Sự hùng mạnh của kinh tế tư nhân đóng góp cho sự phồn thịnh của đất nước

Vũ Long |

Để kinh tế tư nhân thực sự là động lực quan trọng của nền kinh tế, cần nhiều chính sách hỗ trợ để khối này phát triển vững mạnh.

Đặt kinh tế tư nhân vào vị trí trung tâm

Nhằm đánh giá 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 10/NQ-TW của Hội nghị Trung ương 5 Khóa XII của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân, diễn đàn kinh tế tư nhân lần thứ II với chủ đề: "Để kinh tế tư nhân thực sự là động lực quan trọng của nền kinh tế" đã được tổ chức tại Hà Nội sáng 2.4.

Theo PGS.TS Nguyễn Trọng Điều - Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Tư nhân Việt Nam, Đảng đã xác định hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo thuận lợi phát triển mạnh kinh tế tư nhân ở hầu hết các ngành và lĩnh vực kinh tế, trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế.

Các chuyên gia đánh giá cao vai trò của kinh tế tư nhân. Ảnh: Vũ Long
Các chuyên gia đánh giá cao vai trò của kinh tế tư nhân. Ảnh: Vũ Long

Trong bối cảnh hiện nay, cùng với công nghệ 4.0, công nghệ số và những tiến bộ đột phát về khoa học công nghệ đang làm cho cuộc sống thay đổi hết sức nhanh chóng, đi cùng với đó là dịch bệnh, chính trị thế giới đã và đang diễn biến phức tạp, khó lường…

"Điều này đặt ra những thách thức không nhỏ cho hoạt động kinh tế tư nhân nói riêng và kinh tế nhà nước nói chung" - PGS.TS Nguyễn Trọng Điều nói.

TS Lê Xuân Nghĩa - Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách Tài chính - Tiền tệ Quốc gia - nêu rõ: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021-2030 cũng đã nhấn mạnh các quan điểm và tư tưởng nhằm phát triển kinh tế tư nhân là xóa bỏ mọi rào cản, định kiến, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế tư nhân, hỗ trợ kinh tế tư nhân đổi mới, sáng tạo, hiện đại hóa công nghệ và phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động, khuyến khích hình thành phát triển những tập đoàn kinh tế tư nhân lớn, tiềm lực mạnh, có khả năng cạnh tranh khu vực và quốc tế.

"Đóng góp quan trọng, có ý nghĩa chủ đạo của kinh tế tư nhân Việt Nam, vừa tạo ra công ăn việc làm, vừa tạo ra thu nhập cho người lao động, góp phần quan trọng ổn định kinh tế xã hội của đất nước"-ông Lê Xuân Nghĩa nhấn mạnh.

“Tâm, tầm, trí” là vấn đề sống còn của doanh nghiệp

Do sức ép cạnh tranh, hiện nay hàng loạt ngành sản xuất như rượu bia, nước ngọt, bánh kẹo, thực phẩm chế biến, dược phẩm, mỹ phẩm, thức ăn gia súc… của doanh nghiệp nội địa đang có thị phần giảm rất nhanh, thậm chí một số ngành thị phần chỉ còn trên dưới 10% và tiếp tục giảm.

"Chính phủ, các hiệp hội ngành hàng cần có khảo sát, nghiên cứu để có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam phục hồi lại vị thế bán lẻ, trên cơ sở đó phục hồi vị thế của các ngành sản xuất hàng tiêu dùng và nông sản chế biến, vốn là thế mạnh duy nhất của Việt Nam" - ông Lê Xuân Nghĩa đề nghị.

Đưa ra hàng loạt giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân, TS Cấn Văn Lực – chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV - Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính – tiền tệ quốc gia - cho rằng, đội ngũ doanh nhân và mỗi doanh nghiệp phải nhận thức đúng, đầy đủ, sâu sắc về quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của doanh nhân, doanh nghiệp mình trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước; rèn luyện “tâm, tầm, trí” là sống còn.

“Cần xây dựng và phát triển nguồn nhân lực cho cả trước mắt và lâu dài là then chốt; quan tâm xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp. Văn hoá doanh nghiệp cần phải được coi là tài sản đặc biệt, lợi thế cạnh tranh không chỉ của doanh nghiệp, mà còn là “tài sản quốc gia”; cần được quan tâm đầu tư xây dựng một cách đồng bộ, ở các cấp. Từ đó, có chính sách rõ ràng, nhất quán để hỗ trợ, tạo điều kiện cho việc xây dựng và phát triển văn hoá trong doanh nghiệp”- TS Cấn Văn Lực nêu ý kiến.

Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh cũng nhấn mạnh: Điều kiện tiên quyết là Nhà nước tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng, không phân biệt đối xử giữa kinh tế nhà nước với kinh tế tư nhân. Muốn vậy cần phải xoá bỏ các rào chắn đang ngăn cản quá trình tự do đi vào thị trường; bảo đảm quyền sở hữu tư nhân bằng các thể chế đặc biệt theo dõi các nghĩa vụ hợp đồng; áp dụng những biện pháp đặc biệt một cách cẩn trọng để hỗ trợ phát triển khu vực tư nhân, chẳng hạn trong lĩnh vực thuế và tín dụng.

"Đó là những khuyến nghị chung cho các nước đang chuyển đổi, trong đó có Việt Nam, song chúng ta có những đặc điểm riêng của mình và do đó cần có những lựa chọn phù hợp”-TS Vũ Đình Ánh nói.

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường

THEO CHINHPHU.VN |

Ngày 31.3, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 45/NQ-CP Chương trình hành động của Chính phủ tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 3.6.2017 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Đề xuất thí điểm thành lập Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trực thuộc Tổng LĐLĐVN trong tập đoàn kinh tế tư nhân

Nam Dương |

THACO sẽ tiên phong đồng hành và hoàn toàn ủng hộ đề nghị của Tổng LĐLĐVN về việc thành lập CĐ cấp trên trực tiếp cơ sở tập đoàn kinh tế tư nhân trực thuộc Tổng LĐLĐVN. Ông Trần Bá Dương - Chủ tịch HĐQT Cty CP Tập đoàn Trường Hải (THACO) khẳng định như vậy trong buổi làm việc cùng Đoàn công tác của Tổng LĐLĐVN do ông Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN - dẫn đầu, vào ngày 27.3.

Kinh tế tư nhân, động lực quan trọng của nền kinh tế

Khánh Vũ |

Qua gần 35 năm đổi mới, Đảng đã ban hành nhiều Nghị quyết khẳng định vai trò và vị thế của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế quốc dân. Kinh tế tư nhân được coi là một động lực quan trọng của nền kinh tế để phát triển trong thời kỳ mới.

Nghìn tỉ đắp chiếu tại dự án tái định cư: Đã đến lúc xem xét lại quy hoạch

Phan Anh - Minh Hà |

Những năm qua, nhiều dự án nhà tái định cư tại Hà Nội rơi vào cảnh đắp chiếu. Chuyên gia nhận định, đã đến lúc cần xem xét lại quy hoạch để xây dựng dự án tái định cư.

Quán cafe view sông Hàn phong cách Châu Âu giữa lòng Đà Nẵng

Mộc Anh |

Những quán cafe với gam màu ấm, nội thất và trang trí tinh tế, mang đậm phong cách châu Âu thu hút giới trẻ và du khách thập phương tại Đà Nẵng.

Hà Nội: Nhổ bỏ gần 50 cây chết khô trên đường Huỳnh Thúc Kháng

Linh Trang - Hải Danh |

Hà Nội - Theo ghi nhận, ngày 3.4, gần 50 cây chết khô trên đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa, Hà Nội) đã được nhà thầu thi công đào gốc, nhổ bỏ để chuẩn bị thay mới.

Một phụ nữ bị lừa đảo gần 3 tỉ đồng vì làm cộng tác viên online

Lâm Điền |

Một phụ nữ ở Đồng Tháp đã bị lừa đảo gần 3 tỉ đồng sau khi nhận làm cộng tác viên online.

Gói 120.000 tỉ đồng BIG4 cho vay mua nhà lãi suất chỉ từ 8,2%/năm

Lan Hương |

Agribank, BIDV, Vietcombank, Vietinbank là chủ lực triển khai chương trình tín dụng khoảng 120.000 tỉ đồng với lãi suất  ưu đãi.

Kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường

THEO CHINHPHU.VN |

Ngày 31.3, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 45/NQ-CP Chương trình hành động của Chính phủ tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 3.6.2017 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Đề xuất thí điểm thành lập Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trực thuộc Tổng LĐLĐVN trong tập đoàn kinh tế tư nhân

Nam Dương |

THACO sẽ tiên phong đồng hành và hoàn toàn ủng hộ đề nghị của Tổng LĐLĐVN về việc thành lập CĐ cấp trên trực tiếp cơ sở tập đoàn kinh tế tư nhân trực thuộc Tổng LĐLĐVN. Ông Trần Bá Dương - Chủ tịch HĐQT Cty CP Tập đoàn Trường Hải (THACO) khẳng định như vậy trong buổi làm việc cùng Đoàn công tác của Tổng LĐLĐVN do ông Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN - dẫn đầu, vào ngày 27.3.

Kinh tế tư nhân, động lực quan trọng của nền kinh tế

Khánh Vũ |

Qua gần 35 năm đổi mới, Đảng đã ban hành nhiều Nghị quyết khẳng định vai trò và vị thế của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế quốc dân. Kinh tế tư nhân được coi là một động lực quan trọng của nền kinh tế để phát triển trong thời kỳ mới.