Đường đi của hàng vạn bao cao su, núm ti nghi nhập lậu vào Việt Nam

Cường Ngô |

Phát hiện doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm, sáng 20.12, tại Bắc Ninh, Tổng cục Quản lý thị trường phối hợp với Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Cục Quản lý thị trường Bắc Ninh đã kiểm tra, niêm phong và tạm giữ các mặt hàng thiết bị y tế, bao cao su của Công ty Cổ phần Thiết bị y tế Hải Nam, địa chỉ ở Tương Giang, Từ Sơn, Bắc Ninh.

Sáng 20.12, ghi nhận của phóng viên Lao Động, trong kho chứa hàng tại Công ty cổ phần Thiết bị y tế Hải Nam, Đoàn kiểm tra phát hiện doanh nghiệp này đang kinh doanh các mặt hàng, như khẩu trang y tế các loại, bình sữa, miếng dán hạ sốt, kim châm cứu dùng 1 lần các loại, chỉ nha khoa oral B, máy trợ thính, băng dán vết thương, núm ti giả, tăm bông...

Đáng chú ý, nhà chức trách còn phát hiện hàng vạn sản phẩm bao cao su có dấu hiệu nhái các thương hiệu nổi tiếng, nhập lậu vào Việt Nam, như sản phẩm "Surex", nhái sản phẩm bao cao su nổi tiếng Durex, bao cao su "Supermen" thương hiệu của Nga, song, lại được nhập từ Trung Quốc. Đây đều là những mặt hàng được sử dụng nhiều trên thị trường, tác động trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng.

Nhiều sản phẩm bao cao su nghi giả mạo thương hiệu, nhập lậu vào Việt Nam. Ảnh: C.N
Nhiều sản phẩm bao cao su nghi giả mạo thương hiệu, nhập lậu vào Việt Nam. Ảnh: C.N
Nhiều sản phẩm bao cao su nghi giả mạo thương hiệu, nhập lậu vào Việt Nam. Ảnh: C.N
Nhiều sản phẩm bao cao su nghi giả mạo thương hiệu, nhập lậu vào Việt Nam. Ảnh: C.N

Theo nhận định ban đầu của cơ quan chức năng, các sản phẩm được kinh doanh và phân phối tại Công ty cổ phần Thiết bị y tế Hải Nam do ông Nguyễn Hữu Hưng làm chủ có dấu hiệu là hàng nhập lậu, giả nguồn gốc xuất xứ, trên sản phẩm không có nhãn phụ. Tại thời điểm kiểm tra, nhiều thùng hàng hóa đã được đóng gói, vận chuyển lên xe tải chuẩn bị phân phối ra thị trường.

Trao đổi với Lao Động, đại tá Bùi Đức An, Trưởng phòng 7, Cục Cảnh sát môi trường (Bộ Công an) cho biết, qua công tác nghiệp vụ, Cục Cảnh sát môi trường phát hiện Công ty cổ phần Thiết bị y tế Hải Nam kinh doanh các mặt hàng thiết bị y tế có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

"Tại thời điểm kiểm tra, chúng tôi phát hiện 4 kho của công ty  này, chứa hàng chục tấn sản phẩm là các thiết bị y tế có dấu hiệu vi phạm nguồn gốc xuất xứ, giả mạo thương hiệu", đại tá An cho biết.

"Đây là các sản phẩm chủ yếu nhập từ Trung Quốc đưa về Việt Nam tiêu thụ, trong đó có rất nhiều sản phẩm có chữ Nhật Bản, để người tiêu dùng nhầm tưởng đó là sản phẩm của Nhật như sản phẩm miếng dán hạ sốt của trẻ nhỏ, nước muối sinh lý, tấm giữ nhiệt.

Cơ quan chức năng tiến hành lập biên bản.
Cơ quan chức năng tiến hành lập biên bản.
Cơ quan chức năng tiến hành lập biên bản.
Cơ quan chức năng tiến hành lập biên bản.

Ban đầu giám đốc công ty thừa nhận, có một số mặt hàng vi phạm và không có giấy tờ liên quan. Các sản phẩm này được nhập về Việt Nam, sau đó đi bán cho các cửa hàng tại các chợ thuốc Hapulico và đưa đi một số các tỉnh tiêu thụ với số lượng lớn", đại tá Bùi Đức An thông tin.

Theo ông Vũ Mạnh Hải - quyền Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Ninh, chủ doanh nghiệp này sử dụng chiêu trò rất tinh vi, đó là thuê một số nhân công đóng gói sản phẩm từ Trung Quốc, nhưng lại ghi địa chỉ ở Tương Giang, Từ Sơn, Bắc Ninh.

"Chúng tôi đã kiểm tra 4 kho hàng của doanh nghiệp này, đưa các sản phẩm về Đội Quản lý thị trường số 7 - Cục Quản lý thị trường Bắc Ninh để kiểm tra, những sản phẩm nào có hóa đơn, chứng từ, đủ điều kiện lưu hành thì chúng tôi trả lại, còn những sản phẩm không có hóa đơn, chứng từ, giả mạo xuất xứ thì chúng tôi tịch thu, xử lý theo pháp luật", ông Hải cho hay.

Lãnh đạo Cục Quản lý thị trường Bắc Ninh cho biết, với số lượng hàng hóa tương đối lớn, trong chiều 20.12,  lực lượng chức năng vẫn đang tiếp tục quá trình kiểm đếm, phân loại hàng hóa đồng thời làm việc với chủ cơ sở về nguồn gốc sản phẩm.

Cường Ngô
TIN LIÊN QUAN

Cơ quan quản lý thị trường nói gì về vụ bắt giữ 700 chiếc túi nhái?

L.V |

Nhiều vụ sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thời trang nhái các thương hiệu nổi tiếng với hàng nghìn sản phẩm bị bắt giữ là hồi chuông báo động về sự gia tăng buôn lậu cuối năm.

Hải Phòng: Một nữ cán bộ quản lý thị trường bị bắt vì buôn lậu

Mai Chi |

Liên quan đến hoạt động buôn lậu qua biên giới, một nữ cán bộ Quản lý thị trường TP Hải Phòng đã bị bắt giam.

Bị nghi "bảo kê" cho Seven.Am, Tổng cục Quản lý thị trường lên tiếng

Phạm Dung |

Sau khi Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) chính thức thông tin về kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm đối với thương hiệu thời trang Seven.Am, một số thông tin cho rằng có dấu hiệu "bảo kê" của Tổng cục QLTT đối với Công ty cổ phần MHA hay chưa xử lý đúng bản chất sự việc.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Cơ quan quản lý thị trường nói gì về vụ bắt giữ 700 chiếc túi nhái?

L.V |

Nhiều vụ sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thời trang nhái các thương hiệu nổi tiếng với hàng nghìn sản phẩm bị bắt giữ là hồi chuông báo động về sự gia tăng buôn lậu cuối năm.

Hải Phòng: Một nữ cán bộ quản lý thị trường bị bắt vì buôn lậu

Mai Chi |

Liên quan đến hoạt động buôn lậu qua biên giới, một nữ cán bộ Quản lý thị trường TP Hải Phòng đã bị bắt giam.

Bị nghi "bảo kê" cho Seven.Am, Tổng cục Quản lý thị trường lên tiếng

Phạm Dung |

Sau khi Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) chính thức thông tin về kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm đối với thương hiệu thời trang Seven.Am, một số thông tin cho rằng có dấu hiệu "bảo kê" của Tổng cục QLTT đối với Công ty cổ phần MHA hay chưa xử lý đúng bản chất sự việc.