Để trầm tích cất lời

Đinh Xuân Trường |

Tôi may mắn vừa được dự sinh nhật lần thứ 75 của GS-TS Nhà giáo Nhân dân Trần Nghi, đó cũng là một cuộc hội thảo nhỏ về ông, do Hội Trầm tích Việt Nam (thuộc Tổng hội Địa chất Việt Nam) và Khoa Địa chất (Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức. Ở tuổi 75, ngọn lửa khoa học vẫn luôn rực cháy trong người “Trí thức tiêu biểu của Việt Nam” này.

Thành tựu rực rỡ

Tôi đã hiểu vì sao nhiều nhà khoa học địa chất Việt Nam, khi nhận xét về GS-TS Trần Nghi đều đánh giá về ông rất cao. GS-TS Trần Thanh Hải - Hiệu trưởng Trường Đại học Mỏ Địa chất cho rằng: “Thầy là một nhà khoa học đầu ngành của địa chất, lỗi lạc và uyên bác”. PGS-TSKH  Nguyễn Địch Dỹ - nguyên Chủ tịch Hội Đệ Tứ - Địa mạo Việt Nam sau khi đọc cuốn sách “Địa chất trầm tích Việt Nam” của GS-TS Trần Nghi đã viết: “Cuốn sách “Địa chất trầm tích Việt Nam” của GS-TS Trần Nghi đã giới thiệu những kết quả nghiên cứu chọn lọc của tác giả hơn 40 năm trở lại đây. Những kết quả này được tích hợp thành những nguyên lý, công thức lý thuyết và các hệ số trầm tích định lượng góp phần hoàn thiện và khắc phục những tồn tại trong nghiên cứu trầm tích luận của thế giới. Các hệ số đó đã và đang được các nhà nghiên cứu, học viên cao học và nghiên cứu sinh sử dụng một cách có hiệu quả trong lĩnh vực trầm tích dầu khí và trầm tích Đệ Tứ ở Việt Nam”.

Nhiều nhà khoa học và nghiên cứu sinh trong lĩnh vực địa chất trầm tích đã hết sức thán phục GS-TS Trần Nghi trước những đổi mới, sáng tạo trong nghiên cứu khoa học của ông, như: Phát hiện hàng loạt những tồn tại trong nghiên cứu trầm tích luận của thế giới và xây dựng một trường phái nghiên cứu trầm tích luận của Việt Nam; Xây dựng các công thức lý thuyết để tính toán các tham số trầm tích định lượng; Xây dựng phương pháp mới về phân tích tướng và thành lập bản đồ tướng đá - cổ địa lý theo các miền hệ thống; Xây dựng công thức phục hồi mặt cắt địa chất trầm tích của các bể thứ cấp; Xây dựng mô hình địa tầng phân tập và xây dựng mô hình chu kỳ thạch sinh - kiến tạo.

GS-TS Trần Nghi đã chủ nhiệm 4 đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước quan trọng đó là: (1) Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tài nguyên môi trường, xây dựng cơ sở khoa học định hướng phát triển bền vững khu vực biên giới phía Tây (Thanh Hóa đến Kon Tum). Đề tài này đã xây dựng thành công “Hồ sơ di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng - Quảng Bình Việt Nam” và được UNESCO công nhận tháng 7.2003; (2) Thành lập bản đồ địa chất Biển Đông và các vùng kế cận tỉ lệ 1/1.000.000; (3) Nghiên cứu địa tầng phân tập bể Sông Hồng, Cửu Long, Nam Côn Sơn và tiềm năng khoáng sản liên quan; (4) Nghiên cứu biến động các địa hệ trong Holocen đới bờ châu thổ Sông Hồng.

Bên cạnh đó, GS-TS Trần Nghi cũng là chủ nhiệm của nhiều đề tài quan trọng khác như: Nghiên cứu tương quan giữa các yếu tố trầm tích để đánh giá chất lượng colecto dầu khí của các đá vụn cơ học; Tiến hoá trầm tích Kainozoi bồn trũng Sông Hồng trong mối quan hệ với hoạt động kiến tạo; Các chu kỳ biển tiến, biển thoái với lịch sử hình thành các đồng bằng ven biển Miền Trung trong Đệ tứ; Tiến hoá trầm tích và cổ địa lý giai đoạn Pliocen - Đệ tứ lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam; Đặc điểm địa động lực vùng châu thổ Sông Hồng.

Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng - Quảng Bình, Việt Nam. Ảnh: VQG
Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng - Quảng Bình, Việt Nam. Ảnh: VQG

Đam mê cháy bỏng

Điều đặc biệt đối với GS-TS Trần Nghi là ông vẫn luôn đam mê cháy bỏng làm tốt việc nghiên cứu khoa học cả khi gắn với kiêm nhiệm nhiều công tác quản lý. Là nhà khoa học luôn tràn đầy năng lượng, tính đến nay GS-TS Trần Nghi đã viết và xuất bản 23 cuốn sách chuyên khảo và giáo trình được giới khoa học đánh giá rất cao. Các giáo trình đã và đang phục vụ cho công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học về khoa học trái đất ở các trường đại học trong nước, đặc biệt là đào tạo sau đại học.

