256 giáo viên hợp đồng trước nguy cơ mất việc: Đề nghị xét đặc cách

ANH THƯ - ĐẶNG CHUNG |

Những ngày qua, 256 giáo viên hợp đồng tại huyện Sóc Sơn (TP.Hà Nội) lòng như lửa đốt vì đối mặt với nguy cơ bị cắt hợp đồng. Họ là những giáo viên có thâm niên dạy học ít nhất từ 5 năm đến 27 năm, có người chỉ còn vài năm nữa về hưu nhưng sẽ phải tham gia thi tuyển viên chức theo quy định của UBND TP.Hà Nội.

Nếu không vượt qua kỳ thi này, họ sẽ có nguy cơ bị cắt hợp đồng. Giáo viên chua chát cho rằng mình bị “vắt chanh bỏ vỏ”, đã dành cả tuổi thanh xuân cống hiến cho ngành giáo dục, nay bị đẩy ra đường. Có người hoang mang vì sau này không biết sẽ làm gì, tìm công việc gì để nuôi sống mình và gia đình, khi tuổi đã 40 - 50.

Giáo viên như ngồi trên đống lửa

256 giáo viên hợp đồng cả cấp Tiểu học và THCS ở huyện Sóc Sơn vừa viết đơn kiến nghị gửi các cơ quan chức năng trước nguy cơ họ sắp bị mất việc làm. Chị Đào Thị Nga (sinh năm 1983) - giáo viên hợp đồng trường THCS Trung Giã (Sóc Sơn) - bày tỏ, số giáo viên có hợp đồng tại UBND huyện Sóc Sơn rất đông, trong đó, đa phần là những người đã thi công chức và bị trượt. Tuy nhiên, UBND huyện vẫn duy trì hợp đồng. Chúng tôi được hưởng chế độ như một viên chức, vẫn được tăng lương, nhưng khi giáo dục thực hiện chế độ thâm niên giáo viên hợp đồng không được hưởng”.

Đầu năm 2019, UBND huyện có công văn gửi đến các trường với nội dung rà soát giáo viên hợp đồng có điều kiện là thời gian công tác trên 5 năm và bằng đại học đúng với chuyên ngành đang giảng dạy. Số lượng giáo viên như vậy trong toàn huyện là 256 người. Từ đó, UBND huyện Sóc Sơn có văn bản đề nghị UBND TP.Hà Nội xem xét xét tuyển đặc cách viên chức cho các đối tượng này.

Tiếp đó, ngày 7.3 vừa qua, TP.Hà Nội đã có quyết định phê duyệt chỉ tiêu tuyển viên chức giáo dục TP.Hà Nội, trong đó có huyện Sóc Sơn. UBND huyện Sóc Sơn đã có văn bản thông báo về việc tuyển dụng viên chức giáo dục huyện Sóc Sơn năm 2019. Văn bản này nêu: “Các nhà trường thông báo cho những đối tượng là giáo viên đang dạy hợp đồng tại các đơn vị có trình độ chuyên môn phù hợp với chỉ tiêu tuyển dụng tham gia xét tuyển”.

Chị Đào Thị Nga chia sẻ: “Thời điểm này, chúng tôi vô cùng lo lắng. Bởi lẽ, theo kế hoạch thi tuyển viên chức giáo dục năm 2019 do UBND TP.Hà Nội ban hành, không có chế độ nào ưu tiên đối với giáo viên hợp đồng lâu năm, như vậy rất thiệt thòi cho chúng tôi. Chúng tôi đã gắn bó, công tác trong ngành giáo dục huyện Sóc Sơn, người ít nhất là 5 năm, người nhiều trên 20 năm đến 27 năm. Mặc dù đời sống vật chất và tinh thần gặp nhiều khó khăn nhưng chúng tôi luôn nỗ lực phấn đấu, cống hiến. Nhiều giáo viên hợp đồng từng là giáo viên dạy giỏi cấp huyện, cấp thành phố; nhiều thầy cô luôn là giáo viên mũi nhọn trong nhà trường…”.

