Lâm Đồng: Mô hình du lịch canh nông phát sinh nhiều vấn đề phức tạp

Nhiệt Băng |

Lâm Đồng là địa phương đầu tiên triển khai thí điểm mô hình du lịch canh nông, kết hợp du lịch và sản xuất nông nghiệp. Việc thí điểm mô hình này nổi lên nhiều vấn đề về quy hoạch và xây dựng, nhất là chưa có luật điều tiết, hướng dẫn.

Hiệu quả bước đầu

Đến nay, Sở VHTTDL Lâm Đồng đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức đoàn thẩm định và ra quyết định công nhận mô hình “Điểm du lịch canh nông” cho 33 tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh. Quyết định công nhận mô hình “Điểm du lịch canh nông” có thời hạn 3 năm nhưng do ảnh hưởng của dịch COVID-19 và thay đổi định hướng trong kinh doanh nên hiện nay có 4 đơn vị ngưng hoạt động.

Các mô hình du lịch canh nông từng bước đa dạng hóa sản phẩm, xây dựng các công trình, tiểu cảnh phục vụ nhu cầu của du khách. Tổng vốn đầu tư cho các mô hình du lịch canh nông khoảng 377 tỉ đồng. Diện tích triển khai các mô hình du lịch canh nông hơn 302ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp 212ha, diện tích đất xây dựng khoảng 9ha và diện tích đất khác là 81ha; tổng diện tích khu nhà kính, trưng bày, khu vực ăn uống, nhà vệ sinh, bãi đậu xe… chiếm khoảng 20,8ha. Chất lượng nguồn nhân lực phục vụ tại các mô hình ngày càng được nâng lên.

Đến nay, các mô hình du lịch canh nông thu hút và giải quyết việc làm gần 1.000 lao động của địa phương, trong đó có 48 hướng dẫn viên du lịch tại điểm được tập huấn và cấp thẻ. Tổng lượt khách đến tham quan các mô hình du lịch nông nghiệp trên địa bàn tỉnh từ năm 2018 (đầu năm 2018 thẩm định và công nhận điểm du lịch canh nông) đến nay đạt gần 6 triệu lượt khách. Hiện nay, có 9/33 mô hình du lịch canh nông bán vé cho khách tham quan với giá vé từ 10 - 100 nghìn đồng. Tổng doanh thu từ các mô hình du lịch canh nông gần 250 tỉ đồng và nộp ngân sách nhà nước khoảng 25 tỉ đồng.

Sản phẩm du lịch canh nông đã từng bước phát huy những giá trị văn hóa, lịch sử địa phương, ổn định cuộc sống của người dân trong vùng, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội và góp phần bảo vệ môi trường, đặc biệt cộng đồng cư dân nơi triển khai mô hình được hưởng lợi từ việc phát triển các mô hình du lịch canh nông.

Nảy sinh nhiều vấn đề về pháp lý

Dù mô hình du lịch canh nông là sản phẩm phẩm mới, thu hút du khách, cải thiện đời sống cho chủ các mô hình và công nhân viên, góp phần tăng thu ngân sách nhưng việc thí điểm mô hình này lại nổi lên nhiều vấn đề.

Theo Sở VHTTDL, Lâm Đồng là địa phương đầu tiên trong cả nước triển khai thí điểm mô hình du lịch canh nông, kết hợp du lịch và sản xuất nông nghiệp nên hiện nay vẫn còn thiếu các hướng dẫn cụ thể của các bộ, ngành trung ương trong quá trình tổ chức thực hiện điểm du lịch canh nông, dẫn đến quản lý loại hình du lịch canh nông theo Đề án thí điểm gặp nhiều khó khăn, phát sinh các vấn đề phức tạp, nhất là tiêu chí về xây dựng, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, tỉ lệ công trình có mái và không có mái che trên đất nông nghiệp, phi nông nghiệp, chuyển đổi đất nông nghiệp thành phi nông nghiệp...

Một số đơn vị kinh doanh đầu tư du lịch canh nông và nhà đầu tư mới dự án du lịch trong đó có sản phẩm du lịch canh nông còn hạn chế trong việc tìm hiểu các quy định liên quan trong đầu tư nên không thực hiện đầy đủ thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư dự án du lịch, có dấu hiệu xây dựng công trình và chuyển mục đích sử dụng đất không đúng quy định. Do đó, UBND tỉnh đã có văn bản số 7420 (ngày 8.9.2020) chỉ đạo tạm thời chưa xem xét chấp thuận chủ trương thực hiện dự án đầu tư xây dựng Điểm du lịch canh nông trên địa bàn tỉnh, đồng thời giao Sở VHTTDL chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra, rà soát, tổng hợp báo cáo thực trạng và đề xuất giải pháp triển khai thực hiện trong thời gian tới.