Các sách chuyên khảo là tích hợp những kết quả nghiên cứu mới và những phát minh quan trọng có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao phục vụ cập nhật cho công tác nghiên cứu, điều tra tìm kiếm khoáng sản của Việt Nam. Trong số đó có thể trích dẫn 12 cuốn sách giáo trình và chuyên khảo tiêu biểu do GS viết một mình hoặc chủ biên, bao gồm: Trầm tích học, Địa chất biển, Phân tích lát mỏng thạch học dưới kính hiển vi phân cực; Cơ sở khoa học Trái Đất; Trái Đất và Kho báu của nhân loại, Di sản Thiên nhiên thế giới - Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng; Địa chất Pliocen - Đệ Tứ thềm lục địa Việt Nam và kế cận; Kiến tạo các bể Kainozoi vùng nước sâu thềm lục địa Việt Nam; Trầm tích luận trong địa chất biển và dầu khí; Bách khoa thư Địa chất Việt Nam; Địa chất trầm tích Việt Nam và Atlas Trầm tích Việt Nam.

Đến tuổi nghỉ hưu GS-TS Trần Nghi vẫn tiếp tục chủ nhiệm 1 đề tài cấp nhà nước về “Biến động các địa hệ trong Holocen khu vực từ cửa Ba Lạt đến Cửa Đáy”. Đề tài đã được VTV2 xây dựng thành một bộ phim hết sức hấp dẫn có tiêu đề “ Nơi con Sông Hồng đổ về Biển Đông” có ý nghĩa tuyên truyền và phổ biến khoa học thiết thực. Cũng sau thời gian nghỉ hưu GS Trần Nghi đã dịch và xuất bản bằng Tiếng Anh 2 cuốn sách chuyên khảo do GS viết :”Địa chất Trầm tích Việt Nam” và “Atlas Trầm tích Việt Nam” tổng số trên 1.000 trang. Mục đích GS-TS Trần Nghi muốn post lên mạng để thế giới tham khảo và chia sẻ một trường phái và quan điểm mới của tác giả về địa chất trầm tích Việt Nam.

Quan tâm đội ngũ khoa học kế cận, GS-TS Trần Nghi đã dành nhiều tâm huyết cho việc xây dựng một ngân hàng đề tài của luận án tiến sỹ từ các kết quả nghiên cứu khoa học đề tài và dự án cấp nhà nước. Đến nay, ông đã và đang hướng dẫn 37 nghiên cứu sinh, trong đó đã bảo vệ thành công luận án TS là 35 nghiên cứu sinh; hướng dẫn thành công 40 thạc sĩ. Có thể nói, GS-TS Trần Nghi đạt kỷ lục hướng dẫn nhiều nghiên cứu sinh nhất trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội và tỉ lệ nghiên cứu sinh bảo vệ thành công cũng cao nhất.

Không những thế, GS-TS Trần Nghi còn được coi là người nắm giữ kỷ lục trong việc đứng ra thành lập các bộ môn, khoa, viện, trung tâm, như: Bộ môn Trầm tích và Địa chất biển (1985); là một trong những người sáng lập ra 4 khoa thuộc Khoa học Trái Đất gồm: Khoa Địa chất; Khoa Địa lý; Khoa Khí tượng, Thuỷ văn và Hải dương học và Khoa Môi trường (1996); thành lập bộ môn Địa kỹ thuật và Địa chất Môi trường (1997); xây dựng bảo tàng từ con số 0 và phát minh ra mô hình quả cầu Địa chất - Kiến tạo hết sức độc đáo (vỏ ngoài tạc bằng gỗ mít, khung xương bằng gỗ lim, trục quay bằng trục bánh ô tô tải, đường kính 2m, nghiêng 23o5, tốc độ quay 1 vòng/phút từ Tây sang Đông; thành lập bộ môn Địa Vật lý ứng dụng (1998); thành lập bộ môn Địa chất Dầu khí (2001); chủ trương mở mã ngành “Quản lý Tài nguyên Thiên nhiên”; mở khoá 1 “Chương trình đào tạo cử nhân khoa học tài năng Địa chất cùng ngành Toán và Vật lý”; thành lập “Trung tâm nghiên cứu Biển Đảo” trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội; thành lập Viện “Nghiên cứu Địa Môi trường và Thích ứng Biến đổi khí hậu” trực thuộc Liên hiệp Các  hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.