“Bên cạnh đó, bài thi viên chức là bước đầu đánh giá một cử nhân nào đó có trình độ, năng lực, phẩm chất của một giáo viên. Với kinh nghiệm đứng lớp và những cống hiến cho ngành giáo dục suốt thời gian qua, chúng tôi vẫn chưa đủ chứng minh năng lực hay sao? Vì vậy, chúng tôi mong muốn các cấp lãnh đạo xét đặc cách, nhất là đối với các giảng viên cao tuổi, đã có thâm niên công tác và cống hiến rất nhiều năm”, chị Đào Thị Nga nói.

Mặt khác, các giáo viên hợp đồng đang lo lắng là có thể trong kỳ thi tuyển viên chức sắp tới, một số người khó có thể đỗ vì đã có tuổi. Khi trượt viên chức nghĩa là sẽ mất việc làm. Như vậy, cuộc sống gia đình họ bị đảo lộn, ảnh hưởng đến thu nhập, danh dự của bản thân...

Các giáo viên ở Sóc Sơn lo lắng vì có nguy cơ mất việc. Ảnh: THANH HÙNG
Các giáo viên ở Sóc Sơn lo lắng vì có nguy cơ mất việc. Ảnh: THANH HÙNG

Đã có đề xuất xét đặc cách

Trao đổi với Lao Động, ông Lê Hữu Mạnh - Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn - cho hay, ngay sau khi nhận được đơn thư kêu cứu của 256 giáo viên hợp đồng toàn huyện có nguy cơ mất việc, UBND huyện Sóc Sơn đã mời tất cả các thầy cô đến để lãnh đạo huyện lắng nghe tâm tư nguyện vọng.

Theo lãnh đạo UBND huyện Sóc Sơn, trước đó, huyện đã nhiều lần đề nghị với thành phố cần có cơ chế tuyển dụng đặc biệt với những giáo viên này theo điều kiện có từ 5 năm công tác trở lên và có bằng đại học. Sau đó, Sở Nội vụ đã làm việc trực tiếp với huyện và cho rằng, không thể vận dụng quy định về tuyển dụng đặc cách.

“Về cơ bản, huyện tuân thủ ý kiến chỉ đạo của thành phố và căn cứ vào Nghị định 161/2018/NĐ-CP để triển khai việc tổ chức thi tuyển. Tuy nhiên, Nghị định trên không có nội dung hướng dẫn áp dụng đối tượng được ưu tiên tuyển dụng là giáo viên hợp đồng, dù họ đã công tác, đã cống hiến bao nhiêu năm”- ông Mạnh cho biết.

Lãnh đạo UBND huyện Sóc Sơn cho biết, đúng ra mỗi năm phải rà soát kỹ để trường hợp nào tuyển dụng được thì tuyển, không được thì cắt hợp đồng để giáo viên tìm việc mới. Nhưng nếu cắt hợp đồng, lại xảy ra tình trạng thiếu giáo viên. Ở Sóc Sơn, toàn huyện vẫn thiếu 685 giáo viên. Để bảo đảm cho giáo viên hợp đồng ở huyện yên tâm công tác, trong những năm qua, huyện đã hỗ trợ các chế độ như giáo viên viên chức (chỉ kém viên chức là không có phụ cấp thâm niên). Tréo ngoe là thiếu ở chính các vị trí mà những giáo viên hợp đồng bây giờ đang đảm nhiệm. Nhưng khi tuyển dụng, những người đã cống hiến, đóng vai trò “lấp chỗ trống” hàng chục năm qua lại có thể phải ra đi.

