Bộ vạc đồng thời chúa Nguyễn: Biểu tượng của quyền lực và đỉnh cao nghệ thuật đúc đồng

Nguyễn Hữu Mạnh |

Trong hành trình khám phá Di sản văn hóa Việt Nam, bộ vạc đồng thời Nguyễn nổi lên như một biểu tượng không chỉ về quyền lực mà còn là minh chứng cho nghệ thuật đúc đồng tinh xảo. Những chiếc vạc đồng này không chỉ là những tác phẩm mỹ thuật có giá trị mà còn chứa đựng trong mình những câu chuyện lịch sử đầy thú vị.

Lược sử sự ra đời

Theo số liệu thống kê, hiện nay có 16 chiếc vạc đồng được phát hiện và trưng bày tại Huế, trong đó có 11 chiếc vạc đồng được đúc thời các chúa Nguyễn và 5 chiếc vạc đồng chế tác thời các vị vua nhà Nguyễn, đặc biệt những chiếc vạc đồng thời chúa Nguyễn chứa đựng những giá trị mỹ thuật, nghệ thuật hơn cả.

11 chiếc vạc đồng thời các chúa Nguyễn hiện đang được lưu giữ tại thành phố Huế là một trong những bộ cổ vật tiêu biểu, biểu trưng cho quyền lực của chính quyền cũng như phong cách trang trí thời các chúa Nguyễn tại Đàng Trong. Những chiếc vạc này hiện được bố trí tại các địa điểm di tích thuộc khu vực thành phố Huế, trong đó có một chiếc tại lăng Đồng Khánh, ba chiếc tại Bảo tàng Cổ vật Cung Đình Huế và 7 chiếc còn lại ở khu vực Đại Nội, Huế.

Bộ sưu tập vạc đồng thời chúa Nguyễn với kích thước và trọng lượng khác nhau (cái nặng nhất tương đương 1.500,3kg, nhẹ nhất tương đương 338,5kg) tượng trưng cho sự thành công, sức mạnh và sự trường tồn của chính quyền Đàng Trong, thời kỳ đất nước chịu sự chia cắt, phân tranh giữa hai thế lực Trịnh - Nguyễn. Theo niên đại, các vạc đồng thời chúa Nguyễn là những cổ vật được đúc vào những thời điểm khác nhau trong thế kỷ 17, từ năm 1631 đến năm 1684, đời các chúa Nguyễn Phúc Nguyên (1613 - 1635) và Nguyễn Phúc Tần (1648 - 1687).

Vạc đồng thời chúa Nguyễn.
Vạc đồng thời chúa Nguyễn.

Trong bài viết “Đỉnh, vạc đồng thời Nguyễn”, TS. Phan Thanh Hải - Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế đã cung cấp thông tin về niên đại cũng như đánh giá tổng quan về đặc điểm và nguồn gốc của những chiếc đỉnh và vạc đồng: “Tương truyền, tác giả của chúng lại là một ông Tây, một người Bồ Đào Nha lai Ấn Độ tên là Joãz da Cruz (hay Jean de la Croix) đã từng sống tại Huế trong thời gian trên. Cruz đến Huế vào nửa đầu thế kỷ 17, sống tại Phường Đúc, lấy vợ người Việt và được xem là người sáng lập ra ngành đúc đồng nổi tiếng của vùng đất này”.

Sự kiện cũng đã được tác giả Vĩnh Phối đề cập trong một tài liệu về Lịch sử Phường Đúc, rằng chúa Nguyễn Phúc Tần (1648 - 1687) đã cho lập xưởng ở Phường Đúc, năm 1658, cha con Jean de la Croix và Clément de la Croix người Bồ Đào Nha đảm trách với những người thợ thủ công khéo tay xứ Đàng Trong đã đúc nhiều chiếc vạc đồng và vũ khí là sản phẩm của hai nền văn hóa Đông - Tây.

Căn cứ vào những chữ Hán khắc trên một số vạc như: Nhất song (một cặp); nhị song (hai cặp); tam song (ba cặp)... có thể khẳng định rằng, vào thời điểm đó, số lượng vạc đồng được đúc nhiều hơn số lượng hiện tồn. Tuy nhiên, trải qua nhiều biến động trong các cuộc chiến tranh và sự thay đổi của các triều đại, nhiều chiếc trong số đó hiện không còn nữa. Trên vành miệng mỗi chiếc vạc đều có ghi niên đại, trọng lượng, số lượng vạc đúc nếu là một cặp (2 cái) hoặc một bộ (3 cái). Tuy nhiên, những hiện vật còn lại cũng phần nào phản ánh được một thời kỳ phát triển rực rỡ của nghệ thuật đồ đồng Việt Nam.

