Tái chế hàng trăm kg bao cao su: Thất nghiệp nên... làm liều

Cường Ngô |

Lực lượng chức năng tỉnh Bình Dương vừa phát hiện, thu giữ hơn 300.000 bao cao su đã sử dụng, tương đương hơn 360kg, đang được "phù phép" thành hàng mới. Đối tượng khai nhận, do thất nghiệp, không có tiền tiêu xài nên làm liều.

Ngày 23.9, Tổng cục Quản lý thị trường - Bộ Công Thương cho biết, ngày 21.9, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Bình Dương đã bắt tại trận bà Phạm Thị Thanh Ngọc (sinh năm 1987) đang gia công tái chế bao cao su đã qua sử dụng, không bao bì, không ghi nhãn.

"Trung bình 1 tháng 1 lần, tôi nhận bao cao su đã qua sử dụng từ một người để về súc rửa, phơi khô, phân loại và dùng dương vật giả để vuốt lại, tạo hình như mới, sau đó, đối tượng dùng thêm một số loại dung dịch để "phù phép" cho sản phẩm trông như mới và giao hàng", đối tượng Ngọc khai nhận.

Theo Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Dương, 324.000 chiếc bao cao su (tương đương với 360kg) được Ngọc tập kết tại kho. Kho tái chế thực chất là một gian nhà nhỏ, chật hẹp, nhếch nhác ở địa chỉ Tổ 4, Đường DX12, khu phố Hóa Nhựt, phường Tân Vĩnh Hiệp, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương ngày 19.9.2020.

Trao đổi với Lao Động, ông Trần Văn Tùng - quyền Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Dương cho biết, đối tượng Ngọc quê ở Nghệ An, không công ăn việc làm. Đối tượng khai nhận: "Trong thời điểm dịch COVID-19, do không có tiền tiêu xài nên đã làm liều, nhận gia công tái chế bao cao su đã qua sử dụng.

Theo đó, một kg gia công bao cao su, Ngọc được 4.000 đồng. Với 360kg này, người phụ nữ gia công được hơn 1,4 triệu đồng. Nếu phù phép bán ra thị trường, người thuê có thể lời gấp 5 đến 6 lần, mặc cho những nguy hiểm bệnh tật như lậu, HIV mà người khác phải đối mặt".

Bao cao su được tái chế. Ảnh: DMS
Bao cao su được tái chế. Ảnh: DMS
Bao cao su được tái chế. Ảnh: DMS
Bao cao su được tái chế. Ảnh: DMS

Bác sĩ Dương Ngọc Vân, chuyên khoa Sản, BV Đa khoa Medlatec khẳng định, việc tái sử dụng lại bao cao su dù có được “làm sạch” vẫn có nguy cơ cao lây các bệnh lây nhiễm qua quan hệ tình dục và không đảm bảo hiệu quả trong phòng tránh thai.

Theo đó, hàng loạt bệnh lây nhiễm qua quan hệ tình dục không an toàn thường gặp như trùng roi (có thể gây vô sinh với nam), bệnh lậu, giang mai, sùi mào gà, HIV/AIDS.

Luật sư Diệp Năng Bình, Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật (Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh) cho biết, việc một số cá nhân, tổ chức nhặt, gom bao cao su đã qua sử dụng để bán lại cho tổ chức, cá nhân khác nhưng gian dối là hàng công ty, hàng đạt tiêu chuẩn chất lượng là hành vi vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật.

Nếu tổ chức, cá nhân biết rõ loại bao cao su này đã qua sử dụng, không đảm bảo chất lượng an toàn mà bán cho người khác thì tùy vào hành vi cụ thể, người vi phạm có thể bị xử lý hình sự theo điều 198 Bộ Luật hình sự 2015 về tội Lừa dối người tiêu dùng. Mức phạt thấp nhất của hành vi này là phạt tù 1 năm, cao nhất là 5 năm tù.