Ghi nhận những đóng góp, cống hiến đáng trân trọng xuyên suốt chặng đường sự nghiệp vẻ vang đã qua, GS-TS Trần Nghi đã vinh dự được Đảng, Nhà nước, lãnh đạo các Bộ, ban ngành trao tặng nhiều phần thưởng cao quý. Chia sẻ về bí quyết thành công của mình, GS-TS Trần Nghi cho hay: “Đó là sự say mê nghề nghiệp, ngọn lửa tình yêu khoa học luôn rực cháy, phải có đức hy sinh vì nghĩa lớn và phải có chí lớn, niềm tin và khát vọng chinh phục đỉnh cao”.

Đinh Xuân Trường
TIN LIÊN QUAN

GS.TS Võ Tòng Xuân nhận Huân chương Mặt trời mọc của Chính phủ Nhật Bản

Lục Tùng |

Cần ThơGS.TS Võ Tòng Xuân được Chính phủ Nhật Bản tặng Huân chương Mặt trời mọc, Tia sáng vàng và Ruy băng cổ.

PGS.TS Trần Thị Thu Hà: Người dành trọn tâm huyết cống hiến cho khoa học

Tường Vân |

Trong nhiều năm qua, PGS.TS Trần Thị Thu Hà -  Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông lâm - Đại học Thái Nguyên đã đưa nhiều ý tưởng trong nghiên cứu trở thành sản phẩm có giá trị kinh tế phục vụ cho cộng đồng, dành trọn tâm huyết cống hiến cho khoa học.

PGS.TS Trần Đắc Phu: Triển khai cách ly F1 tại nhà, Hà Nội cần làm luôn

Thùy Linh |

Hiện nay, nhiều tỉnh thành trên cả nước đã áp dụng thành công phương án cách ly F1, F0 tại nhà, giảm áp lực rất lớn cho các cơ sở cách ly tập trung và ngành y tế. Thế nhưng, thành phố Hà Nội hiện vẫn đang dè dặt trong việc triển khai cách ly tại nhà.

Đưa hàng chục người sang Campuchia bán thận, nhóm bị cáo lĩnh án

Anh Tú |

TPHCM  - Chiều ngày 23.3, sau một ngày xét xử, HĐXX TAND TP.Hồ Chí Minh đã tuyên án đối với các bị cáo  trong đường dây mua bán bộ phận cơ thể người do Tôn Nữ Thị Huyền (sinh năm 1975, đã chết) cầm đầu. Trong vụ án này, các bị cáo bị truy tố về cùng tội Mua bán bộ phận cơ thể người theo khoản 3, Điều 154 Bộ luật Hình sự.

Giá lúa gạo, rau củ tăng gấp đôi nhờ AI

Anh Tuấn |

Thực tế cho thấy giá cả, năng suất của gạo, rau củ quả đều tăng khi ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất nông nghiệp.

Hàng loạt thuốc huyết áp, tuần hoàn não bị Bộ Y tế tạm dừng sử dụng

Thu Trang |

Bộ Y tế vừa yêu cầu tạm ngừng nhập khẩu, phân phối, lưu hành và sử dụng 15 loại thuốc do cơ sở Arena Group S.A. (Romania) sản xuất. Trong số này có nhiều loại thuốc huyết áp, tuần hoàn não.

Xe tải mất lái lao vào quán nước, 7 người bị thương

Phương Linh |

Xe tải mất lái lao vào quán nước ven Quốc lộ 1 đoạn qua xã Ninh Thọ, Thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) khiến nhiều người bị thương.

Việt Nam trả lời về khả năng nâng cấp quan hệ với Mỹ

Thanh Hà |

Tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao Việt Nam chiều 23.3, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng đã trả lời báo giới về khả năng nâng cấp quan hệ của Việt Nam - Mỹ từ đối tác toàn diện lên đối tác chiến lược.

GS.TS Võ Tòng Xuân nhận Huân chương Mặt trời mọc của Chính phủ Nhật Bản

Lục Tùng |

Cần ThơGS.TS Võ Tòng Xuân được Chính phủ Nhật Bản tặng Huân chương Mặt trời mọc, Tia sáng vàng và Ruy băng cổ.

PGS.TS Trần Thị Thu Hà: Người dành trọn tâm huyết cống hiến cho khoa học

Tường Vân |

Trong nhiều năm qua, PGS.TS Trần Thị Thu Hà -  Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông lâm - Đại học Thái Nguyên đã đưa nhiều ý tưởng trong nghiên cứu trở thành sản phẩm có giá trị kinh tế phục vụ cho cộng đồng, dành trọn tâm huyết cống hiến cho khoa học.

PGS.TS Trần Đắc Phu: Triển khai cách ly F1 tại nhà, Hà Nội cần làm luôn

Thùy Linh |

Hiện nay, nhiều tỉnh thành trên cả nước đã áp dụng thành công phương án cách ly F1, F0 tại nhà, giảm áp lực rất lớn cho các cơ sở cách ly tập trung và ngành y tế. Thế nhưng, thành phố Hà Nội hiện vẫn đang dè dặt trong việc triển khai cách ly tại nhà.