Trải nghiệm hỗn loạn tại "chợ" chứng chỉ ngoại ngữ phục vụ biên chế

Nhóm PV Lao Động |

Điều trái khoáy ở khu "chợ" chứng chỉ này là phần lớn đối tượng tham dự lại là giáo viên. Tuy nhiên, nhiều người trong số họ cũng chẳng vui sướng gì và cho đây là chuyện cực chẳng đã.

Clip: Bát nháo “chợ” chứng chỉ ngoại ngữ phục vụ biên chế.

Tận thấy "chợ” chứng chỉ 

Hà Nội một sáng tháng 4.2019, ngoài trời mưa lạnh nhưng trong khoảnh hành lang hẹp tại tầng 6 Trường Đại học Đông Đô (Thanh Xuân, Hà Nội), bầu không khí như đặc lại. Hơn 1.000 người mồ hôi vã như tắm, chen chúc, xô đẩy rồi dồn ứ thành một mớ hỗn độn.

Phía ngoài chiếu nghỉ thang bộ dẫn xuống các tầng dưới cũng một cảnh tượng tương tự. Người đứng ngồi la liệt, giấy bút lăm lăm trên tay, dáng vẻ ai nấy đều rệu rạo, mệt mỏi...

Đó là những gì diễn ra tại một buổi thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ của ngôi trường này, cũng giống như hàng chục, trăm buổi thi khác đã diễn ra trước đó.

Trong dòng người ùn ùn đó, bà Triệu Thị Lan (50 tuổi) và một nhóm giáo viên từ Yên Bái có vẻ mệt mỏi hơn cả. Ngoài việc phải đi từ rất sớm, đường xá xa xôi, thì ở độ tuổi đã cận kề nghỉ hưu như bà, việc vẫn phải thi cử là điều cực chẳng đã.

"Tôi đã chờ hàng chục năm chỉ mong vào biên chế. Giờ cơ hội đã đến nhưng theo quy định mới phải có chứng chỉ ngoại ngữ nên mới phải lặn lội về Hà Nội như thế này. Ở trên tôi không có chỗ nào cấp được", bà Lan nói.

 
Chờ vào thi chứng chỉ ngoại ngữ tại Trường Đại học Đông Đô.

Bà Lan sau đó cho rằng bản thân “may mắn” khi được một đồng nghiệp giới thiệu đến Trường Đại học Đông Đô để đăng ký thi chứng chỉ ngoại ngữ với lời trấn an “dễ lắm, cứ thi là đỗ thôi, không phải lo”.

“Hôm tôi đến đăng ký thi và đóng tiền, một cán bộ phòng tuyển sinh của Trường Đại học Đông Đô cho tôi trước đáp án đề thi và dặn về học thuộc hoặc có thể photo bản nhỏ để đến buổi thi mang vào chép”, nữ giáo viên thật thà kể với PV Lao Động.

Cũng theo chia sẻ của bà này, trong buổi thi, đề thi gần như giống hệt những gì vị cán bộ phòng đào tạo đã đưa trước cho bà và “giám thị coi bài rất dễ, để mặc cho thí sinh chép bài của nhau”.

Cán bộ phòng tuyển sinh của Đại học Đông Đô bày cách gian lận cho thí sinh.
Cán bộ phòng tuyển sinh của Đại học Đông Đô bày cách gian lận cho thí sinh.

Ở một góc khác, PV Lao Động tiếp cận với những nhóm giáo viên đến từ Thanh Hoá, Nam Định, Thái Bình... Họ phải bắt xe đi từ tờ mờ sáng mới tới được đây. Hầu hết đều thừa nhận “không biết chữ nào” nhưng vẫn buộc phải đi thi để có chứng chỉ ngoại ngữ.

“Vào thi chép bài thoải mái không bị giám thị nhắc, lại có cả máy tính nối mạng để tra từ, đáp án. Mà thi ở đây kiểu gì cũng đỗ hết”, một nữ giáo viên tiểu học đến từ Sóc Sơn cho biết.

Trong buổi sáng hôm đó, có rất nhiều giáo viên đi thi như vậy. Họ đi thành từng tốp 5 – 10 người.

Thí sinh thoải mái trao đổi bài trong một phòng thi không có sự xuất hiện của giám thị.
Thí sinh thoải mái trao đổi bài trong một phòng thi không có sự xuất hiện của giám thị.

“Tôi dạy âm nhạc, đồng nghiệp khác dạy môn thể dục, hàng ngày gần như không phải sử dụng ngoại ngữ mà cũng đã nhiều năm chúng tôi không “động đến”, đi thi như này chỉ là hình thức chứ không có tác dụng thực chất nào”, một nữ giáo viên dạy âm nhạc bức xúc nói.