Đỉnh cao của nghệ thuật trang trí

Đánh giá tổng quan về trang trí, những chiếc vạc này có phần được phát triển dựa trên hình dáng khá đồng nhất. Riêng chiếc vạc được đúc vào năm 1631 dưới thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên có tính trang trí khá riêng biệt, được cho là hình thành và phát triển dựa vào cấu trúc của một chiếc nồi cổ loại lớn thường dùng để nấu đồ ăn trong các doanh trại quân lính.

Các motif trang trí trên những chiếc vạc đồng tập trung phần thân vạc, một số vạc được trang trí chủ yếu ở 1/3 phần trên của thân. Chủ đề trang trí khá phong phú với các motif chủ đạo là động vật và thực vật, ngoài ra còn có các motif trang trí hình chấm tròn, cúc nút. Bố cục trang trí được phân chia thành các ô theo dạng ram trải dài vòng quanh thân vạc.

Các hoa văn trang trí trên vạc đồng thời chúa Nguyễn không chỉ mang tính thẩm mỹ mà còn chứa đựng nhiều ý nghĩa ẩn dụ. Hình ảnh con lợn lòi (lợn rừng) chẳng hạn, trong quan niệm của phương Đông, lợn thường mang ý nghĩa về sự đủ đầy, no ấm. Hình tượng đàn lợn con bên mẹ còn biểu thị cho sự sum vầy, con đàn cháu đống. Sự xuất hiện của lợn rừng trên các vạc đồng thời kỳ đầu của chúa Nguyễn có thể phản ánh sự hoang sơ của thời kỳ đầu xứ Đàng Trong.

Motif trang trí vừa gần gũi, lại rất phóng khoáng, hào hoa.
Motif trang trí vừa gần gũi, lại rất phóng khoáng, hào hoa.

Hình tượng chim Hạc, con chim có thể đậu trên đất và bay lên trời, là một cầu nối giữa đất và trời, biểu thị ước vọng, mơ ước của con người đến với tầng trời. Hoa sen, một loài hoa sống ở khu vực ao hồ, rễ cắm sâu vào bùn đất, thân ở nước và hoa ở trên không khí, biểu tượng của tinh thần giác ngộ của nhà Phật, cũng xuất hiện khá nhiều trong các công trình kiến trúc của Phật giáo thời kỳ này.

Một điểm đặc biệt trong các hoa văn trang trí trên vạc đồng thời chúa Nguyễn là sự kết hợp giữa các con vật mang tính dân gian như con lợn rừng, con cá, con sóc với những con vật linh mang tính biểu tượng của vương quyền như con chim phượng. Ngoài những motif trang trí truyền thống của Việt Nam như văn lá đề, hoa, chim thú, quai tạo hình rồng, trên các vạc đồng này còn có những motif trang trí khá lạ mắt mang phong cách mỹ thuật phương Tây như lá sồi, cụm tròn các chấm bi... Tính sáng tạo ấy là kết quả của sự giao thoa giữa văn hóa bản địa với văn hóa phương Tây trong quá trình tiếp nhận kỹ thuật đúc đồng thời kỳ này.

TS. Phan Thanh Hải cũng đưa ra các lý giải và đánh giá trên mối tương quan chung của việc kế thừa các yếu tố truyền thống cho đến việc du nhập các kỹ thuật tiến bộ của phương Tây trong nghệ thuật trang trí đồ đồng thời chúa Nguyễn và coi đây là một đặc trưng quan trọng, cho thấy sự “khai phóng” trong văn hóa Việt Nam thời kỳ này.

Năm 2015, những chiếc vạc đồng này đã được công nhận là bảo vật quốc gia của Việt Nam, khẳng định giá trị và tầm quan trọng của chúng trong kho tàng Di sản văn hóa Việt Nam. Sự kết hợp giữa nghệ thuật trang trí tinh xảo và kỹ thuật đúc đồng điêu luyện đã tạo nên những tác phẩm nghệ thuật độc đáo, góp phần làm giàu thêm di sản văn hóa của đất nước.

Bộ vạc đồng thời Nguyễn không chỉ là những cổ vật có giá trị lịch sử và nghệ thuật mà còn là biểu tượng của quyền lực và sự phát triển của nghệ thuật đồ đồng Việt Nam. Sự hiện diện của những chiếc vạc này tại các địa điểm di tích ở Huế không chỉ làm phong phú thêm di sản văn hóa của vùng đất này mà còn góp phần quan trọng trong việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của dân tộc.