“Phần lớn người nông dân chỉ quen sản xuất nông nghiệp, không có đủ các kỹ năng để phục vụ khách du lịch một cách chuyên nghiệp. Một số mô hình chỉ đáp ứng nhu cầu tham quan, ăn uống, trải nghiệm của du khách ở mức đơn giản, chưa tận dụng được hết lợi thế để thu hút khách, cũng như tăng khả năng chi tiêu từ khách qua khai thác các dịch vụ bổ trợ; vấn đề tiếp thị, quảng cáo sản phẩm nông nghiệp chưa được chú trọng” - bà Nguyễn Thị Bích Ngọc - Phó Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Lâm Đồng cho biết, khi nói về kết quả thực hiện Đề án thí điểm xây dựng các mô hình du lịch canh nông trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Ngoài ra, mô hình du lịch canh nông ở Lâm Đồng hiện nay còn thiếu đội ngũ nguồn nhân lực có kỹ năng, nghiệp vụ về hướng dẫn, phục vụ du khách. Đa số tại các điểm hiện nay đều do chủ vườn thuyết minh, hướng dẫn, tuy kiến thức vững nhưng về kỹ năng thuyết minh, giới thiệu sản phẩm cho du khách còn yếu; chưa thu hút đông sự tham gia trực tiếp của người dân địa phương. Một số mô hình còn gặp khó khăn trong phương pháp vận hành, chưa liên kết các sản phẩm, dịch vụ thành quy trình khép kín phục vụ khách tham quan, chưa bố trí khu vực riêng cho du khách trải nghiệm tìm hiểu quy trình trồng và chế biến sản phẩm.

“Sản phẩm du lịch chưa rõ tính đặc trưng và thu hút nhiều doanh nghiệp lữ hành cộng tác để đưa khách đến tham quan. Chưa thẩm định và công nhận được tuyến du lịch canh nông theo bộ tiêu chí đã ban hành. Một số quy định trong bộ tiêu chí không còn phù hợp với quy định hiện nay”, bà Ngọc cho biết.

Nhiệt Băng
TIN LIÊN QUAN

Pháo đài kiên cố nhất Đông Dương sẽ trở thành điểm du lịch hấp dẫn

Kỳ Quan |

Đồn Rạch Cát (xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An) được xây dựng cách đây hơn 110 năm, vào loại sớm nhất và là pháo đài kiên cố nhất trên toàn cõi Đông Dương thời đó. Từ khi xây dựng đến nay, Đồn Rạch Cát luôn do quân đội trấn giữ. Tỉnh Long An đang có kế hoạch đưa Đồn Rạch Cát vào phục vụ du lịch.

Xây dựng không phép ở Khu du lịch sinh thái dã ngoại Suối Tiên, Bình Định

NGUYỄN TRI |

Khu du lịch sinh thái dã ngoại Suối Tiên đã hoàn việc thành xây dựng, lắp đặt các hạng mục khi chưa được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền.

Đắk Lắk "bắt tay" Khánh Hòa liên kết vùng, phát triển du lịch

Nhiệt Băng |

Tại Tỉnh ủy Khánh Hòa, lãnh đạo 2 tỉnh Đắk Lắk và Khánh Hoà vừa làm việc, trao đổi hợp tác, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của 2 địa phương giai đoạn 2021-2025, trong đó chú trọng liên kết vùng, phát triển du lịch.

“Cơ cấu lại thị trường khách, xây dựng các sản phẩm du lịch phù hợp”

Mai Châu (thực hiện) |

Trao đổi với Báo Lao Động, ông Nguyễn Lê Phúc - Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch (TCDL) - đánh giá, năm 2020 là quãng thời gian khó khăn và du lịch là ngành chịu thiệt hại trực tiếp, nặng nề nhất.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Pháo đài kiên cố nhất Đông Dương sẽ trở thành điểm du lịch hấp dẫn

Kỳ Quan |

Đồn Rạch Cát (xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An) được xây dựng cách đây hơn 110 năm, vào loại sớm nhất và là pháo đài kiên cố nhất trên toàn cõi Đông Dương thời đó. Từ khi xây dựng đến nay, Đồn Rạch Cát luôn do quân đội trấn giữ. Tỉnh Long An đang có kế hoạch đưa Đồn Rạch Cát vào phục vụ du lịch.

Xây dựng không phép ở Khu du lịch sinh thái dã ngoại Suối Tiên, Bình Định

NGUYỄN TRI |

Khu du lịch sinh thái dã ngoại Suối Tiên đã hoàn việc thành xây dựng, lắp đặt các hạng mục khi chưa được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền.

Đắk Lắk "bắt tay" Khánh Hòa liên kết vùng, phát triển du lịch

Nhiệt Băng |

Tại Tỉnh ủy Khánh Hòa, lãnh đạo 2 tỉnh Đắk Lắk và Khánh Hoà vừa làm việc, trao đổi hợp tác, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của 2 địa phương giai đoạn 2021-2025, trong đó chú trọng liên kết vùng, phát triển du lịch.

“Cơ cấu lại thị trường khách, xây dựng các sản phẩm du lịch phù hợp”

Mai Châu (thực hiện) |

Trao đổi với Báo Lao Động, ông Nguyễn Lê Phúc - Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch (TCDL) - đánh giá, năm 2020 là quãng thời gian khó khăn và du lịch là ngành chịu thiệt hại trực tiếp, nặng nề nhất.