Bên trong phòng thi

Theo tìm hiểu của PV Lao Động,nhu cầu cần thiết có chứng chỉ để hoàn thiện hồ sơ hoặc thi tuyển công chức, viên chức  hiện rất lớn. Trong khi quy định về chứng chỉ ngoại ngữ tại Việt Nam chưa rõ ràng. Ngoài Trường Đại học Đông Đô, không ít các cơ sở khác với số lượng lớn phôi chứng chỉ ngoại ngữ trình độ A, B, C có trong tay đã trở thành phao cứu sinh cho những người “mù tịt” ngoại ngữ mà vẫn muốn đủ điều kiện để trở thành người nhà nước.

Cán bộ coi thi làm luôn bài cho thí sinh ở ĐH Kinh tế Quốc dân.
Cán bộ coi thi làm luôn bài cho thí sinh ở ĐH Kinh tế Quốc dân.

Tại Trường Đại học Đông Đô, sau khi đóng lệ phí thi, chúng tôi cũng được một cán bộ tên T., thuộc phòng tuyển sinh của trường này cho trước đáp án đề thi và hướng dẫn một số cách gian lận trót lọt khi thi.

Trong buổi thi chính thức diễn ra ngày 6.4, theo ghi nhận, các phòng thi đều vô cùng bát nháo. Có phòng thi, giám thị bỏ ra ngoài nhiều giờ đồng hồ, các thí sinh mặc sức quay cóp, chép bài của nhau. Có thí sinh mang luôn đáp án vào để chép hoặc ung dung dùng máy tính, kết nối mạng để tra đáp án.

 
Một thí sinh vừa nhận chứng chỉ cho biết: "Có biết từ tiếng Anh nào đâu, thi được chép hết".

Tại Trung tâm Ngoại ngữ Kinh tế (Đại học Kinh tế Quốc dân), nhóm PV được cho biết đơn vị này liên tục tổ chức các kỳ thi chứng chỉ ngoại ngữ trình độ A, B, C.

Điều bất ngờ là trong buổi thi diễn ra ngày 17.4, sau khoảng 30 phút đầu, vị nữ giám thị bước đến từng khu vực thi rồi… đọc bài cho thí sinh chép. Nhiều chỗ đọc bằng tiếng Anh thí sinh không hiểu, cán bộ coi thi "nhiệt tình" tới mức viết luôn vào bài thi giúp.

Sau khi nhận chứng chỉ, chúng tôi "ngã ngửa" khi được khẳng định (ghi rõ trên chứng chỉ) là đã hoàn thành khoá học kéo dài từ 12.3 đến 12.4 nhưng thực tế trước đó, PV chưa hề tham dự bất kỳ khoá học nào tại đây.

* Tên các nhân vật trong bài đã được thay đổi.

Nhóm PV Lao Động
TIN LIÊN QUAN

Sở Nội vụ Hà Nội: Giáo viên chọn ngoại ngữ để thi công chức, viên chức

ANH THƯ |

Người đăng ký dự tuyển công chức, viên chức được lựa chọn một trong năm thứ tiếng là tiếng Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc và Anh để tham gia phần ngoại ngữ.

Clip: Thâm nhập lớp học ngoại ngữ Đại học Công nghiệp, lật tẩy chiêu trò "chống trượt" bằng tiền

Nhóm PV Lao Động |

Khóa học "chống trượt" đầu ra ngoại ngữ thường kéo dài 6 buổi, các sinh viên sẽ được cung cấp và cho học thuộc một bộ đề thi mà theo thừa nhận, giống từ 70 đến 80% đề thi thực tế. Thậm chí các giảng viên còn cam kết sẽ nhắc bài trong phòng thi.

Tiền tỉ “chống trượt” đầu ra ngoại ngữ tại Đại học Công nghiệp Hà Nội

Nhóm PV Lao Động |

Thay vì nâng cao chất lượng để đáp ứng chuẩn đầu ra môn tiếng Anh được quy định khắt khe bởi Bộ GDĐT, trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đã tạo dựng các kỳ thi cấp chứng chỉ đầy dối trá.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Sở Nội vụ Hà Nội: Giáo viên chọn ngoại ngữ để thi công chức, viên chức

ANH THƯ |

Người đăng ký dự tuyển công chức, viên chức được lựa chọn một trong năm thứ tiếng là tiếng Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc và Anh để tham gia phần ngoại ngữ.

Clip: Thâm nhập lớp học ngoại ngữ Đại học Công nghiệp, lật tẩy chiêu trò "chống trượt" bằng tiền

Nhóm PV Lao Động |

Khóa học "chống trượt" đầu ra ngoại ngữ thường kéo dài 6 buổi, các sinh viên sẽ được cung cấp và cho học thuộc một bộ đề thi mà theo thừa nhận, giống từ 70 đến 80% đề thi thực tế. Thậm chí các giảng viên còn cam kết sẽ nhắc bài trong phòng thi.

Tiền tỉ “chống trượt” đầu ra ngoại ngữ tại Đại học Công nghiệp Hà Nội

Nhóm PV Lao Động |

Thay vì nâng cao chất lượng để đáp ứng chuẩn đầu ra môn tiếng Anh được quy định khắt khe bởi Bộ GDĐT, trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đã tạo dựng các kỳ thi cấp chứng chỉ đầy dối trá.