Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Đào tạo nhân lực gắn với nhu cầu thực tiễn

Phạm Đông |

Để tiếp tục phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghiệp hỗ trợ, các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp cần tiếp tục bắt tay và phối hợp chặt chẽ, gia tăng đặt hàng nhân lực từ các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đối với cơ sở giáo dục đào tạo trong dài hạn.

Doanh nghiệp “đỏ mắt” tìm nhân lực chất lượng cao

Hơn 1 năm nay, Công ty TNHH Dụng cụ An Mi (chuyên sản xuất dụng cụ chính xác cao và chi tiết cơ khí phục vụ cho các doanh nghiệp sản xuất ôtô, xe máy, hàng không, vũ trụ và khuôn mẫu) đã liên tục tuyển dụng các vị trí với mỗi đợt từ 30-50 nhân sự. Tuy nhiên, trình độ lực lượng lao động ở địa phương chưa đáp ứng được nhiều, gây khó khăn cho tuyển dụng.

Trao đổi với Lao Động, ông Nguyễn Hồng Phong - Giám đốc điều hành Công ty TNHH Dụng cụ An Mi - cho biết, công ty rất mong muốn được hợp tác với nhiều cơ sở đào tạo, nhiều trường nghề. Với công tác tuyển dụng khó, vị trí thiếu nhất hiện nay của doanh nghiệp này chính là nhân viên kỹ thuật trong lĩnh vực gia công cắt gọt, quản trị nhân sự, điện tử và tự động hoá... Trong quá trình tuyển dụng hàng năm, chỉ có khoảng 30-40% người lao động là đạt yêu cầu ngay, sau đó doanh nghiệp rất mất thời gian đào tạo lại.

Nói về việc đào tạo theo phương thức đặt hàng, ông Phong cho rằng, hình thức này ở Việt Nam vẫn chưa được phổ biến. Bước đầu, công ty cũng đã triển khai hợp tác với các cơ sở đào tạo để có được chất lượng đảm bảo, phù hợp với doanh nghiệp. Ngoài ra, công ty cũng gửi một số công nhân tới các trường nghề để đào tạo lại, giúp họ nâng cao tay nghề, chuẩn mực hơn trong các thao tác.

Tương tự, là doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực khá đặc thù là thiết bị điện và máy biến áp, Công ty Thiết bị điện MBT cũng mong muốn nhận được nguồn lao động chất lượng cao hơn để phục vụ cho việc sản xuất.

Tạo liên kết, đào tạo theo đơn đặt hàng

Theo ông Nguyễn Vân - Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ Hà Nội (HANSIBA), nguồn nhân lực còn thiếu và chất lượng chưa đồng đều đang là trở ngại lớn của nhiều doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp hỗ trợ. Do vậy, đơn vị đang nỗ lực hợp tác với các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề để đào tạo sinh viên theo nhu cầu đặt hàng cụ thể từ phía các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ.

Hiệp hội coi đây là sự kết nối, hợp tác hiệu quả giữa nhà trường với các doanh nghiệp, là hướng đi ngắn nhất trong việc đáp ứng cung - cầu về nguồn nhân lực cho công nghiệp hỗ trợ trước mắt cũng như lâu dài. Việc làm này vừa giảm chi phí đào tạo mới và đào tạo lại nhân lực cho các doanh nghiệp; mặt khác, sinh viên các trường có cơ hội tiếp cận với các kiến thức thực tế, từ đó mở ra nhiều cơ hội việc làm khi ra trường.

Nhà giáo Ưu tú, Tiến sĩ Phạm Xuân Khánh - Hiệu trưởng Trường cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội - cho hay, thời gian qua, nhà trường đã tập trung đào tạo các chuyên ngành phục vụ cho ngành công nghiệp hỗ trợ; đồng thời đào tạo ngoại ngữ để tăng khả năng thích nghi của người lao động trong môi trường làm việc có áp lực cạnh tranh cao. Hiện nhà trường đào tạo tổng cộng 32 ngành, nghề và cam kết 100% sinh viên, học sinh ra trường đạt chuẩn đầu ra và có việc làm với thu nhập từ 6-20 triệu đồng.

Cũng theo ông Khánh, ngoài đào tạo các loại hình ngắn hạn, nhà trường cũng thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo theo đơn đặt hàng, theo nhu cầu của doanh nghiệp. Đây là những khóa giúp nâng cao trình độ người lao động, chuyển giao khoa học công nghệ. Việc này sẽ giúp nhiều doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ khắc phục khó khăn bởi thiếu hụt nguồn lực lao động chất lượng cao.

Mới đây, UBND TP Hà Nội đã ban hành kế hoạch số 02/KH-UBND về Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ TP Hà Nội năm 2023. Hà Nội phấn đấu có khoảng 950 doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ. Trong đó, khoảng 300 - 350 doanh nghiệp có hệ thống sản xuất và sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, đủ năng lực cung ứng tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam.