Bộ GDĐT khuyến nghị

Ông Hoàng Đức Minh - Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GDĐT) - cho biết, Bộ GDĐT đã có trao đổi trực tiếp với Sở GDĐT Hà Nội và phòng GDĐT huyện Sóc Sơn, khuyến nghị với 2 cơ quan nêu trên trong quá trình tuyển dụng giáo viên cần xem xét đến những đóng góp của các thầy cô trong thời gian đã thực hiện hợp đồng tại các cơ sở giáo dục, để có quyết định phương án tổ chức tuyển dụng phù hợp, trên cơ sở đảm bảo đúng các quy định hiện hành về tuyển dụng viên chức được quy định tại Luật Viên chức, các Nghị định Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Nội vụ.

Cũng theo ông Minh, trong thời gian vừa qua, một số địa phương, trong đó có TP.Hà Nội, vẫn còn tình trạng thực hiện hợp đồng làm các công việc chuyên môn trong các đơn vị sự nghiệp công lập là không đúng các quy định hiện hành. Năm 2015, Bộ Nội vụ đã có văn bản chỉ đạo, yêu cầu các địa phương rà soát, giải quyết dứt điểm tình trạng này.

ANH THƯ - ĐẶNG CHUNG
TIN LIÊN QUAN

256 giáo viên Sóc Sơn có nguy cơ mất việc: Công đoàn Giáo dục vào cuộc

Đặng Chung |

Công đoàn Giáo dục Việt Nam vừa có văn bản đề nghị các cơ quan chức năng xem xét hỗ trợ cho 256 giáo viên ở Sóc Sơn có nguy cơ mất việc.

Nghiệt ngã thân phận những nhà giáo ngoài biên chế

Bình Minh |

Trong số 256 giáo viên hợp đồng ở huyện Sóc Sơn đang thấp thỏm lo âu bởi nguy cơ bị mất việc làm, rất nhiều người có thành tích cao hay có hoàn cảnh khó khăn. Vậy mà, chỉ vì thân phận là nhà giáo ngoài biên chế, họ có thể phải rời xa công việc mà họ tâm huyết theo đuổi, gắn bó nhiều năm.

Nỗi niềm của 256 giáo viên hợp đồng ở Hà Nội trước nguy cơ mất việc

Bình Minh - Giang Trịnh |

Giáo viên hợp đồng ở Hà Nội muốn tiếp tục đứng lớp phải đăng ký dự tuyển viên chức và nếu thi không đỗ, họ sẽ bị chấm dứt hợp đồng làm việc. Nhiều giáo viên sau hơn 20 năm cống hiến cho ngành giáo dục, cũng có nguy cơ bị đẩy "ra đường".

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

256 giáo viên Sóc Sơn có nguy cơ mất việc: Công đoàn Giáo dục vào cuộc

Đặng Chung |

Công đoàn Giáo dục Việt Nam vừa có văn bản đề nghị các cơ quan chức năng xem xét hỗ trợ cho 256 giáo viên ở Sóc Sơn có nguy cơ mất việc.

Nghiệt ngã thân phận những nhà giáo ngoài biên chế

Bình Minh |

Trong số 256 giáo viên hợp đồng ở huyện Sóc Sơn đang thấp thỏm lo âu bởi nguy cơ bị mất việc làm, rất nhiều người có thành tích cao hay có hoàn cảnh khó khăn. Vậy mà, chỉ vì thân phận là nhà giáo ngoài biên chế, họ có thể phải rời xa công việc mà họ tâm huyết theo đuổi, gắn bó nhiều năm.

Nỗi niềm của 256 giáo viên hợp đồng ở Hà Nội trước nguy cơ mất việc

Bình Minh - Giang Trịnh |

Giáo viên hợp đồng ở Hà Nội muốn tiếp tục đứng lớp phải đăng ký dự tuyển viên chức và nếu thi không đỗ, họ sẽ bị chấm dứt hợp đồng làm việc. Nhiều giáo viên sau hơn 20 năm cống hiến cho ngành giáo dục, cũng có nguy cơ bị đẩy "ra đường".