Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam thiếu thông tin lẫn kết nối

Thuỳ Trang |

Ngày 4.11, UBND TP.Đà Nẵng phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị kết nối công nghiệp hỗ trợ - Đà Nẵng 2022. Doanh nghiệp dù là trong hay ngoài nước muốn tìm đơn vị cung ứng linh kiện nhưng thông tin quá ít ỏi, sự kết nối giữa các địa phương chưa có khiến công nghiệp hỗ trợ Việt Nam dù dư địa lớn, đóng góp nhiều nhưng vẫn bị thua thiệt ngay trên sân nhà.

Cơ sở dữ liệu ít ỏi, doanh nghiệp thiếu thông tin kết nối

Ngày 4.11, UBND thành phố Đà Nẵng đã phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị kết nối công nghiệp hỗ trợ - Đà Nẵng 2022.

Tại đây, ông Bùi Quang Hải - Giám đốc Sở Công Thương TP.Hải Phòng - cho biết, công nghiệp chế tạo chiếm 90% ngành công nghiệp của Hải Phòng. Địa phương những năm qua cũng đã có được sự đầu tư rất lớn từ các doanh nghiệp nước ngoài. Tuy nhiên, thực tế hiện nay tỉnh có 321 doanh nghiệp hỗ trợ thì chủ yếu nằm ở khu vực FDI (chiếm 62%) và vấp phải khó khăn về việc liên kết, kết nối, hỗ trợ…

“Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước hiện gặp muôn vàn khó khăn. Dù chúng ta đang xây dựng chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ nhưng cái chính mà doanh nghiệp cần là chính sách hỗ trợ, cơ chế đặc biệt nào đó. Bởi, làm và đầu tư công nghiệp hỗ trợ không chỉ là vấn đề thời gian mà cần vốn lớn, sự cạnh tranh lớn. Chưa kể, chỉ cần có sự biến động của thị trường thì doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn.

Cụ thể như doanh nghiệp đều muốn kết nối nhưng cơ sở dữ liệu hiện nay chỉ có từ phía Bộ Công Thương có đưa ra hồi năm 2020 nhưng cũng rất ít. Trong khi chúng ta đang chuyển đổi số. Vậy thì các địa phương nên kết hợp với nhau để cùng xây dựng cơ sở dữ liệu, tích hợp với cơ sở dữ liệu chung của Bộ Công Thương để các doanh nghiệp dù ở trong hay ngoài nước đều có thể tiếp cận thông tin, kết nối được. Tuy nhiên, tính pháp lý của thông tin doanh nghiệp cũng cần nghiên cứu” - ông Hải nêu vấn đề.

Có ý kiến tại hội nghị, ông Đỗ Minh Tâm - Tổng Giám đốc THACO Industries - cho rằng, cần xác định lại chiến lược, mũi nhọn đang mạnh nhất cho sản phẩm gì và có thế mạnh trong công nghệ gì để tập trung phát triển. Trong đó, vai trò của những doanh nghiệp đầu đàn, đã tham gia chuỗi cung ứng cần kết nối, chia sẻ về công nghệ, quản trị và cả về đơn hàng để giúp các doanh nghiệp nhỏ tham gia chuỗi giá trị, trở thành nhà sản xuất.

“Bên cạnh đó, vai trò của Sở Công Thương các địa phương hết sức quan trọng trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu kết nối. Điều đầu tiên mà bất kỳ doanh nghiệp trong nước hay FDI muốn đầu tư là tìm kiếm nhà cung cấp, thì họ sẽ có cơ sở thông tin để lựa chọn chứ hiện nay chỉ là thông qua các mối quan hệ, sự kết nối của riêng từng doanh nghiệp mới có thông tin.

Ngay bản thân doanh nghiệp chúng tôi cũng bị động vì không có thông tin. Vừa rồi, doanh nghiệp công nghệ LG tại Hải Phòng đã vào thăm và tìm hiểu sản phẩm của chúng tôi để đề cập việc hợp tác, trong khi chính chúng tôi có sản phẩm có thể cung ứng mà lại hoàn toàn không biết nơi nào đang cần để kết nối” - ông Tâm chỉ ra thực tế.

Cộng đồng doanh nghiệp cùng chia sẻ khó khăn

Nhìn nhận những khó khăn của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam, đại diện Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Đà Nẵng cho biết: “Hiệp hội thương mại Hoa Kỳ rất ủng hộ hình thành trung tâm cơ sở dữ liệu để chia sẻ kinh nghiệm giữa doanh nghiệp Việt Nam, Hoa Kỳ, Nhật Bản… Việc kết nối không chỉ có vấn đề đầu tư mà còn ở đào tạo. Những hiệp hội khi được kết nối với nhau có thể đưa thông tin doanh nghiệp địa phương đến rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài và ngược lại, các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể tìm kiếm cơ hội hợp tác, cung ứng”.