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Cần cơ chế thuận lợi để thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ trong nước

Phương Phương |

Lĩnh vực chế biến, chế tạo hấp dẫn đầu tư nước ngoài nhưng công nghiệp hỗ trợ trong nước vẫn cần cơ chế thuận lợi để phát triển, đó là ý kiến của hội thảo về ngành công nghiệp chế tạo tại TPHCM ngày 9.3.

Sản xuất công nghiệp tháng 1.2023 đứng đầu cả nước

Nguyễn Tùng |

Theo Báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội tháng 1.2023 của Tổng cục Thống kê, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng đầu năm của tỉnh Tuyên Quang đứng đầu cả nước với mức tăng 34,5%.

Intel cân nhắc đẩy mạnh đầu tư nhà máy đóng gói chip tại Việt Nam

NGUYỄN ĐĂNG (THEO REUTERS) |

Theo Reuters, Tập đoàn Intel đang xem xét tăng đáng kể khoản đầu tư 1,5 tỉ USD hiện tại vào Việt Nam, củng cố vị thế của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu về chất bán dẫn.

Công nghiệp hỗ trợ có vai trò then chốt trong nâng cao năng lực cạnh tranh

Phương Phương |

Chiến lược phát triển công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam tập trung vào các lĩnh vực: Công nghiệp điện tử; Kỹ thuật cơ khí; Công nghiệp công nghệ cao; và Công nghiệp ôtô.

Cú bẻ lái khiến tài xế xe khách tử vong, 44 hành khách thoát chết thần kì

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Để cứu tính mạng 44 hành khách trên xe và người đi đường, tài xế xe khách Đoàn Thanh Hương (37 tuổi, ngụ Quảng Bình) nỗ lực đánh tay lái nhằm tránh va chạm với xe máy và nhiều xe ôtô khác đang chạy đối diện, khiến xe bay xuống ruộng lúa. 44 hành khách thoát chết trong gang tấc, riêng tài xế Hương tử vong tại chỗ.

Điều chỉnh gói thầu nhà ga hành khách, sân bay Long Thành lỡ hẹn mốc năm 2025

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Tối ngày 27.3, ông Đỗ Tất Bình - Phó Giám đốc Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) cho biết, ACV vừa chính thức gia hạn thời gian mời thầu gói thầu 5.10 – thi công nhà ga hành khách sân bay Long Thành thêm 1 tháng và kéo dài thời gian thực hiện gói thầu này từ 33 tháng lên 39 tháng, đẩy tiến độ đưa sân bay Long Thành giai đoạn 1 vào khai thác từ năm 2025 sang năm 2026.

Vụ án cây xanh liên quan ông Nguyễn Đức Chung: Nâng khống giá 10 lần

Việt Dũng |

Trong vụ án trồng cây xanh tại Hà Nội gây thiệt hại hơn 34 tỉ đồng liên quan đến ông Nguyễn Đức Chung, cơ quan chức năng xác định, các đối tượng đã nâng khống giá nhiều lần.

Hai công dân nước ngoài tử vong tại Hải Phòng

Hà Vi |

Hải Phòng - Tối 27.3, Công an TP Hải Phòng cho biết, Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh - Công an thành phố vừa phối hợp giải quyết 2 vụ việc liên quan đến công dân nước ngoài tử vong trên địa bàn.

Cần cơ chế thuận lợi để thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ trong nước

Phương Phương |

Lĩnh vực chế biến, chế tạo hấp dẫn đầu tư nước ngoài nhưng công nghiệp hỗ trợ trong nước vẫn cần cơ chế thuận lợi để phát triển, đó là ý kiến của hội thảo về ngành công nghiệp chế tạo tại TPHCM ngày 9.3.

Sản xuất công nghiệp tháng 1.2023 đứng đầu cả nước

Nguyễn Tùng |

Theo Báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội tháng 1.2023 của Tổng cục Thống kê, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng đầu năm của tỉnh Tuyên Quang đứng đầu cả nước với mức tăng 34,5%.

Intel cân nhắc đẩy mạnh đầu tư nhà máy đóng gói chip tại Việt Nam

NGUYỄN ĐĂNG (THEO REUTERS) |

Theo Reuters, Tập đoàn Intel đang xem xét tăng đáng kể khoản đầu tư 1,5 tỉ USD hiện tại vào Việt Nam, củng cố vị thế của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu về chất bán dẫn.

Công nghiệp hỗ trợ có vai trò then chốt trong nâng cao năng lực cạnh tranh

Phương Phương |

Chiến lược phát triển công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam tập trung vào các lĩnh vực: Công nghiệp điện tử; Kỹ thuật cơ khí; Công nghiệp công nghệ cao; và Công nghiệp ôtô.