót. Thuyền ngự đi qua sông Cổ Kênh, ở xã ích Hậu, gặp thủy triều xuống, bị mắc cạn. Vua sai thân tín lên bờ tìm hiểu thủy triều, thì thấy ngôi miếu nhỏ bên bờ sông. Vua được biết miếu do mục đồng (trẻ chăn trâu) lập ra để thờ 3 quả trứng rắn do chúng nhặt được. Miếu rất thiêng, “cầu được ước thấy”: “Nghe nói miếu rất linh, ngài ngự không nề hà đích thân lên khỏi thuyền, đến trước miếu cúi xin thần phù hộ. Bỗng đâu điều kỳ diệu hiển hiện ngay tức khắc. Nhìn ra giữa sông, vua và quân lính ngạc nhiên thấy nước từ từ dềnh lên, sóng ào ạt vỗ bờ, chỉ phút chốc các đội binh thuyền đang chạm vào đáy cát đã nổi lên hết. Vua lạ lùng kinh hãi, từ tạ thần miếu trở về thuyền.

Chuyến hành binh ấy thắng to, khi trở về kinh vua liền ban sắc chỉ cho Thừa tuyên Nghệ An xây dựng một ngôi miếu nguy nga bên bờ sông Cổ Kênh thay cho ngôi miếu nhỏ, giao cho tổng Phù Lưu thờ cúng. Ngày nay đó là đền Tam Lang, dân gian vẫn gọi là đền Lớn” (Sđ dẫn tr. 100).

Theo sách “Dư địa chí Hà Tĩnh”, thượng điện đền Cả do đệ nhị giáp đệ ngũ danh tiến sĩ xuất thân Trần Đức Mậu tôn tạo theo chỉ dụ của vua Lê Thánh Tông giao phó vào năm Giáp Ngọ (1474) và đặt tên là điện Xuân Đài. Trung điện do vua Lê Thế Tông, niên hiệu Quang Hưng, giao cho tiến sĩ Nguyễn Văn Giai tu bổ, tôn tạo vào năm 1583. Hạ điện xây dựng vào năm Đinh Sửu (1877) triều vua Tự Đức nhà Nguyễn. Nguồn kinh phí do nhân dân tổng Phù Lưu quyên góp, công đức.

Di tích đền Cả ở xã Ích Hậu là điểm thờ thần Tam Lang và các vị nhân thần đã có công mở đất lập làng giữ nước. Thờ ở chính thượng điện gồm hoàng tử Lý Nhật Quang, Lý Đạo Thành, Lý Thái Giai, hoàng tử Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, Đức Thánh mẫu. Trung điện phối thờ hoàng giáp Trần Đức Mậu, tiến sĩ Nguyễn Văn Giai, là những nhân vật có công tôn tạo, tu bổ di tích, có công với quê hương. Năm 1992, di tích đền Cả được Bộ Văn hóa - Thông tin, nay là Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận, xếp hạng di tích Lịch sử - Văn hóa cấp Quốc gia. Di tích cũng vừa được trùng tu, tôn tạo khang trang, bằng nguồn kinh phí xã hội hóa.

Bia Lê triều tiến sĩ, đề khoa mục Trần Đức Mậu đỗ, dựng tại từ đường.
Bia Lê triều tiến sĩ, đề khoa mục Trần Đức Mậu đỗ, dựng tại từ đường.

Bia Lê triều tiến sĩ

Bia Đông các đại học sĩ ở thôn Thống Nhất, xã Ích Hậu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Bia 2 mặt, khổ 120cm x 60cm, dựng tại nhà bia trước từ đường họ Nguyễn Đức. Trán bia chạm hình hổ phù, hai bên viền khắc hoa văn cách điệu. Toàn văn bia viết bằng chữ Hán, chữ khắc chân phương, rõ nét. Niên đại soạn bia năm Duy Tân thứ 8 (1914), do Nguyễn Hiệt Chi viết văn.