Nguyễn Hữu Mạnh
TIN LIÊN QUAN

Ngắm vẻ đẹp kiến trúc chuẩn mực thời Nguyễn

Bài và ảnh: việt văn |

Dịch bệnh COVID-19 làm đảo lộn cuộc sống của tất cả mọi người và ảnh hưởng nặng nề tới du lịch. Nhưng ở mặt khác, nó làm ta sống chậm hơn, thưởng thức vẻ đẹp cuộc sống chậm rãi hơn, sâu sắc hơn.

Trang phục cưới của cô dâu 3 miền thời Nguyễn qua nét vẽ chibi

Tường Minh |

Trang phục cưới của cô dâu 3 miền Bắc – Trung – Nam dưới triều Nguyễn hiện ra sống động, ngộ nghĩnh dưới nét vẽ chibi của nhà thiết kế đồ hoạ Kris Nguyên.

Nguyễn triều nữ y - trang phục nữ thời Nguyễn không hề nhàm chán, đơn điệu

Tường Minh |

Với dự án "Nguyễn triều nữ y" của nhà thiết kế đồ hoạ Kris Nguyen, hoá ra trang phục phụ nữ dưới thời Nguyễn không hề đơn điệu và nhàm chán như nhiều người nhầm tưởng.

Chăm lo cho người lao động bằng hành động thiết thực từ kinh phí công đoàn

Tuyết Lan |

Kinh phí công đoàn có vai trò đặc biệt quan trọng để chăm lo trực tiếp cho người lao động. Đây chính là nguồn lực để công đoàn cơ sở tổ chức các hoạt động thiết thực cả về vật chất và tinh thần cho người lao động.

Kiểm tra hoạt động bán chui vàng miếng ở Lạng Sơn sau phản ánh của Lao Động

NHÓM PV |

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lạng Sơn gửi văn bản hỏa tốc giấy mời họp với đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan để trao đổi các biện pháp xử lý trước thông tin phản ánh của Báo Lao Động về hoạt động bán chui vàng miếng trên địa bàn tỉnh này.

Bất chấp mạng sống, đua nhau vớt củi giữa nước lũ cuồn cuộn ở Điện Biên

NHÓM PV |

Mưa lớn kéo dài khiến nước lũ dâng cao, rất nhiều người dân tại Điện Biên đã bất chấp nguy hiểm để vớt củi trên dòng nước đục ngàu, cuồn cuộn.

Thủy điện ở Hòa Bình xả lũ không thông báo, nhiều du khách suýt bị cuốn trôi

Minh Chuyên |

Hòa Bình - Phản ánh đến Báo Lao Động, người dân, du khách bức xúc vì cho rằng Thủy điện Suối Mu (xã Tự Do, huyện Lạc Sơn) xả lũ mà không thông báo khiến nhiều người suýt bị lũ cuốn trôi.

Bổ sung một dự án hơn 4ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của quận Tây Hồ

KHÁNH AN |

Hà Nội bổ sung dự án xây dựng hạ tầng khu nhà ở, đất ở đối với cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước với diện tích 4,006ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Tây Hồ.

Ngắm vẻ đẹp kiến trúc chuẩn mực thời Nguyễn

Bài và ảnh: việt văn |

Dịch bệnh COVID-19 làm đảo lộn cuộc sống của tất cả mọi người và ảnh hưởng nặng nề tới du lịch. Nhưng ở mặt khác, nó làm ta sống chậm hơn, thưởng thức vẻ đẹp cuộc sống chậm rãi hơn, sâu sắc hơn.

Trang phục cưới của cô dâu 3 miền thời Nguyễn qua nét vẽ chibi

Tường Minh |

Trang phục cưới của cô dâu 3 miền Bắc – Trung – Nam dưới triều Nguyễn hiện ra sống động, ngộ nghĩnh dưới nét vẽ chibi của nhà thiết kế đồ hoạ Kris Nguyên.

Nguyễn triều nữ y - trang phục nữ thời Nguyễn không hề nhàm chán, đơn điệu

Tường Minh |

Với dự án "Nguyễn triều nữ y" của nhà thiết kế đồ hoạ Kris Nguyen, hoá ra trang phục phụ nữ dưới thời Nguyễn không hề đơn điệu và nhàm chán như nhiều người nhầm tưởng.