Dạy thêm, học thêm hiện nay được quy định như thế nào?

Trang Hà |

Mới đây, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn và một số đại biểu Quốc hội đề xuất đưa dạy thêm vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Vậy hiện nay, dạy thêm, học thêm được quy định như thế nào? Báo Lao Động đã có cuộc trò chuyện với luật sư Nguyễn Văn Phi - Phó Giám đốc Công ty Luật TNHH Lawkey xung quanh vấn đề này.

Hiện nay, pháp luật đã có những quy định gì về dạy thêm, học thêm, thưa ông?

- Hiện nay, văn bản pháp lý quan trọng nhất quy định, điều chỉnh hoạt động dạy thêm, học thêm là Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 16.5.2012.

Trong Thông tư 17 quy định về điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục tổ chức dạy thêm, học thêm; hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm, trách nhiệm quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm; thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính.

Tuy nhiên, từ năm 2016, khi Luật Đầu tư năm 2014 sửa đổi, bổ sung đã loại bỏ dạy thêm, học thêm ra khỏi danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện, việc cấp phép cho hoạt động dạy thêm đã không còn hiệu lực.

Đến tháng 8.2019, Bộ GDĐT ban hành Quyết định số 2499/QĐ-BGDĐT công bố hết hiệu lực đối với các quy định liên quan đến việc tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường; yêu cầu đối với người dạy thêm và người tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm; quy định về cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm, học thêm; các quy định về hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép tổ chức dạy thêm, học thêm.

Như vậy, hiện nay, Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT chỉ còn quy định về các nguyên tắc trong hoạt động dạy thêm, học thêm; quy định về trách nhiệm quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm và quy định về các công tác thanh, kiểm tra và xử lý vi phạm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Thưa ông, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng nhiều đại biểu Quốc hội đồng tình với phương án đưa dạy thêm vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện, quan điểm của ông về vấn đề này?

- Tôi ủng hộ hoạt động dạy thêm, học thêm là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Tuy nhiên, theo ý kiến của tôi, chỉ nên duy trì hoạt động dạy thêm, học thêm trong nhà trường như hiện nay để phù hợp với chức năng của hệ thống giáo dục chính quy.

Hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường nên là hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa mở rộng của các trung tâm hoạt động giáo dục kỹ năng sống, hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa đang hoạt động theo Thông tư 04/2014/TT-BGDĐT.

Hiện nay, ngoài hạn chế chính không được dạy chương trình giáo dục phổ thông thì các trung tâm hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa vẫn đang thực hiện hoạt động giáo dục giúp cho người học hình thành và phát triển những thói quen, hành vi, thái độ tích cực, lành mạnh trong việc ứng xử các tình huống của cuộc sống cá nhân.

Đồng thời, tham gia đời sống xã hội, qua đó hoàn thiện nhân cách và định hướng phát triển bản thân tốt hơn dựa trên nền tảng các giá trị sống; hoạt động giáo dục đáp ứng nhu cầu người học không thuộc chương trình, kế hoạch giáo dục do các cơ quan có thẩm quyền đã phê duyệt.

Vì vậy, chỉ cần bổ sung quy định thêm những trường hợp cụ thể về đối tượng được học thêm, dạy thêm, yêu cầu về chương trình dạy thêm là có thể áp dụng được ngay.

Nếu hợp thức hóa dạy thêm, giáo viên sẽ có quyền lợi và nghĩa vụ như thế nào, thưa ông?

- Theo quy định tại Luật Đầu tư 2020, ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

Vì vậy, khi dạy thêm, học thêm được quy định là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, cá nhân, tổ chức khi muốn đầu tư kinh doanh hay tham gia thị trường dạy thêm, học thêm phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện kinh doanh trước khi tiến hành kinh doanh.

Các điều kiện kinh doanh như yêu cầu về người dạy học thêm, yêu cầu đối với cá nhân, tổ chức tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm; yêu cầu cơ sở vật chất, thiết bị, mức thu học phí... sẽ được quy định cụ thể để quản lý chặt chẽ, minh bạch hơn.