Sách “Văn bia Hà Tĩnh” có chép: Gốc tổ, sinh trưởng ở Kinh Bắc - Yến Nam, thuộc dòng dõi vua Trần chuyển cư đến xã Ích Hậu, thủy tổ họ này là Lê triều Tiến sĩ: “Tổ ta vốn họ Trần, sau đổi làm họ Nguyễn, tên tự là Đức Mậu, sinh năm Đại Bảo thứ 3 triều Lê Thái Tôn, tức năm 1442 dương lịch, sau 15 năm nước ta đuổi nhà Minh giành được độc lập. Thời bấy giờ phong trào Hán học rất phát triển”. (Văn bia Hà Tĩnh. tr. 216) Theo “Văn bia Hà Tĩnh”, vào năm Nhâm Thìn, niên hiệu Hồng Đức thứ 3 (1472) vua Lê Thánh Tôn mở khoa thi Hội. Khoa thi này nhà vua lấy đỗ 27 người trong cả nước. Người thi đỗ được ghi tên bảng vàng, khắc tên lên bia tiến sĩ. Ông Trần Đức Mậu đỗ đệ nhị giáp đệ nhị danh (sách đăng khoa mục chép đệ ngũ danh), xếp ngôi thứ 2 gọi là Hoàng giáp. Theo ghi chép trong văn bia “Lê triều Tiến sĩ” thì năm đó ông Trần Đức Mậu ở tuổi 32 xuân.

Sau ngày “vinh quy bái tổ”, Hoàng giáp Trần Đức Mậu được nhận chức Hàn lâm viện Hiệu lý. Hàn lâm viện là cơ quan tập trung những người học vấn uyên bác, văn hay chữ đẹp chuyên trách việc soạn thảo văn kiện của triều đình, nhuận sắc, hiệu đính chế, chiếu chỉ, sắc phong, dụ ngôn. Tiếp theo, Hoàng giáp Trần Đức Mậu được cân nhắc thăng chức Đông các Đại học sĩ, rồi thăng Hiệu thư. Đông các, chức quan có chức năng, nhiệm vụ sửa chữa, văn bản do Hàn lâm viện soạn thảo. Hiệu thư là chức quan có bổn phận đảm nhiệm việc sao chép các bản dự văn thảo nháp thành văn kiện dự thảo chính thức để trình lên nhà vua. Ông Trần Đức Mậu là người có đức tính cẩn thận, khiêm nhường, mẫn cán, được vua Hồng Đức trọng dụng tin dùng thăng tiến khá nhanh. Trong 4 năm, thăng 3 chức vụ trọng yếu.

Vào niên hiệu Hồng Đức thứ 7, năm Đinh Dậu (1477) Hoàng giáp tiến sĩ Trần Đức Mậu qua đời mới 36 tuổi. Tương truyền, khi nghe tin ông mất, vua Hồng Đức cùng bạn đồng liêu và người dân Ích Hậu, Phù Lưu Trường tiếc thương vô hạn, rước bài vị phối thờ tại đền Tam Lang, điện Xuân Đài do sinh thời ông tôn tạo theo dụ vua Hồng Đức. “Tương truyền tổ tiên ta đời đời hào kiệt. Tổ ta xưa nhờ phúc ấm đời trước mà có được gia sản khá tức ruộng đất chùa ở Tam thôn vậy. Đất dựng nhà từ đường, trong từ đường dựng bia ghi đủ phả hệ cùng ruộng thờ. Gặp khi loạn lạc thời Mạc, tộc ta suy vi, ruộng đất, miếu đường do dân trong xã trông coi. Vì thế mà đổi tên đền làm chùa, ruộng làm ruộng chùa, tổ ta được phối thờ ở toà phía Tây...” (tr. 217).

