Còn nhiều vướng mắc khi triển khai nội dung giáo dục địa phương

Thầy Nguyễn Văn Lực - Giáo viên Trường THCS Trịnh Phong, Diên Khánh, Khánh Hoà. |

Sau gần một học kỳ, nhiều giáo viên nhận xét, nội dung giáo dục địa phương và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 còn nhiều vướng mắc, cần có sự giải đáp từ Bộ GDĐT.

Nội dung giáo dục địa phương và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp theo nhận xét của thầy cô phù hợp với thực tế dạy học phát huy phẩm chất năng lực học sinh, đúng mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Học sinh sẽ có được những trải nghiệm, tham gia các hoạt động tập thể, nhằm hình thành những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống và được trang bị những hiểu biết về nơi sinh sống. Từ đó, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu và vận dụng những điều đã học để góp phần giải quyết những vấn đề của quê hương…

Dạy nội dung giáo dục địa phương cho học sinh qua hoạt động tham quan, trải nghiệm làm hướng dẫn viên du lịch giới thiệu Tháp Bà Ponagar (Nha Trang-Khánh Hòa). Ảnh Nguyễn Văn Lực
Dạy nội dung giáo dục địa phương cho học sinh qua hoạt động tham quan, trải nghiệm làm hướng dẫn viên du lịch giới thiệu Tháp Bà Ponagar (Nha Trang-Khánh Hòa). Ảnh: Nguyễn Văn Lực

Mục tiêu là vậy, nhưng thực tế, cách triển khai hiện nay ở các trường còn khá lúng túng. Mỗi trường có nhiều cách sắp xếp triển khai thực hiện hoạt động giáo dục này khác nhau và đa phần tuỳ thuộc vào quyết định của hiệu trưởng.

Phải thay đổi thời khóa biểu liên tục

Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp được quy định học 105 tiết/năm do giáo viên chủ nhiệm lớp là người thực hiện chính. Nội dung giáo dục địa phương được quy định 35 tiết/năm nhưng có đến 6 phân môn khác nhau đó là: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân, Âm nhạc, Mỹ thuật và được sắp xếp thành những đơn vị kiến thức riêng lẻ.

Thực tế khi dạy nội dung giáo dục địa phương chỉ còn có 31 tiết/năm vì trừ đi 4 tiết ôn tập kiểm tra định kỳ quy định tại Thông tư 22 Số: 22/2021/TT-BGDĐT. Đây là vướng mắc cần được giải quyết.

Bên cạnh đó, việc thiết kế chương trình hoạt động giáo dục như vậy sẽ rất khó khăn cho việc phân công chuyên môn giảng dạy nhất là đối với nội dung giáo dục địa phương có 6 thầy cô cùng tham gia giảng dạy.

Mỗi thầy cô dạy 5 tiết nên cứ sau 5 tiết/môn nhà trường lại phải sắp xếp thay đổi lại thời khóa biểu rất cực. Điều quan trọng hơn, ai sẽ là người chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch giáo dục, chịu trách nhiệm ra đề khi kiểm tra định kỳ, chấm bài, vào điểm và phê ký học bạ?

Một số trường phân công nhiệm vụ cho nhóm trưởng chịu trách nhiệm chính hoặc một trong 6 giáo viên phụ trách phân môn khi rơi vào thời điểm kiểm tra định kỳ là người phải thực hiện.

Không thuộc một tổ bộ môn nào

Điểm đáng chú ý, nội dung giáo dục địa phương và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp không phân được vào tổ bộ môn nào để sinh hoạt như các môn học khác. Vì như đã nói, tất cả giáo viên chủ nhiệm đều tổ chức thực hiện hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.

Theo đó, 6 thầy cô ở tổ bộ môn Ngữ văn cùng tổ Lịch sử - Địa lý - Giáo dục công dân - Nghệ thuật tham gia dạy bộ môn nội dung giáo dục địa phương.

Theo quy định, nội dung giáo dục địa phương do Sở GDĐT từng địa phương biên soạn có sự thẩm định của Bộ GDĐT. Tuy nhiên, đến nay, dù học kỳ I năm học 2022-2023 sắp kết thúc, nhưng nhiều trường học trên cả nước vẫn chưa nhận được tài liệu này. Điều này gây nhiều khó khăn cho các trường trong thực hiện kế hoạch dạy học đúng theo khung thời gian năm học.

Với những bất cập nêu trên thiết nghĩ Bộ GDĐT cần xem xét tính thực tế hiệu quả của môn giáo dục địa phương. Nên có tổng kết đánh giá nếu không hợp lý, thiếu hiệu quả thì chuyển về giảng dạy tích hợp, lồng ghép vào các bộ môn riêng lẻ như trước đây, cũng để giảm tải số môn học cho học sinh.

Rất mong những vướng mắc này cần có hướng từ Bộ GDĐT, để các nhà trường, giáo viên dễ dàng thực hiện trong năm học này.

Thầy Nguyễn Văn Lực - Giáo viên Trường THCS Trịnh Phong, Diên Khánh, Khánh Hoà.
TIN LIÊN QUAN

Từ "trường đại học" lên "đại học": Thận trọng trong việc nâng cấp

Tường Vân |

Ngay sau khi Chính phủ có quyết định phê duyệt Trường Đại học Bách khoa Hà Nội trở thành Đại học Bách khoa Hà Nội, nhiều chuyên gia đã đưa ra quan điểm về thuật ngữ "đại học" và "trường đại học".

Sinh viên Trường Đại học Thương mại bất ngờ vì học phí tăng cao

Tường Vân - Bích Hà |

Năm học 2022-2023, học phí Trường Đại học Thương mại dao động từ 23 – 33,495 triệu đồng. Mức học phí này tăng mạnh so với năm học 2021-2022.

Bạo lực học đường: Bất an với cách cư xử trong môi trường giáo dục

Vân Trang |

Bạo lực học đường không phải là vấn đề cũ nhưng luôn gây nhức nhối trong dư luận bởi tần suất và mức độ ngày càng gia tăng. Câu hỏi đặt ra là trách nhiệm thuộc về ai và biện pháp nào để đẩy lùi vấn nạn này?

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Từ "trường đại học" lên "đại học": Thận trọng trong việc nâng cấp

Tường Vân |

Ngay sau khi Chính phủ có quyết định phê duyệt Trường Đại học Bách khoa Hà Nội trở thành Đại học Bách khoa Hà Nội, nhiều chuyên gia đã đưa ra quan điểm về thuật ngữ "đại học" và "trường đại học".

Sinh viên Trường Đại học Thương mại bất ngờ vì học phí tăng cao

Tường Vân - Bích Hà |

Năm học 2022-2023, học phí Trường Đại học Thương mại dao động từ 23 – 33,495 triệu đồng. Mức học phí này tăng mạnh so với năm học 2021-2022.

Bạo lực học đường: Bất an với cách cư xử trong môi trường giáo dục

Vân Trang |

Bạo lực học đường không phải là vấn đề cũ nhưng luôn gây nhức nhối trong dư luận bởi tần suất và mức độ ngày càng gia tăng. Câu hỏi đặt ra là trách nhiệm thuộc về ai và biện pháp nào để đẩy lùi vấn nạn này?