Công nghiệp hỗ trợ: Vì sao công nghiệp hỗ trợ trong nước còn yếu?

T.Dũng |

Ngày 5.10, đã diễn ra hội thảo “Cải thiện vị thế ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam: Vai trò của nâng cao năng lực và đổi mới sáng tạo”. Hội thảo thuộc chuỗi sự kiện trước thềm Diễn đàn Đa phương (MSF) 2022 do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Bộ Công Thương, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Samsung Việt Nam đồng tổ chức.

Công nghiệp hỗ trợ góp phần tăng cường sự liên kết

Theo ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước cũng đã có nhiều khởi sắc trong những năm qua cả về số lượng và chất lượng, chiếm khoảng 4,5% tổng số doanh nghiệp của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.

Công nghiệp hỗ trợ góp phần tăng cường sự liên kết trong chuỗi cung ứng của các ngành công nghiệp chủ lực của nền kinh tế như dệt may, da giày, điện tử, nông nghiệp, thủy sản… với các thị trường lớn và khó tính như: Hàn Quốc, Nhật, Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc…

Bên cạnh những bước tiến của ngành công nghiệp hỗ trợ, vẫn còn nhiều thách thức như về quy mô, kinh nghiệm, năng lực, thị phần, thương hiệu… đòi hỏi nỗ lực của nhiều bên để công nghiệp hỗ trợ phát triển mạnh mẽ hơn, thu hẹp khoảng cách giữa yêu cầu của ngành công nghiệp nội địa, cũng như của các đối tác, khách hàng đa quốc gia và năng lực đáp ứng.

Còn ông Phạm Thanh Tùng - Phòng Công nghiệp hỗ trợ - Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cho biết, công nghiệp hỗ trợ Việt Nam vẫn bộc lộ những tồn tại, hạn chế.

Cụ thể, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trong nước còn đơn giản, hàm lượng công nghệ trung bình và thấp, có giá trị nhỏ trong cơ cấu giá trị sản phẩm. Tỉ lệ nội địa hóa các ngành công nghiệp còn thấp, đơn cử ngành điện tử chỉ từ 5-10%; ngành ôtô từ 7-10%; ngành dệt may, da giày từ 45-50%.

Theo báo cáo khảo sát của Tổng cục Thống kê năm 2021, về trình độ công nghệ, khoảng trên 30% doanh nghiệp cho biết hiện vẫn đang sử dụng hoàn toàn thiết bị điều khiển thủ công, trên 50% có sử dụng thiết bị bán tự động, chỉ hơn 10% doanh nghiệp có sử dụng thiết bị tự động hoá và chưa đến 10% doanh nghiệp có sử dụng robot trong dây chuyền sản xuất.

Xét theo chuỗi giá trị, tỉ trọng doanh nghiệp hoạt động ở các phân khúc mang lại giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị khá thấp, chỉ có khoảng 19% doanh nghiệp dệt may da giày và 33% doanh nghiệp điện tử có thực hiện công đoạn thiết kế trong quá trình sản xuất.

Phần lớn doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ chưa áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế, hay những công cụ quản lý sản xuất thông dụng. Chỉ có khoảng 20% doanh nghiệp có chứng nhận ISO 9000 (quản lý chất lượng), 9% doanh nghiệp có chứng nhận ISO 14000 (quản lý môi trường), cũng khoảng hơn 20% doanh nghiệp cho biết có thực hiện 5S tại doanh nghiệp, trong khi các công cụ khác như Lean, 6 sigma, hay TQM, TPM thì số doanh nghiệp áp dụng chỉ khoảng từ 1-2%.

Phần lớn doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ chưa áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế, hay những công cụ quản lý sản xuất thông dụng.

Cần hàm lượng công nghệ cao trong từng sản phẩm

Bà Đỗ Thị Thúy Hương - Phó Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam cho hay, trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập toàn cầu như hiện nay, thì tỉ lệ nội địa hóa bao nhiêu phần trăm không quan trọng bằng hàm lượng công nghệ đóng góp cho chuỗi giá trị là bao nhiêu?