Phát biểu tại hội nghị, ông Đỗ Thắng Hải - Thứ trưởng Bộ Công Thương - nhìn nhận, cơ sở dữ liệu là điều rất quan trọng và hết sức cần thiết. Đặc biệt trong xu hướng kinh tế số như hiện nay. Vì vậy, các cơ quan khi đưa ra dữ liệu thì phải cập nhật, tăng cường dữ liệu các doanh nghiệp khác, không chỉ ở các thành phố lớn, đồng thời chịu trách nhiệm về tính pháp lý với thông tin đưa ra. Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Công Thương cũng cho rằng, để doanh nghiệp Việt Nam cạnh tranh sòng phẳng, cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài thì rất khó khăn. Bộ Công Thương thời gian qua đã có cuộc vận động Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam để động viên, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực cơ khí, công nghiệp. Về phía doanh nghiệp cần cố gắng tạo ra sản phẩm đạt được chất lượng, giá cả… thì doanh nghiệp FDI cũng sẽ yên tâm sử dụng hàng. Chúng ta xác định công nghiệp, đặc biệt công nghiệp hỗ trợ không thể không làm nhưng việc đang làm rất khó. Các cơ quan quản lý nhà nước trong chức năng nhiệm vụ, thẩm quyền sẽ cố gắng cùng các địa phương trong thời gian tới phối hợp chặt chẽ hơn để hỗ trợ doanh nghiệp.

Thuỳ Trang
TIN LIÊN QUAN

Dư địa để phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ còn rất lớn

Phong Nguyễn |

Hiện cả nước mới có 5.000 doanh nghiệp (DN) hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ (CNHT), chiếm 4,5% tổng số DN ngành CN chế biến, chế tạo; tạo việc làm cho hơn 600.000 lao động với doanh thu sản xuất, kinh doanh đạt hơn 900.000 tỉ đồng, tương đương 11% tổng doanh thu toàn ngành chế biến, chế tạo. Dư địa để phát triển CNHT còn rất lớn.

Công nghiệp hỗ trợ: Vì sao hàm lượng công nghệ trong sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thấp?

Dũng Quang |

Theo Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), công nghiệp hỗ trợ Việt Nam vẫn bộc lộ những tồn tại, hạn chế. Sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trong nước còn đơn giản, hàm lượng công nghệ trung bình và thấp, có giá trị nhỏ trong cơ cấu giá trị sản phẩm.

Đáp ứng nhu cầu kết nối đầu tư, tăng cường cơ hội hợp tác

T.Dũng |

Tại hội thảo "Giao lưu doanh nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc” vừa diễn ra tại Hà Nội, Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cho biết, sau tác động ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 đến các ngành sản xuất trong nước đã cho thấy, một trong những điểm yếu lớn nhất của kinh tế Việt Nam là nội lực của ngành sản xuất hạn chế, phụ thuộc rất lớn vào các chuỗi cung ứng nước ngoài...

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Tạo bệ đỡ cho sản phẩm cao cấp, mang tính toàn cầu

Phong Nguyễn |

Để thu hút các dự án đầu tư mới, đặc biệt là các dự án đầu tư nước ngoài, các dự án thuộc lĩnh vực chế biến, chế tạo, cả nước nói chung và các địa phương cần thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) để cung ứng thiết bị, phụ tùng không chỉ cho thị trường nội địa mà còn mang tính toàn cầu.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Dư địa để phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ còn rất lớn

Phong Nguyễn |

Hiện cả nước mới có 5.000 doanh nghiệp (DN) hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ (CNHT), chiếm 4,5% tổng số DN ngành CN chế biến, chế tạo; tạo việc làm cho hơn 600.000 lao động với doanh thu sản xuất, kinh doanh đạt hơn 900.000 tỉ đồng, tương đương 11% tổng doanh thu toàn ngành chế biến, chế tạo. Dư địa để phát triển CNHT còn rất lớn.

Công nghiệp hỗ trợ: Vì sao hàm lượng công nghệ trong sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thấp?

Dũng Quang |

Theo Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), công nghiệp hỗ trợ Việt Nam vẫn bộc lộ những tồn tại, hạn chế. Sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trong nước còn đơn giản, hàm lượng công nghệ trung bình và thấp, có giá trị nhỏ trong cơ cấu giá trị sản phẩm.

Đáp ứng nhu cầu kết nối đầu tư, tăng cường cơ hội hợp tác

T.Dũng |

Tại hội thảo "Giao lưu doanh nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc” vừa diễn ra tại Hà Nội, Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cho biết, sau tác động ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 đến các ngành sản xuất trong nước đã cho thấy, một trong những điểm yếu lớn nhất của kinh tế Việt Nam là nội lực của ngành sản xuất hạn chế, phụ thuộc rất lớn vào các chuỗi cung ứng nước ngoài...

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Tạo bệ đỡ cho sản phẩm cao cấp, mang tính toàn cầu

Phong Nguyễn |

Để thu hút các dự án đầu tư mới, đặc biệt là các dự án đầu tư nước ngoài, các dự án thuộc lĩnh vực chế biến, chế tạo, cả nước nói chung và các địa phương cần thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) để cung ứng thiết bị, phụ tùng không chỉ cho thị trường nội địa mà còn mang tính toàn cầu.