Thị phần ngày càng eo hẹp, doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ cần Nhà nước tạo cầu nối

Huyền Anh (T/H) |

Mặc dù đã có nhiều giải pháp song trên thực tế, chưa nhiều doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ được thụ hưởng chính sách hỗ trợ, do vậy sự phát triển của ngành này cần được thể chế bằng luật hóa cụ thể.

Nhà nước cần tạo cầu nối

Thực tế cho thấy, dù có tiềm năng để phát triển nhưng công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam vẫn đang gặp nhiều khó khăn. Đa phần doanh nghiệp trong nước còn ở dạng nhỏ và vừa, sự phát triển của ngành, thị phần phụ thuộc vào các nhà sản xuất, cung cấp ngoài nước khiến năng lực cạnh tranh chưa cao.

Theo đuổi lĩnh vực ngũ kim, cơ khí, làm hàng phụ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất gỗ trong và ngoài tỉnh, ông Dương Hải Đăng - Giám đốc Công ty TNHH Dương Đăng Phát (TP.Biên Hòa) - cho Báo Đồng Nai hay, hiện quy mô của doanh nghiệp vẫn còn rất khiêm tốn. Điều khó khăn, vướng mắc lớn nhất của doanh nghiệp là thiếu nguồn lực để mở rộng hạ tầng, cơ sở sản xuất. Đây cũng là tình trạng chung của hầu hết doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Bởi đất sản xuất phù hợp quy định không có, trong khi để thuê được đất, nhà xưởng trong các khu công nghiệp là điều không phải ai cũng làm được.

Theo ông Đăng, dù chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ có nhiều nhưng doanh nghiệp chưa được thụ hưởng bao nhiêu. Ngay cả các thông tin về chính sách, không ít đơn vị còn mù mờ và việc triển khai đến doanh nghiệp còn thiếu. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp đứng trước sự cạnh tranh gay gắt từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và đối mặt với nguy cơ lạc hậu về công nghệ.

Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ còn chưa cao.
Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ còn chưa cao.

Tương tự, ông Đinh Thành Cương - Giám đốc Công ty TNHH Ishikawa (TP.Biên Hòa) - bổ sung thêm: Đầu ra cho sản phẩm là vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp ngoại đang chủ yếu sử dụng sản phẩm từ các công ty con của mình nhiều hơn, do vậy thị phần cho các nhà sản xuất nội lại càng bị eo hẹp. Một số doanh nghiệp may mắn có đơn hàng cũng chỉ làm gia công cho một đối tác khác theo thương hiệu của họ...

Theo ông Cương, các doanh nghiệp rất mong muốn được tham gia các chương trình hỗ trợ của tỉnh, nhất là trong xúc tiến thương mại, gặp gỡ các đối tác ngay tại Việt Nam. Sản phẩm doanh nghiệp tốt nhưng trên thực tế vẫn chưa nhận được nhiều đơn hàng như kỳ vọng. Doanh nghiệp cần Nhà nước tạo cầu nối, quan hệ để việc hợp tác, cung ứng dịch vụ, sản phẩm cho lĩnh vực sản xuất được mở rộng hơn.

Cần thể chế bằng luật hóa để tạo động lực phát triển

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, sở dĩ sự phát triển của công nghiệp hỗ trợ thời gian qua còn chưa đáp ứng được yêu cầu, ngoài những vấn đề nội tại của doanh nghiệp còn có nguyên nhân do các chính sách khuyến khích, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn từ Nhà nước chưa thực sự đi vào cuộc sống. Sự bao phủ của các chính sách, chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trong nước còn hạn chế.

Bên cạnh đó, các chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển công nghiệp được quy định trong nhiều văn bản pháp lý khác nhau dẫn đến thiếu tính thống nhất, đồng bộ trong quá trình triển khai. Trong khi đó, các thủ tục hành chính lại phức tạp.

Một số chính sách về ưu đãi, tín dụng mặc dù đã được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật nhưng dưới dạng nghị định, dẫn tới chịu sự chi phối của các luật chuyên ngành liên quan hiện hành khác.

Theo ông Đỗ Minh Tâm - Tổng Giám đốc Công ty Cơ khí và công nghiệp hỗ trợ Trường Hải (thuộc Công ty CP Tập đoàn Trường Hải), mục tiêu của Trường Hải trong thời gian tới là sẽ quy tụ ngày càng nhiều các doanh nghiệp trong ngành để xây dựng hệ sinh thái công nghiệp hỗ trợ. Trước mắt, sẽ xây dựng một khu công nghiệp lĩnh vực này tại tỉnh Bình Dương để thu hút các doanh nghiệp nội vào sản xuất. Tuy nhiên, cộng đồng doanh nghiệp cũng rất cần Nhà nước có chính sách cụ thể, mang giá trị pháp lý cao, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển chung, do đó công nghiệp hỗ trợ cần có một luật chung, thống nhất trong cả nước.

Đối với các địa phương, tùy mức độ phát triển của mình sẽ có những định hướng phát triển phù hợp.

Huyền Anh (T/H)
TIN LIÊN QUAN

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Đào tạo nhân lực gắn với nhu cầu thực tiễn

Phạm Đông |

Để tiếp tục phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghiệp hỗ trợ, các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp cần tiếp tục bắt tay và phối hợp chặt chẽ, gia tăng đặt hàng nhân lực từ các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đối với cơ sở giáo dục đào tạo trong dài hạn.

Công nghiệp hỗ trợ có vai trò then chốt trong nâng cao năng lực cạnh tranh

Phương Phương |

Chiến lược phát triển công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam tập trung vào các lĩnh vực: Công nghiệp điện tử; Kỹ thuật cơ khí; Công nghiệp công nghệ cao; và Công nghiệp ôtô.

Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam thiếu thông tin lẫn kết nối

Thuỳ Trang |

Ngày 4.11, UBND TP.Đà Nẵng phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị kết nối công nghiệp hỗ trợ - Đà Nẵng 2022. Doanh nghiệp dù là trong hay ngoài nước muốn tìm đơn vị cung ứng linh kiện nhưng thông tin quá ít ỏi, sự kết nối giữa các địa phương chưa có khiến công nghiệp hỗ trợ Việt Nam dù dư địa lớn, đóng góp nhiều nhưng vẫn bị thua thiệt ngay trên sân nhà.

Ưu tiên nguồn lực để thực hiện các khâu đột phá

NGUYỄN TRƯỜNG - QUÁCH DU |

Ninh Bình - Phát biểu chỉ đạo tại Đại hội Công đoàn Ninh Bình lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2023-2028, vào sáng 20.9, ông Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (Tổng LĐLĐVN) - đề nghị ngay sau Đại hội, Ban Chấp hành Công đoàn tỉnh Ninh Bình khóa XVI ban hành ngay Chương trình hành động triển khai thực hiện Nghị quyết với các nội dung nhiệm vụ, giải pháp cụ thể.

Sau vụ cháy chung cư mini Hà Nội, cơ sở khác biết sợ, vội lắp đặt thang thoát hiểm

Thu Giang |

Do nằm trong các con ngõ nhỏ hẹp, nhiều chủ tòa nhà chung cư mini tại TP Hà Nội đang không biết lắp đặt hệ thống thang thoát hiểm, hệ thống phòng cháy chữa cháy (PCCC) thế nào cho phù hợp.

Việt Nam sẽ yêu cầu các nền tảng xã hội gỡ bỏ tin sai trong 6 đến 24 giờ

THÙY TRANG |

Việt Nam sẽ xây dựng quy trình khẩn cấp xử lý tin giả, yêu cầu các nền tảng xã hội xóa, gỡ bỏ thông tin sai sự thật trong vòng 6 đến 24 giờ.

Một cây xăng có dấu hiệu cấp sai chứng nhận sử dụng đất để hợp thức hóa

Tô Công |

Phú Thọ - Một cây xăng trên địa bàn xã Minh Đài, huyện Tân Sơn nằm giữa khu dân cư, được xây dựng và hoạt động từ lâu trên diện tích đất ở, nhưng lại được UBND huyện cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) với mục đích sử dụng là đất thương mại dịch vụ.

Huyện đề nghị Sở TNMT Hòa Bình vào cuộc vụ nước sạch có mùi tanh

Minh Tùng - Minh Nguyễn |

Liên quan đến tình trạng nước sạch có mùi tanh, màu vàng, đục, UBND huyện Cao Phong đã có văn bản đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường (TNMT) vào cuộc làm rõ.

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Đào tạo nhân lực gắn với nhu cầu thực tiễn

Phạm Đông |

Để tiếp tục phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghiệp hỗ trợ, các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp cần tiếp tục bắt tay và phối hợp chặt chẽ, gia tăng đặt hàng nhân lực từ các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đối với cơ sở giáo dục đào tạo trong dài hạn.

Công nghiệp hỗ trợ có vai trò then chốt trong nâng cao năng lực cạnh tranh

Phương Phương |

Chiến lược phát triển công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam tập trung vào các lĩnh vực: Công nghiệp điện tử; Kỹ thuật cơ khí; Công nghiệp công nghệ cao; và Công nghiệp ôtô.

Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam thiếu thông tin lẫn kết nối

Thuỳ Trang |

Ngày 4.11, UBND TP.Đà Nẵng phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị kết nối công nghiệp hỗ trợ - Đà Nẵng 2022. Doanh nghiệp dù là trong hay ngoài nước muốn tìm đơn vị cung ứng linh kiện nhưng thông tin quá ít ỏi, sự kết nối giữa các địa phương chưa có khiến công nghiệp hỗ trợ Việt Nam dù dư địa lớn, đóng góp nhiều nhưng vẫn bị thua thiệt ngay trên sân nhà.