Di tích từ đường Hoàng giáp Trần Đức Mậu đã có trước “loạn lạc thời Mạc” và được phối thờ trong đền Cả. Năm 1914, cụ Hiệt Chi dựng bia “Tiên tổ Lê triều Tiến sĩ” tại từ đường. Từ đường được tôn tạo vào năm 1929, đời vua Bảo Đại nhà Nguyễn. Gần đây, năm 2013, từ đường Trần Đức Mậu lại được trùng tu. Từ đường đã được tỉnh Hà Tĩnh công nhận, xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Di tích đang bảo tồn di sản ngôi mộ cổ Hoàng giáp Đông các Trần Đức Mâu.

Năm 2015, cán bộ bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh, phát hiện mộ cổ. Chủ nhân ngôi mộ cổ được xác định Hoàng giáp Trần Đức Mậu, táng ở cánh đồng thôn Thống Nhất, xã Ích Hậu, huyện Lộc Hà. Mộ đắp đất, cỏ mọc xanh tốt, dài 8m, rộng 6m. Mộ chí bằng đá. Phần dưới hình chữ nhật. Phần trên cong hình bán nguyệt. Cao 50cm, ngang 30cm. Mặt trước khắc 2 dòng chữ Hán. Thứ tự từ phải sang trái: “Hoàng giáp Đông các”, “Nguyễn Công lục chi”. Chữ khắc rõ nét. Năm 2019, dòng họ Nguyễn Đức đã xây dựng lăng mộ khang trang, để bảo tồn di sản văn hóa quý giá.

Di tích từ đường và mộ Hoàng giáp Trần Đức Mậu, điểm thờ cúng, tri ân người có công mở đất, lập làng Ích Hậu, hiếu học mở khoa mục và xây dựng tôn tạo điện Xuân Đài tức đền Cả và được phối thờ tại Di tích cấp Quốc gia này.

Bài và ảnh Đặng Viết Tường
TIN LIÊN QUAN

Khai quật khảo cổ di tích Tháp đôi Liễu Cốc 1.000 năm tuổi tại Huế

PHÚC ĐẠT |

HUẾ - Sáng 25.4, ông Phan Thanh Hải - Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao Thừa Thiên Huế cho biết, sở này vừa phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tiến hành lễ động thổ, khai quật khảo cổ di tích tháp đôi Liễu Cốc tại vùng Bàu Tháp, phường Hương Xuân (thị xã Hương Trà).

Di tích cấp Quốc gia Nguyễn Bật Lãng, nơi lưu giữ nhiều di sản cổ

Bài và ảnh: đặng viết tường |

Di tích cấp Quốc gia Nguyễn Bật Lãng ở thôn Hoa Lâm xã Xuân Liên, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh được xếp hạng theo Quyết định 451/QĐ/BVHTTDL, ngày 29.1.2019. Nơi đây đang lưu giữ nhiều di sản hiện vật cổ quý giá như áo, mão cân đai, bát đũa ăn cơm mà sinh thời vị tiến sĩ sử dụng. Ngoài ra còn có hòm sắc, đồ thờ tự, đặc biệt quả chuông đồng. Từ thành phố Hà Tĩnh, đi theo đường biển đến Di tích Quốc gia tiến sĩ Nguyễn Bật Lãng khoảng 32km, từ thành phố Vinh đến di tích khoảng 20km, sân bay Vinh đến là 30km.

Di tích Quốc gia đặc biệt Nguyễn Du - Nơi bảo tồn nhiều bia đá cổ

Bài và ảnh đặng viết tường |

Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Đại thi hào Nguyễn Du, ở thị trấn Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Nơi đây đang lưu giữ nhiều bia đá cổ có giá trị lịch sử - văn hóa. Đây là nguồn tư liệu Hán Nôm có giá trị đặc biệt, là nguồn sử liệu cổ vô cùng quý giá.

Núi Pháo của Masan Group thua lỗ kỷ lục, dòng tiền gặp khó

Lục Giang |

Masan High-Tech Materials lỗ sau thuế lên tới 1.529 tỉ đồng trong năm 2023, Khoáng sản Núi Pháo cũng ghi nhận khoản lỗ 1.409 tỉ đồng. Nhìn vào bức tranh tài chính cùng với những động thái của Masan High-Tech Materials thời gian gần đây cho thấy, doanh nghiệp đang gặp khó về dòng tiền và đối diện với áp lực thanh toán nợ vay.

