Lý do có đề xuất không chia hạng I, II, III cho các nhà giáo

TUYẾT ANH |

Hiện nay, dự thảo Luật Nhà giáo đang được lấy ý kiến đóng góp. Trong đó, đáng chú ý là đề xuất nhà giáo không còn chia hạng I, II, III nữa.

Theo dự thảo Luật Nhà giáo, nhà giáo là đối tượng giảng dạy trong các cơ sở giáo dục nói chung mà không chia trong cơ sở giáo dục công lập (giáo viên là viên chức) hoặc cơ sở giáo dục dân lập (giáo viên là người lao động).

Trong khi đó, theo quy định cũ, việc chia hạng chức danh nghề nghiệp áp dụng với viên chức - người làm việc theo hợp đồng làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập.

- Theo khoản 1 Điều 68 dự thảo Luật Nhà giáo:

Trường hợp đã được cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt đề án, kế hoạch tổ chức tuyển dụng nhà giáo (thi tuyển, xét tuyển, tiếp nhận vào viên chức), xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp nhà giáo trước ngày Luật này có hiệu lực thì được tiếp tục thực hiện theo đề án, kế hoạch đã được phê duyệt trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành. Sau thời hạn này nếu không hoàn thành thì thực hiện theo quy định tại Luật này.

Do đó, có thể thấy, theo dự thảo Luật Nhà giáo, các đối tượng là viên chức được thi tuyển, xét tuyển, tiếp nhận vào viên chức, xét thăng hạng nhà giáo trước khi luật này có hiệu lực thì vẫn tiếp tục được thực hiện theo đề án, kế hoạch tuyển dụng đã được phê duyệt trong thời hạn 3 tháng.

Sau thời hạn này, nếu không hoàn thành thì sẽ thực hiện theo dự thảo Luật Nhà giáo.

Như vậy, tại dự thảo Luật Nhà giáo, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang đề xuất nhà giáo không còn chia hạng I, II, III mà thay vào đó, nhà giáo sẽ được chia theo chức danh nghề nghiệp và được phân loại theo khoản 1, khoản 3 Điều 12 dự thảo như sau:

- Các chức danh nhà giáo: Giáo viên mầm non; tiểu học; trung học cơ sở; trung học phổ thông; dự bị đại học; giáo dục thường xuyên; giáo dục nghề nghiệp; giảng viên cao đẳng sư phạm; giảng viên giáo dục nghề nghiệp; giảng viên đại học.

- Phân loại mỗi chức danh nhà giáo:

- Giáo viên, giáo viên chính, giáo viên cao cấp;

- Trợ giảng, giảng viên, giảng viên chính, giảng viên cao cấp (bao gồm cả giáo sư, phó giáo sư).

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, quy định về chức danh nhà giáo hiện nay mới chỉ dừng ở việc lấy ý kiến đóng góp mà chưa được chính thức thông qua. Đồng thời, hiện nay, các quy định về hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên là viên chức cũng đang được áp dụng.

Hạng chức danh nghề nghiệp hiện nay và cách xếp lương

Với giáo viên là viên chức thì căn cứ khoản 2 Điều 28 Nghị định 115/2020/NĐ-CP, theo mức độ phức tạp công việc của chức danh nghề nghiệp giáo viên sẽ được xếp hạng từ cao xuống thấp gồm: Hạng I, hạng II, hạng III, hạng IV và hạng V.

Căn cứ vào hạng chức danh nghề nghiệp, giáo viên sẽ được xếp lương theo bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong đơn vị sự nghiệp của nhà nước được ban hành tại phụ lục tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP.

Trong đó, có thể kể đến:

Ảnh: Chụp màn hình
Ảnh: Chụp màn hình

TUYẾT ANH
TIN LIÊN QUAN

1,6 triệu nhà giáo được cấp chứng chỉ hành nghề mà không cần sát hạch

TUYẾT ANH |

Một trong số các vấn đề được nhiều giáo viên quan tâm đó là Luật Nhà giáo. Mới đây, dự thảo Luật Nhà giáo được ban hành với nhiều chính sách như: Định danh nhà giáo, chứng chỉ hành nghề, tiền lương,...

Tin vui cho giáo viên khi Luật Nhà giáo đề xuất bỏ xếp hạng từ 1.7.2024

TUYẾT ANH |

Theo dự thảo Luật Nhà giáo mới đây, nhà giáo sẽ không phải xếp hạng giáo viên I, II, III. Điều này là tin vui khiến nhiều giáo viên trông chờ dự thảo thành hiện thực.

Chứng chỉ hành nghề của nhà giáo là rất cần thiết

Vân Trang |

Nhiều chuyên gia ủng hộ và cho rằng, chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo là rất cần thiết.

Nhiều dự án chợ ở Hà Nội "nằm trên giấy", dân phải buôn bán dưới lòng đường

Nhóm phóng viên |

Có mặt tại dự án chợ dân sinh Lệ Chi, huyện Gia Lâm (Hà Nội), phóng viên Báo Lao Động ghi nhận một nghịch cảnh, dự án đã giải phóng xong mặt bằng nhưng chỉ quây tôn, bỏ không hàng chục năm. Trong khi đó, tiểu thương, người dân vẫn ngày ngày buôn bán dưới lòng đường, tiềm ẩn tai nạn giao thông.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Những chủ tịch UBND quận, huyện ở Hà Nội thuộc đối tượng kiểm tra trong năm 2024

KHÁNH AN |

UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch kiểm tra về thực hiện kết luận thanh tra và kiểm tra về phòng, chống tham nhũng năm 2024.

Phê chuẩn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh với ông Nguyễn Hồng Thanh

Ái Vân |

Ông Nguyễn Hồng Thanh được phê chuẩn kết quả bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh nhiệm kỳ 2021-2026.

Quốc gia ở EU tuyên bố sẽ tiếp tục nhập nhiều khí đốt Nga

Bùi Minh |

Hungary có thể giảm nhập khẩu khí đốt Nga khi nhà máy điện hạt nhân lớn thứ 2 của đất nước đi vào vận hành đầy đủ. Tuy nhiên, hiện tại, quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) này sẽ tiếp tục nhập khẩu năng lượng từ Nga.

1,6 triệu nhà giáo được cấp chứng chỉ hành nghề mà không cần sát hạch

TUYẾT ANH |

Một trong số các vấn đề được nhiều giáo viên quan tâm đó là Luật Nhà giáo. Mới đây, dự thảo Luật Nhà giáo được ban hành với nhiều chính sách như: Định danh nhà giáo, chứng chỉ hành nghề, tiền lương,...

Tin vui cho giáo viên khi Luật Nhà giáo đề xuất bỏ xếp hạng từ 1.7.2024

TUYẾT ANH |

Theo dự thảo Luật Nhà giáo mới đây, nhà giáo sẽ không phải xếp hạng giáo viên I, II, III. Điều này là tin vui khiến nhiều giáo viên trông chờ dự thảo thành hiện thực.

Chứng chỉ hành nghề của nhà giáo là rất cần thiết

Vân Trang |

Nhiều chuyên gia ủng hộ và cho rằng, chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo là rất cần thiết.