Hỗ trợ giáo viên để tạo động lực cho sự đổi mới

Tường Vân thực hiện |

Bước sang năm học thứ 4 triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, với sự chủ động của toàn ngành, hoạt động đổi mới giáo dục đang được thực hiện hiệu quả, đem lại nhiều kết quả tích cực, nhất là trong việc nâng cao chất lượng dạy và học. Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng còn nhiều trăn trở về những việc cần được triển khai mạnh mẽ và làm tốt hơn trong thời gian tới.

Nhân dịp Xuân Giáp Thìn 2024, Báo Lao Động đã có cuộc trò chuyện với Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Nguyễn Kim Sơn để lắng nghe những chia sẻ và dự định của ngành trong năm 2024.

Năm học 2023-2024 là năm thứ 4 triển khai thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Nhìn lại chặng đường vừa qua, việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa đã đem lại những kết quả như thế nào, thưa Bộ trưởng?

- Sau một chặng đường đổi mới, đã có những kết quả quan trọng là tiền đề. Những thách thức, bỡ ngỡ, lúng túng dần được điều chỉnh để đi vào nền nếp. Giáo viên đã bắt đầu quen với chương trình giáo dục phổ thông mới, với cách dạy mới, phát huy tính chủ động, sáng tạo nhiều hơn. Học sinh quen hơn với cách học, xã hội biết và chia sẻ nhiều hơn… đó chính là những kết quả bước đầu rất quan trọng.

Các địa phương cũng nhận thấy điều kiện đổi mới còn nhiều thiếu thốn và tích cực để giải quyết.

Theo Bộ trưởng, đâu là những điểm còn hạn chế, khó khăn khi thực hiện việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông?

- Tôi cho rằng, đổi mới mang theo những thách thức đối với cái cũ, tư duy cũ, quan niệm cũ và sức ì. Đổi mới càng sâu, thì thách thức càng lớn.

Đối với lực lượng nhà giáo, một trong những khó khăn đó là các cách làm cũ vốn đã định hình và ăn sâu vào thói quen giảng dạy mà không phải tất cả giáo viên đều sẵn sàng đổi mới mình để thích nghi với công việc mới cần làm theo yêu cầu của sự đổi mới.

Bên cạnh đó, chính vì áp lực của đổi mới và áp lực của cuộc sống (thu nhập không tăng, cơ hội việc làm rộng mở), trong vòng 3 năm học vừa qua, đã có trên 40.000 giáo viên nghỉ việc, bỏ việc. Bình quân mỗi năm lại có khoảng 10.000 giáo viên nghỉ hưu.

Trong khi từ năm 2020 đến nay, số chỉ tiêu được giao gần 26.000 biên chế mới. Đối chiếu số lượng giáo viên nghỉ việc và số lượng giáo viên được tuyển dụng đang có sự chênh lệch lớn, chưa kể đến tình hình tuyển dụng ở các địa phương đang gặp nhiều khó khăn.

Khó khăn còn đến từ sự chuẩn bị các điều kiện ở phía địa phương cho công cuộc đổi mới. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế, mức độ quan tâm cũng như khó khăn khác nhau của mỗi địa phương dẫn đến việc đáp ứng điều kiện cho đổi mới còn nhiều hạn chế.

Và thực tế, trước khi đổi mới giáo dục đã có nhiều khó khăn chưa khắc phục xong, giờ lại phải bước vào một hành trình đổi mới với nhiều khó khăn hơn. Ở những vùng sâu, vùng xa, khó khăn, thách thức sẽ còn chồng chất hơn nữa nếu như không có sự hỗ trợ hiệu quả. Trong khi đó, ở các đô thị lớn lại gặp khó khăn về sự dịch chuyển dân cư cơ học, tăng dân số cao, thiếu đất để xây trường. Như vậy, mỗi nơi đều có các khó khăn riêng.

Ngoài ra, đổi mới không chỉ liên quan đến học sinh, giáo viên mà còn cần sự ủng hộ của phụ huynh, xã hội. Công cuộc đổi mới có rất nhiều thay đổi và khi một phần không nhỏ trong xã hội chưa hiểu hết những thay đổi đó sẽ dễ dẫn đến kêu ca, phàn nàn, chưa hoàn toàn tin tưởng vào định hướng đổi mới.

Bộ GDĐT sẽ có những giải pháp gì để khắc phục khó khăn, hạn chế nêu trên trong thời gian tới?

- Trước hết, chúng tôi xác định, việc quán triệt, tuyên truyền mục tiêu, yêu cầu, nội dung đổi mới về chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông phải mạnh mẽ, triệt để, sâu rộng hơn để mọi tầng lớp nhân dân hiểu đúng và tin tưởng.

Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông phải được thực hiện đồng bộ từ Trung ương đến địa phương, đến từng nhà trường, cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên và có sự hỗ trợ, đồng hành của phụ huynh. Công tác phối hợp giữa các cơ quan Trung ương, địa phương cần nhịp nhàng, thường xuyên hơn để kịp thời tháo gỡ khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện, đáp ứng yêu cầu đổi mới về chất lượng, lộ trình quy định.

Bộ GDĐT xác định, các địa phương có vai trò quan trọng trong triển khai kế hoạch, lộ trình Chương trình GDPT 2018. Do đó, chúng tôi đề nghị các địa phương cần tăng cường quan tâm, đầu tư để đảm bảo các điều kiện triển khai chương trình như cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, thiết bị dạy học.