Đường ở trung tâm TPHCM bị ùn tắc nghiêm trọng trong đêm 29.4

Nguyên Chân |

TPHCM - Lượng phương tiện đổ về khu vực trung tâm như công viên bến Bạch Đằng, phố đi bộ Nguyễn Huệ tăng cao khiến đường Tôn Đức Thắng ở trung tâm TPHCM rơi vào tình trạng ùn tắc trong tối 29.4

Trực tiếp U23 Indonesia 0-0 U23 Uzbekistan: Hiệp 1

TAM NGUYÊN |

Trực tiếp trận U23 Indonesia - U23 Uzbekistan tại bán kết giải U23 châu Á 2024 lúc 21h00 ngày 29.4.

Giữa nghỉ lễ, hàng chục công nhân vẫn đội nắng nóng 40 độ đòi nợ BHXH

Khánh Linh - Hoàng Lộc |

Vĩnh Phúc - Bị nợ BHXH từ cuối năm 2020 đến tháng 9.2022, sau nhiều lần biểu tình đòi quyền lợi nhưng không thành, kỳ nghỉ lễ này, hàng chục công nhân Công ty TNHH SY VINA (xã Hoàng Đan, huyện Tam Dương) tiếp tục căng băng rôn ở cổng công ty, đội nắng, xuyên lễ đòi quyền lợi.

Tin 20h: Chênh lệch mua - bán quá cao, có nên mua vàng thời điểm này?

Nhóm PV |

Tin 20h ngày 29.4: Mới cuối tháng 4, nắng nóng gay gắt sắp phá vỡ kỷ lục ở Việt Nam; Ám ảnh cuộc sống ở ngôi làng tái chế rác lớn nhất miền Bắc; Lỗ nặng vì giá vàng tiềm ẩn rủi ro, có nên mua vàng?...

Khai quật khảo cổ di tích Tháp đôi Liễu Cốc 1.000 năm tuổi tại Huế

PHÚC ĐẠT |

HUẾ - Sáng 25.4, ông Phan Thanh Hải - Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao Thừa Thiên Huế cho biết, sở này vừa phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tiến hành lễ động thổ, khai quật khảo cổ di tích tháp đôi Liễu Cốc tại vùng Bàu Tháp, phường Hương Xuân (thị xã Hương Trà).

Di tích cấp Quốc gia Nguyễn Bật Lãng, nơi lưu giữ nhiều di sản cổ

Bài và ảnh: đặng viết tường |

Di tích cấp Quốc gia Nguyễn Bật Lãng ở thôn Hoa Lâm xã Xuân Liên, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh được xếp hạng theo Quyết định 451/QĐ/BVHTTDL, ngày 29.1.2019. Nơi đây đang lưu giữ nhiều di sản hiện vật cổ quý giá như áo, mão cân đai, bát đũa ăn cơm mà sinh thời vị tiến sĩ sử dụng. Ngoài ra còn có hòm sắc, đồ thờ tự, đặc biệt quả chuông đồng. Từ thành phố Hà Tĩnh, đi theo đường biển đến Di tích Quốc gia tiến sĩ Nguyễn Bật Lãng khoảng 32km, từ thành phố Vinh đến di tích khoảng 20km, sân bay Vinh đến là 30km.

Di tích Quốc gia đặc biệt Nguyễn Du - Nơi bảo tồn nhiều bia đá cổ

Bài và ảnh đặng viết tường |

Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Đại thi hào Nguyễn Du, ở thị trấn Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Nơi đây đang lưu giữ nhiều bia đá cổ có giá trị lịch sử - văn hóa. Đây là nguồn tư liệu Hán Nôm có giá trị đặc biệt, là nguồn sử liệu cổ vô cùng quý giá.