Trang Hà
TIN LIÊN QUAN

Hợp thức hóa dạy thêm, giáo viên có quyền lợi và nghĩa vụ gì?

Danh Trang |

Khi dạy thêm được quy định là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, cá nhân, tổ chức muốn đầu tư kinh doanh hay tham gia thị trường dạy thêm phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện kinh doanh.

Học sinh nín thở chờ đợi chốt phương án thi tốt nghiệp THPT với 4 môn

Thanh Hằng |

Đề xuất phương án thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) 2+2 từ năm 2025 nhận được nhiều sự ủng hộ của người học và người dạy.

Lợi ích kép từ việc hợp thức hóa dạy thêm học thêm

Hồng Nhung |

Giáo viên có thêm cơ hội trau dồi kỹ năng nghiệp vụ sư phạm, tăng thu nhập chính đáng; học sinh được bồi dưỡng, nâng cao kiến thức; phụ huynh yên tâm làm việc là "lợi ích kép" của việc hợp thức hóa dạy thêm học thêm.

Danh sách các đại biểu trúng cử Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN khoá XIII

Nhóm phóng viên |

Chiều 2.12, Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đã bầu 168 Ủy viên Ban Chấp hành Tổng LĐLĐVN khoá XIII, nhiệm kỳ 2023-2028. Tại Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Tổng LĐLĐVN khoá XIII, các đại biểu đã bầu Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN khoá XIII, nhiệm kỳ 2023 gồm 28 ủy viên.

Báo Lao Động trân trọng giới thiệu danh sách và chúc mừng các Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN khoá XIII, nhiệm kỳ 2023-2028.

Cặp sanh khủng hàng trăm tỉ ở Hải Dương, ngắm mãi không chán

Hoàng Thông |

Nhiều cây khủng lộ diện tại triển lãm sinh vật cảnh Hải Dương. Cặp sanh khủng có tuổi đời hàng trăm năm, giá trị hàng trăm tỉ được nhiều người dành lời khen ngợi. Triển lãm diễn ra tại khu biệt thự Đỉnh Long, TP.Hải Dương đã thu hút 600 nhà vườn tham gia, với 1.200 tác phẩm triển lãm.

Một hiệu trưởng bị phạt 46 triệu đồng vì say rượu, lái ôtô dạo đêm

Bảo Nguyên |

Lào Cai - Thời điểm lực lượng Cảnh sát Giao thông (CSGT) kiểm tra, nam hiệu trưởng vi phạm nồng độ cồn ở mức “kịch khung” đồng thời không xuất trình được Giấy phép lái xe.

Doanh nghiệp bất động sản lo cạn vốn, phá sản

Bảo Chương |

TPHCM - Thị trường bất động sản đang chứng kiến tình cảnh hàng loạt doanh nghiệp bất động sản đang phải đối diện nguy cơ giải thể, phá sản do tình hình hoạt động kinh doanh quá khó khăn.

Phó Chủ tịch tỉnh Bạc Liêu được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Tài chính

Minh Ánh |

Ông Lê Tấn Cận, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bạc Liêu được Thủ tướng bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Tài chính.

Hợp thức hóa dạy thêm, giáo viên có quyền lợi và nghĩa vụ gì?

Danh Trang |

Khi dạy thêm được quy định là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, cá nhân, tổ chức muốn đầu tư kinh doanh hay tham gia thị trường dạy thêm phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện kinh doanh.

Học sinh nín thở chờ đợi chốt phương án thi tốt nghiệp THPT với 4 môn

Thanh Hằng |

Đề xuất phương án thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) 2+2 từ năm 2025 nhận được nhiều sự ủng hộ của người học và người dạy.

Lợi ích kép từ việc hợp thức hóa dạy thêm học thêm

Hồng Nhung |

Giáo viên có thêm cơ hội trau dồi kỹ năng nghiệp vụ sư phạm, tăng thu nhập chính đáng; học sinh được bồi dưỡng, nâng cao kiến thức; phụ huynh yên tâm làm việc là "lợi ích kép" của việc hợp thức hóa dạy thêm học thêm.