Định hướng lâu dài của ngành là muốn có nền giáo dục chất lượng cao, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước. Muốn làm được vậy thì phải thu hút được nhiều người trẻ, người giỏi vào học sư phạm.

Điều đầu tiên, là cần đảm bảo thu nhập. Thu nhập nhà giáo ít nhất phải đảm bảo để thầy cô có thể sống bằng nghề.

Thứ hai, cần có chính sách hỗ trợ học sinh giỏi, thu hút học sinh giỏi vào học các trường sư phạm bằng việc đặt hàng, hỗ trợ sinh hoạt. Bộ GDĐT đã tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định số 116/2020/NĐ-CP quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm. Từ khi có Nghị định 116 việc thu hút học sinh vào học sư phạm cũng được cải thiện.

Tuy nhiên, việc hỗ trợ sinh hoạt phí và đặt hàng triển khai của địa phương còn một số vấn đề vướng và hiện nay, Bộ GDĐT đang tham mưu Chính phủ để sửa Nghị định 116 theo hướng thu hút được người giỏi vào học sư phạm nhiều hơn.

Xin cảm ơn Bộ trưởng!

Tường Vân thực hiện
TIN LIÊN QUAN

Giáo viên tổ chức lớp dạy thêm tại nhà bị phạt tiền ra sao?

Hoàng Nam |

Nhằm đáp ứng nhu cầu học thêm của học sinh, các lớp dạy thêm tại nhà mở ra ngày càng nhiều. Thế nhưng hiện nay, chưa có chính sách chấp thuận việc các giáo viên được phép tự ý tổ chức dạy thêm tại nhà.

Giáo viên có quyền từ chối nếu không muốn trực Tết

TRÀ MY |

Giáo viên có phải trực Tết không là câu hỏi nhiều nhà giáo trên cả nước đang quan tâm trong những ngày giáp Tết Nguyên đán 2024.

Giáo viên đồng loạt đề xuất thi 3 môn vào lớp 10 THPT

Danh Trang |

Theo nhiều giáo viên, thi vào lớp 10 THPT với 3 môn Toán, Văn, Ngoại ngữ là phù hợp với tinh thần chương trình mới, giảm áp lực học tập và thi cử cho học sinh.

Bữa cơm Tất niên của học sinh nghèo ở chân núi Pha Luông

HẢI ĐĂNG |

Không chỉ có cơm trắng với rau xanh, bữa cơm của các em học sinh tại điểm Trường Tiểu học Chiềng Sơn (xã Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) đã có thêm thịt.

Cái Tết cuối cùng của các nghệ sĩ ở Viện dưỡng lão nghệ sĩ TPHCM

ĐÔNG DU |

Sau Tết Giáp Thìn, các nghệ sĩ ở Viện dưỡng lão nghệ sĩ TPHCM sẽ chuyển sang Trung tâm dưỡng lão Thị Nghè để sống. Hiện tại, 6 nghệ sĩ đã nhận quà từ các mạnh thường quân và những nghệ sĩ như Mỹ Tâm, Đàm Vĩnh Hưng...

Công nhân vượt hàng trăm cây số về quê đón Tết

Thục Quyên |

Sau 1 năm làm việc vất vả, thời điểm năm hết, nhiều công nhân lao động làm việc xa quê còn phải trải qua một khó khăn khác: Chọn được phương tiện để về quê đón Tết cùng gia đình, người thân.

Giá căn hộ chung cư quận Nam Từ Liêm tăng nóng, chạm mốc 120 triệu đồng/m2

Thu Giang |

Nhiều dự án chung cư ở quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) những tháng qua liên tục tăng nóng, chạm mốc 100-120 triệu đồng/m2, tăng gấp 3 lần so với thời điểm mở bán chung cư sơ cấp năm 2018.

Nhu cầu tăng cao, người giúp việc theo giờ làm không hết việc

Anh Vũ |

Dọn nhà trước Tết được coi là “cơn ác mộng” đối với nhiều người, nhất là giới trẻ. Thế nhưng, nhu cầu dọn nhà ngày cận Tết lại là cơ hội kiếm thêm thu nhập cho một số người lao động thời vụ.

Giáo viên tổ chức lớp dạy thêm tại nhà bị phạt tiền ra sao?

Hoàng Nam |

Nhằm đáp ứng nhu cầu học thêm của học sinh, các lớp dạy thêm tại nhà mở ra ngày càng nhiều. Thế nhưng hiện nay, chưa có chính sách chấp thuận việc các giáo viên được phép tự ý tổ chức dạy thêm tại nhà.

Giáo viên có quyền từ chối nếu không muốn trực Tết

TRÀ MY |

Giáo viên có phải trực Tết không là câu hỏi nhiều nhà giáo trên cả nước đang quan tâm trong những ngày giáp Tết Nguyên đán 2024.

Giáo viên đồng loạt đề xuất thi 3 môn vào lớp 10 THPT

Danh Trang |

Theo nhiều giáo viên, thi vào lớp 10 THPT với 3 môn Toán, Văn, Ngoại ngữ là phù hợp với tinh thần chương trình mới, giảm áp lực học tập và thi cử cho học sinh.