Bạo lực học đường: Bất an với cách cư xử trong môi trường giáo dục

Vân Trang |

Bạo lực học đường không phải là vấn đề cũ nhưng luôn gây nhức nhối trong dư luận bởi tần suất và mức độ ngày càng gia tăng. Câu hỏi đặt ra là trách nhiệm thuộc về ai và biện pháp nào để đẩy lùi vấn nạn này?

Nỗi lo không của riêng ai

Đến thời điểm hiện tại, dù đã là sinh viên Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, Nguyễn Thuý Hạnh (20 tuổi) vẫn không thể nào quên hình ảnh một bạn học trung học cơ sở bị bắt nạt trong suốt thời gian dài.

"Thời điểm đó, bạn học của em bị các anh chị khoá trên đe doạ, hành hung. Bạn em đã rất sợ, không dám báo với bất kỳ ai và chỉ âm thầm chịu đựng.

Sau đó, khi em vô tình phát hiện, thông báo với thầy cô, tình trạng này mới chấm dứt. Bản thân em khi đó cũng rất sợ mình cũng sẽ rơi vào tình cảnh tương tự" - Thuý Hạnh nói.

Bạo lực học đường luôn là vấn đề gây nhức nhối trong dư luận. Đồ hoạ: Vân Trang
Bạo lực học đường luôn là vấn đề gây nhức nhối trong dư luận. Đồ hoạ: Vân Trang

Thực tế, tình trạng bạo lực học đường đã và đang diễn ra ở tất cả bậc học khác nhau. Bạo lực học đường không chỉ xảy ra ở học sinh nam mà còn cả ở học sinh nữ; không chỉ giữa học sinh với học sinh mà còn có bạo lực giữa học sinh với giáo viên và giáo viên với học sinh.

Các hành vi bạo lực có thể là bạo lực về thể chất, bạo lực về lời nói hay thậm chí là bạo lực về tinh thần. Thời gian qua, số vụ bạo hành trong môi trường giáo dục ngày càng gia tăng, gây nhức nhối dư luận và trở thành nỗi lo của các bậc phụ huynh.

"Sau gần 2 năm học online ở nhà để phòng chống dịch bệnh, các con gặp phải rất nhiều vấn đề về tâm lý. Các con dễ nổi nóng, dễ cáu gắt, chỉ một hành động, 1 câu cãi vã, 1 hiểu nhầm nhỏ... cũng có thể dẫn đến các hành vi bạo lực học đường. Tôi luôn lo sợ, 1 ngày nào đó, con mình cũng trở thành nạn nhân của các vụ hành hung, đánh đập ở trường học" - chị Bùi Thị Chi (Thanh Xuân, Hà Nội) nói.

Cần có hình thức kỷ luật nghiêm khắc

Bàn về vấn nạn bạo lực học đường, chị Nguyễn Thu Hồng (Thanh Hoá) cho rằng, là cha mẹ, ai cũng xót xa khi chứng kiến con trở thành nạn nhân của các vụ bạo hành tinh thần, thể chất...

Tuy nhiên, theo quan điểm của chị, người lớn cần phải bình tĩnh lắng nghe từ nhiều phương diện thay vì công kích những người đã gây thương tích cho con em mình. Bởi ở lứa tuổi mới lớn, các em học sinh luôn muốn khẳng định bản thân nên rất dễ có những hành động bộc phát. Lỗi sai có thể đến từ 2 phía.

"Tôi từng chứng kiến nhiều vụ mâu thuẫn, xô xát giữa học trò với nhau. Các bậc phụ huynh vì xót con, vội vàng quát mắng, đe nạt, thậm chí buông những lời không hay với những đứa trẻ còn lại. Họ quên mất rằng, chính hành động của họ cũng là bạo lực tinh thần đối với trẻ em" - chị Hồng phân tích.

Người mẹ này nhận định, khi xảy ra tình trạng bạo lực học đường, tuỳ theo mức độ mà có cách xử trí khác nhau. Nhưng điều quan trọng nhất, luôn cần sự chung tay từ nhà trường, gia đình và xã hội để giáo dục, uốn nắn con trẻ.

"Việc dạy dỗ con trẻ không chỉ diễn ra ngay lúc đó mà cả quá trình lâu dài. Nhà trường cần theo dõi biểu hiện của các em học sinh trên lớp bởi không loại trừ những đứa trẻ vẫn còn hằn thù, mâu thuẫn với nhau, dẫn đến những lần hành hung, xô xát tiếp theo" - chị Hồng nói.

Còn theo quan điểm của anh Nguyễn Xuân Sơn (Đống Đa, Hà Nội), để xảy ra tình trạng bạo lực học đường, cần có trách nhiệm của cả phụ huynh và nhà trường.

"Tần suất mà mức độ các vụ đánh nhau xảy ra tại trường học ngày càng lớn. Điều này chứng tỏ, các hình thức răn đe, kỷ luật chưa đủ mạnh để giáo dục con em.

Nên chăng có sự đổi mới mạnh mẽ về luật pháp đối với trẻ vị thành niên (khung hình phạt, cách thức xử phạt, xóa án...), quan trọng nhất là bao gồm cả trách nhiệm của phụ huynh" - anh Sơn chia sẻ.

Bên cạnh đó, phụ huynh này cũng bày tỏ mong muốn, mỗi bậc phụ huynh hãy quan tâm hơn tới con cái, phối hợp cùng giáo viên, nhà trường để giáo dục, uốn nắn con cách cư xử đúng mực nơi trường học, trở thành những người có ích cho xã hội sau này. 

Vân Trang
TIN LIÊN QUAN

Bạo lực học đường ngày càng gia tăng, làm sao để ngăn chặn?

Tường Vân |

Thời gian qua, trên mạng xã hội xuất hiện hàng loạt vụ học sinh bạo hành, đánh đập nhau với nhiều mức độ gây xôn xao dư luận. Đáng lo ngại, tình trạng bạo lực học đường ngày càng có xu hướng gia tăng.

Nữ sinh lớp 7 ở Hà Nội bị nhóm bạn cùng khối đánh hội đồng đến chấn thương

Tường Vân - Bích Hà |

Do mâu thuẫn cá nhân, một nhóm 3 học sinh lớp 7, Trường THCS Phú Cường, Hà Đông, Hà Nội đã hành hung, đánh đập 1 bạn nữ cùng khối.

Ngăn chặn bạo lực học đường: Giáo dục từ mỗi học sinh

Khánh Linh |

Hòa Bình - Nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn bạo lực học đường đã được triển khai ở tỉnh miền núi Hoà Bình.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Bạo lực học đường ngày càng gia tăng, làm sao để ngăn chặn?

Tường Vân |

Thời gian qua, trên mạng xã hội xuất hiện hàng loạt vụ học sinh bạo hành, đánh đập nhau với nhiều mức độ gây xôn xao dư luận. Đáng lo ngại, tình trạng bạo lực học đường ngày càng có xu hướng gia tăng.

Nữ sinh lớp 7 ở Hà Nội bị nhóm bạn cùng khối đánh hội đồng đến chấn thương

Tường Vân - Bích Hà |

Do mâu thuẫn cá nhân, một nhóm 3 học sinh lớp 7, Trường THCS Phú Cường, Hà Đông, Hà Nội đã hành hung, đánh đập 1 bạn nữ cùng khối.

Ngăn chặn bạo lực học đường: Giáo dục từ mỗi học sinh

Khánh Linh |

Hòa Bình - Nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn bạo lực học đường đã được triển khai ở tỉnh miền núi Hoà Bình.