Khối ngoại "đổi vị" mua ròng cổ phiếu bất động sản trong tuần qua

Gia Miêu |

Nhóm cổ phiếu bất động sản chịu áp lực lớn nhất, nguyên nhân do hai sự kiện lớn “chấn động” thị trường là việc Tập đoàn Tân Hoàng Minh bỏ cọc lô đất đã đấu giá tại Thủ Thiêm và ông Trịnh Văn Quyết với lùm xùm xung quanh việc bán lượng lớn cổ phiếu FLC trong tuần qua.

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động theo chiều hướng tiêu cực trong tuần thứ 2 của năm 2022. Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần (14.1), VN-Index đứng ở mức 1.496,02 điểm, tương ứng giảm 32,46 điểm (-2,12%) so với tuần trước đó. HNX-Index giảm 26,98 điểm (-5,46%) xuống 466,86 điểm. UPCoM-Index cũng giảm 3,38 điểm (-2,92%) xuống 112,22 điểm.

Trong tuần, nhóm cổ phiếu bất động sản chịu áp lực lớn nhất, nguyên nhân do hai sự kiện lớn “chấn động” thị trường là việc Tập đoàn Tân Hoàng Minh bỏ cọc lô đất đã đấu giá tại Thủ Thiêm và ông Trịnh Văn Quyết với lùm xùm xung quanh việc bán lượng lớn cổ phiếu FLC. Theo đó, nhiều cổ phiếu bất động sản giảm giá rất sâu. Trong đó, trên sàn HOSE nhóm họ FLC góp mặt đầy đủ với cả 4 mã là FLC, ROS, AMD, HAI, với lượng dư bán giá sàn chất đống trong phiên. Trên sàn HNX, hai cổ phiếu liên quan đến FLC là ART và KLF cũng bị bán tháo ồ ạt và giảm sâu nhất sàn. Bên cạnh đó, là hiện tượng CEO cũng đã chững lại do ảnh hưởng chung từ dòng cổ phiếu bất động sản.

Đáng ngạc nhiên đó là trong bối cảnh nhà đầu tư trong nước "hoảng loạn" thì khối ngoại lại giao dịch theo chiều hướng tương đối tích cực khi mua ròng trên cả ba sàn giao dịch HoSE, HNX và UPCoM góp phần nâng đỡ thị trường chung. Tính chung toàn thị trường chứng khoán, khối ngoại mua vào 196,4 triệu cổ phiếu trong tuần từ 10-14.1, trong khi bán ra 177 triệu cổ phiếu. Giá trị mua vào ở mức 9.197 tỉ đồng, trong khi giá trị bán ra là 8.252 tỉ đồng. Tổng khối lượng bán ròng ở mức 19,8 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị bán ròng là 945 tỉ đồng.

Tại sàn HoSE, khối ngoại mua ròng trở lại 714 tỉ đồng, tương ứng khối lượng mua ròng gần 13 triệu cổ phiếu. Nếu tính về khớp lệnh, dòng vốn này mua ròng 582 tỉ đồng ở sàn HoSE. Ở sàn HNX, khối ngoại tiếp tục mua ròng 110 tỉ đồng, giảm 17,5% so với tuần trước đó, tương ứng khối lượng 3,5 triệu cổ phiếu.

Theo thống kê của NDH thì khối ngoại sàn HoSE mua ròng mạnh nhất mã VHM với giá trị 252 tỉ đồng. Hai mã KDH và DXG đứng sau với giá trị mua ròng lần lượt 203 tỉ đồng và 202 tỉ đồng. Mã VIC cũng được mua ròng 177 tỉ đồng. Như vậy, cả 4 vị trí dẫn đầu về giá trị mua ròng của khối ngoại sàn HoSE đều thuộc nhóm bất động sản. Chiều ngược lại, VRE bị bán ròng mạnh nhất với 256 tỉ đồng. Hai cổ phiếu đứng sau cũng thuộc nhóm bất động sản là CII và NVL với giá trị bán ròng lần lượt 240 tỉ đồng và 161 tỉ đồng.

Gia Miêu
TIN LIÊN QUAN

Cổ phiếu bất động sản tăng nóng, lo ngại sóng ảo

Gia Miêu |

Sóng cổ phiếu bất động sản đang cực sôi động với hàng loạt cổ phiếu liên tục tăng trần, thậm chí đã tăng nhiều lần chỉ từ đầu tháng 12/2021 đến nay. Và cũng từ đó đang có câu hỏi đặt ra liệu đấy có phải là sóng ảo?

Sau đà tăng nóng, cổ phiếu bất động sản nào sẽ hút tiền trong năm 2022?