Trường hợp bao cao su đã qua sử dụng hoặc kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái mà trị giá tài sản bán ra từ 30 triệu đồng trở lên thì người vi phạm có thể truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 192, Bộ luật Hình sự 2015 về tội mua bán hàng giả. Mức phạt thấp nhất của tội danh này là 5 năm, cao nhất là 15 năm tù.

Còn trường hợp số tiền chiếm đoạt do hành vi gian dối này dưới 2 triệu thì sẽ bị xử phạt hành chính theo Nghị định 167/2013 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội. Ngoài ra, cơ quan chức năng tịch thu tiền thu lợi bất chính do phạm tội mà có.

Cường Ngô
TIN LIÊN QUAN

Đột nhập các “lò” hàng giả, hàng nhái

Nhóm phóng viên |

“Hiện nay, người tiêu dùng vẫn có sự thỏa hiệp với hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ. Thực tế, người dân, dù biết đó là hàng giả, nhưng vẫn mua vì giá rất rẻ” - trao đổi với Lao Động, ông Trần Hữu Linh - Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) - nói. Tổng cục đã công khai hàng trăm tụ điểm kinh doanh buôn bán hàng giả, hàng nhái nổi cộm tại 20 tỉnh, thành phố. Lực lượng Quản lý thị trường đã triển khai nhiều hoạt động đấu tranh, phòng chống vi phạm, nhưng nhiều địa bàn vẫn tái diễn tình trạng buôn bán hàng giả, hàng nhập lậu...

Từ chiếc bao cao su cho dân đến tấm phiếu đi chợ theo ngày chẵn/lẻ

Anh Đào |

Bao cao su (BCS), một phương tiện tránh thai phổ thông, không có gì là dung tục hết. Và việc Quảng Nam xin hỗ trợ, vì lo dân có thai ngoài ý muốn, thật ra, còn hơn cả chữ lo.

Đường đi của hàng vạn bao cao su, núm ti nghi nhập lậu vào Việt Nam

Cường Ngô |

Phát hiện doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm, sáng 20.12, tại Bắc Ninh, Tổng cục Quản lý thị trường phối hợp với Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Cục Quản lý thị trường Bắc Ninh đã kiểm tra, niêm phong và tạm giữ các mặt hàng thiết bị y tế, bao cao su của Công ty Cổ phần Thiết bị y tế Hải Nam, địa chỉ ở Tương Giang, Từ Sơn, Bắc Ninh.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Đột nhập các “lò” hàng giả, hàng nhái

Nhóm phóng viên |

“Hiện nay, người tiêu dùng vẫn có sự thỏa hiệp với hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ. Thực tế, người dân, dù biết đó là hàng giả, nhưng vẫn mua vì giá rất rẻ” - trao đổi với Lao Động, ông Trần Hữu Linh - Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) - nói. Tổng cục đã công khai hàng trăm tụ điểm kinh doanh buôn bán hàng giả, hàng nhái nổi cộm tại 20 tỉnh, thành phố. Lực lượng Quản lý thị trường đã triển khai nhiều hoạt động đấu tranh, phòng chống vi phạm, nhưng nhiều địa bàn vẫn tái diễn tình trạng buôn bán hàng giả, hàng nhập lậu...

Từ chiếc bao cao su cho dân đến tấm phiếu đi chợ theo ngày chẵn/lẻ

Anh Đào |

Bao cao su (BCS), một phương tiện tránh thai phổ thông, không có gì là dung tục hết. Và việc Quảng Nam xin hỗ trợ, vì lo dân có thai ngoài ý muốn, thật ra, còn hơn cả chữ lo.

Đường đi của hàng vạn bao cao su, núm ti nghi nhập lậu vào Việt Nam

Cường Ngô |

Phát hiện doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm, sáng 20.12, tại Bắc Ninh, Tổng cục Quản lý thị trường phối hợp với Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Cục Quản lý thị trường Bắc Ninh đã kiểm tra, niêm phong và tạm giữ các mặt hàng thiết bị y tế, bao cao su của Công ty Cổ phần Thiết bị y tế Hải Nam, địa chỉ ở Tương Giang, Từ Sơn, Bắc Ninh.