“Điều đó mới quan trọng và là mấu chốt, như vậy có thể nói đóng góp vào hàm lượng công nghệ cao trong từng sản phẩm mới là ý nghĩa sâu xa mà công nghiệp hỗ trợ Việt Nam cần hướng tới” - bà Đỗ Thị Thúy Hương bày tỏ.

Theo ông Ngô Khải Hoàn - Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp, thời gian qua đã có nhiều cơ chế, chính sách đã được ban hành nhằm thúc đẩy mạnh mẽ quá trình phát triển công nghiệp nói chung và công nghiệp hỗ trợ nói riêng.

Hiện Bộ Công Thương cũng đang phối hợp với các cơ quan đơn vị triển khai Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ giai đoạn 2016-2025 theo Quyết định số 68/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 18.1.2017, nhằm hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ nội địa và tăng cường kết nối, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Đáng chú ý, Cục Công nghiệp - Bộ Công Thương và Samsung Việt Nam đã phối hợp triển khai một số dự án hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nhằm tối ưu hóa quy trình sản xuất, cải thiện chất lượng sản phẩm, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi sản xuất của Samsung cũng như chuỗi cung ứng toàn cầu.

Ông Ngô Khải Hoàn cho biết, thời gian tới, Cục Công nghiệp sẽ tiếp tục triển khai thêm nhiều hoạt động hợp tác song phương và đa phương, ưu tiên phát triển đổi mới sáng tạo, nghiên cứu phát triển, chuyển giao công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và năng lực cạnh tranh, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tham gia sâu vào chuỗi sản xuất toàn cầu.

T.Dũng
TIN LIÊN QUAN

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Để DN tiếp cận gần hơn với chính sách

Hoàng Long |

Nhiều doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ chưa biết hoặc chưa tiếp cận được các cơ chế chính sách dù đã ban hành nhiều năm.

Khích lệ để công nghiệp hỗ trợ Việt Nam gia nhập thị trường quốc tế

Phong Nguyễn |

Để đạt mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cần xây dựng các khu công nghiệp (KCN). Đặc biệt, cần tạo điều kiện để các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ (CNHT) tự tin phát triển bền vững.

Công nghiệp hỗ trợ: Không thể phát triển kinh tế trên một nền công nghiệp hỗ trợ yếu

Phong Nguyễn |

Công nghiệp hỗ trợ (CNHT) có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế, là động lực trực tiếp tạo ra giá trị gia tăng, giúp tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp chính và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa quốc gia.

Công nghiệp hỗ trợ: Hà Nội cần chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ

T.Dũng |

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tại Hà Nội có sự phát triển mạnh mẽ. Điều này thể hiện qua việc các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố liên tục tăng lên cả về số lượng, quy mô, chất lượng, lĩnh vực ngành nghề như sản xuất linh kiện, phụ tùng, xe máy, ôtô... Tuy nhiên, vẫn cần những chính sách cụ thể để thúc đẩy ngành này phát triển.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Để DN tiếp cận gần hơn với chính sách

Hoàng Long |

Nhiều doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ chưa biết hoặc chưa tiếp cận được các cơ chế chính sách dù đã ban hành nhiều năm.

Khích lệ để công nghiệp hỗ trợ Việt Nam gia nhập thị trường quốc tế

Phong Nguyễn |

Để đạt mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cần xây dựng các khu công nghiệp (KCN). Đặc biệt, cần tạo điều kiện để các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ (CNHT) tự tin phát triển bền vững.

Công nghiệp hỗ trợ: Không thể phát triển kinh tế trên một nền công nghiệp hỗ trợ yếu

Phong Nguyễn |

Công nghiệp hỗ trợ (CNHT) có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế, là động lực trực tiếp tạo ra giá trị gia tăng, giúp tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp chính và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa quốc gia.

Công nghiệp hỗ trợ: Hà Nội cần chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ

T.Dũng |

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tại Hà Nội có sự phát triển mạnh mẽ. Điều này thể hiện qua việc các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố liên tục tăng lên cả về số lượng, quy mô, chất lượng, lĩnh vực ngành nghề như sản xuất linh kiện, phụ tùng, xe máy, ôtô... Tuy nhiên, vẫn cần những chính sách cụ thể để thúc đẩy ngành này phát triển.