Đức Mạnh |

Mức độ quan tâm và hoạt động giao dịch đã hồi phục mạnh trong quý IV/2021 và mặt bằng giá đất dự báo ghi nhận xu hướng tăng tích cực trong năm 2022 là những yếu tố để kỳ vọng vào dư địa tăng trưởng của nhóm cổ phiếu bất động sản.

Cổ phiếu bất động sản CII, VRE, DIG, CEO tăng "bốc đầu" tím trần

Đức Mạnh |

Sau diễn biến tích cực tăng hơn 10 điểm trong phiên sáng, lực bán chốt lời mạnh ở phiên chiều đã kéo chỉ số VN-Index xuống dưới mốc tham chiếu. Nhóm cổ phiếu bất động sản ghi nhận tới 12 mã tăng trần, 37 mã xanh, 4 mã đứng giá và 29 mã giảm đỏ.

Giờ thứ 9: Lấy vợ hơn tuổi - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Danh dự, tình yêu, sự trân trọng, tất cả đều bị cuốn đi bởi những cơn bão ghen tuông gây nên. Chúng ta đã chứng kiến nhiều thảm cảnh bắt nguồn từ những trận đánh ghen đầy nước mắt. Biết hậu quả sẽ là như vậy, nhưng chính người trong cuộc lại không thể làm chủ được bản thân mình. Chính điều đó đã dẫn đến những kết cục vô cùng đau lòng.

Người dân có thể mua được biển số đẹp hay không?

Nhóm PV |

Thông tin về trường hợp hai vợ chồng ở xã Sông Nhạn, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai bốc được 4 biển số "siêu đẹp" cho xe máy trong cùng một ngày được dư luận quan tâm và Bộ Công an đã vào cuộc để xác minh, làm rõ vụ việc. Từ vụ việc này, nhiều bạn đọc quan tâm đến quy trình cấp biển số xe cho xe ôtô, xe gắn máy được thực hiện thế nào và người dân có thể chủ động mua được biển số xe đẹp hay không?

Xe buýt phóng nhanh, lấn làn khiến người đi đường ám ảnh

HOA LỆ |

Hà Nội - Cách lái xe của một số tài xế xe buýt hiện nay được nhiều người đi đường ví như hung thần trên đường phố, ám ảnh và mất thiện cảm.

Văn hóa bánh mì

Bài và ảnh Việt Văn |

Theo nhiều giả thiết, bánh mì Việt Nam có nguồn gốc từ Pháp với những chiếc bánh Baguette (bánh mì Pháp hay còn gọi là bánh mì dài) đầu tiên du nhập vào Việt Nam, đặc biệt là Sài Gòn có thể từ năm 1859, sau khi người Pháp chiếm thành Gia Định.

Nhiều cây xanh ở Hà Nội vẫn bị "đeo gông"

Thái Mạnh |

Mặc dù việc nới gông cho cây xanh đã được các đơn vị chức năng thực hiện, tuy nhiên, theo ghi nhận vẫn còn nhiều cây xanh trên các tuyến đường như Láng, Võ Chí Công, Phạm Văn Đồng,... vẫn chịu tình trạng bị "đeo gông siết cổ".

Cổ phiếu bất động sản tăng nóng, lo ngại sóng ảo

Gia Miêu |

Sóng cổ phiếu bất động sản đang cực sôi động với hàng loạt cổ phiếu liên tục tăng trần, thậm chí đã tăng nhiều lần chỉ từ đầu tháng 12/2021 đến nay. Và cũng từ đó đang có câu hỏi đặt ra liệu đấy có phải là sóng ảo?

Sau đà tăng nóng, cổ phiếu bất động sản nào sẽ hút tiền trong năm 2022?

Đức Mạnh |

Mức độ quan tâm và hoạt động giao dịch đã hồi phục mạnh trong quý IV/2021 và mặt bằng giá đất dự báo ghi nhận xu hướng tăng tích cực trong năm 2022 là những yếu tố để kỳ vọng vào dư địa tăng trưởng của nhóm cổ phiếu bất động sản.

Cổ phiếu bất động sản CII, VRE, DIG, CEO tăng "bốc đầu" tím trần

Đức Mạnh |

Sau diễn biến tích cực tăng hơn 10 điểm trong phiên sáng, lực bán chốt lời mạnh ở phiên chiều đã kéo chỉ số VN-Index xuống dưới mốc tham chiếu. Nhóm cổ phiếu bất động sản ghi nhận tới 12 mã tăng trần, 37 mã xanh, 4 mã đứng giá và 29 mã giảm đỏ.