Tin vui cho giáo viên khi Luật Nhà giáo đề xuất bỏ xếp hạng từ 1.7.2024

TUYẾT ANH |

Theo dự thảo Luật Nhà giáo mới đây, nhà giáo sẽ không phải xếp hạng giáo viên I, II, III. Điều này là tin vui khiến nhiều giáo viên trông chờ dự thảo thành hiện thực.

Dự thảo Luật mới, nhà giáo sẽ không còn chia hạng I, II, III

Dự thảo Luật Nhà giáo vừa được công bố. Theo đó, nhà giáo ở các trường mầm non đến đại học không còn dùng khái niệm hạng trong việc xếp lương giáo viên.

Theo đó, tại Điều 12 dự thảo Luật Nhà giáo quy định về chức danh nhà giáo như sau:

“1. Chức danh nhà giáo trong các cơ sở giáo dục bao gồm: Giáo viên mầm non; giáo viên tiểu học; giáo viên trung học cơ sở; giáo viên trung học phổ thông; giáo viên dự bị đại học; giáo viên giáo dục thường xuyên; giáo viên giáo dục nghề nghiệp; giảng viên cao đẳng sư phạm; giảng viên giáo dục nghề nghiệp; giảng viên đại học.

2. Chức danh nhà giáo là căn cứ để cơ quan quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục xây dựng đề án vị trí việc làm; thực hiện tuyển dụng, sử dụng, quản lý và thực hiện chế độ, chính sách đãi ngộ, tôn vinh đối với nhà giáo.

3. Mỗi chức danh nhà giáo được phân loại như sau:

Giáo viên, giáo viên chính, giáo viên cao cấp;

Trợ giảng, giảng viên, giảng viên chính, giảng viên cao cấp (bao gồm cả giáo sư, phó giáo sư).”

Theo dự thảo Luật Nhà giáo, nhà giáo bao gồm giáo viên từ bậc mầm non đến đại học sau khi trúng tuyển sẽ được bổ nhiệm chức danh nhà giáo.

Đối với giáo viên ở bậc mầm non, phổ thông và tương đương sẽ được phân loại và bổ nhiệm chức danh nhà giáo: Giáo viên, giáo viên chính, giáo viên cao cấp.

Đối với giáo viên ở trường cao đẳng sư phạm, đại học và tương đương sẽ được bổ nhiệm chức danh nhà giáo Trợ giảng, giảng viên, giảng viên chính, giảng viên cao cấp (bao gồm cả giáo sư, phó giáo sư).

Bỏ xếp hạng sẽ giải quyết nhiều vấn đề

Theo cô Nguyễn Thị Bích Thuỷ - giáo viên Trường Mầm non Kỳ Sơn (Hà Tĩnh), trong dự thảo Luật Nhà giáo có rất nhiều điểm mới. Đặc biệt, cô Thuỷ rất quan tâm tới việc giáo viên sẽ không còn chia hạng I, II, III.

"Nếu bỏ xếp hạng sẽ giải quyết được các vấn đề hạn chế về việc trả lương cho giáo viên. Hiện nay cũng không có căn cứ để chia hạng giáo viên, điều này sẽ dẫn đến sự băn khoăn và khiến không ít giáo viên cảm thấy lo lắng" - cô Thuỷ nói.

Cùng chung quan điểm với cô Thuỷ, cô Phạm Kim Nhung - giáo viên Trường Tiểu học Địch Quả (Phú Thọ) cho rằng, hạng ảnh hưởng rất nhiều đến tiền lương giáo viên.

"Hạng khác nhau, dẫn đến tiền lương nhận được cũng khá chênh lệch nhau. Chẳng hạn như giáo viên tiểu học có hạng III có hệ số lương 2,34-4,98; hạng II có hệ số lương 4,0-6,38; hạng I có hệ số lương 4,4-6,78.

Mức lương khá chênh lệch giữa các hạng trong khi khối lượng công việc và trách nhiệm của giáo viên hầu như giống nhau. Việc xếp hạng giáo viên là trăn trở của nhiều giáo viên, nếu như bỏ xếp hạng theo như Dự thảo Luật Nhà giáo từ ngày 1.7.2024 tới đây sẽ góp phần giải quyết được bất cập về tiền lương" - cô Nhung nói.

TUYẾT ANH
TIN LIÊN QUAN

Đề xuất nhiều điểm mới về tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng giáo viên

Trang Hà |

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) vừa công bố dự thảo Thông tư quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập và giáo viên dự bị đại học. Dự thảo thông tư có nhiều điểm mới về tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng giáo viên.

Hiệu trưởng có vai trò rất lớn trong việc xét thăng hạng giáo viên

TRÀ MY |

Theo Nghị định 85/2023/NĐ-CP về tiêu chuẩn, điều xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp có quyền tổ chức xét thăng hạng, điều này khiến giáo viên băn khoăn.

Hiệu trưởng có quyền hạn rất lớn trong xét thăng hạng giáo viên

lưu hoài |

Trong nghị định 85/2023/NĐ-CP người đứng đầu đơn vị sự nghiệp có trách nhiệm phân công, tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên.

Chăm lo cho người lao động bằng hành động thiết thực từ kinh phí công đoàn

Tuyết Lan |

Kinh phí công đoàn có vai trò đặc biệt quan trọng để chăm lo trực tiếp cho người lao động. Đây chính là nguồn lực để công đoàn cơ sở tổ chức các hoạt động thiết thực cả về vật chất và tinh thần cho người lao động.

Kiểm tra hoạt động bán chui vàng miếng ở Lạng Sơn sau phản ánh của Lao Động

NHÓM PV |

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lạng Sơn gửi văn bản hỏa tốc giấy mời họp với đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan để trao đổi các biện pháp xử lý trước thông tin phản ánh của Báo Lao Động về hoạt động bán chui vàng miếng trên địa bàn tỉnh này.

Tuyển thủ Việt Nam dự Olympic 2024 đang nhận lương thế nào?

HOÀI VIỆT |

Thể thao Việt Nam đã có 11 tuyển thủ giành suất chính thức dự Olympic Paris (Pháp) 2024. Lương, thu nhập của các gương mặt trọng điểm cũng là vấn đề nhận nhiều sự quan tâm.

Bất chấp mạng sống, đua nhau vớt củi giữa nước lũ cuồn cuộn ở Điện Biên

NHÓM PV |

Mưa lớn kéo dài khiến nước lũ dâng cao, rất nhiều người dân tại Điện Biên đã bất chấp nguy hiểm để vớt củi trên dòng nước đục ngàu, cuồn cuộn.

Bổ sung một dự án hơn 4ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của quận Tây Hồ

KHÁNH AN |

Hà Nội bổ sung dự án xây dựng hạ tầng khu nhà ở, đất ở đối với cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước với diện tích 4,006ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Tây Hồ.

Đề xuất nhiều điểm mới về tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng giáo viên

Trang Hà |

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) vừa công bố dự thảo Thông tư quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập và giáo viên dự bị đại học. Dự thảo thông tư có nhiều điểm mới về tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng giáo viên.

Hiệu trưởng có vai trò rất lớn trong việc xét thăng hạng giáo viên

TRÀ MY |

Theo Nghị định 85/2023/NĐ-CP về tiêu chuẩn, điều xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp có quyền tổ chức xét thăng hạng, điều này khiến giáo viên băn khoăn.

Hiệu trưởng có quyền hạn rất lớn trong xét thăng hạng giáo viên

lưu hoài |

Trong nghị định 85/2023/NĐ-CP người đứng đầu đơn vị sự nghiệp có trách nhiệm phân công, tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên.