Điểm khác biệt khi Trường Đại học Bách khoa chuyển thành Đại học Bách khoa

Bích Hà |

Hiện nhiều người chưa hiểu trường đại học và đại học khác nhau ra sao. Đặc biệt, Đại học Bách khoa Hà Nội hiện nay sẽ khác gì với Trường Đại học Bách khoa Hà Nội của trước kia.

Sinh viên tốt nghiệp vẫn được cấp văn bằng của Đại học Bách khoa Hà Nội

Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định về việc chuyển Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội thành Đại học Bách khoa Hà Nội.

Hội đồng trường, Chủ tịch Hội đồng trường, Hiệu trưởng của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo các quy định hiện hành cho đến khi Bộ trưởng GDĐT quyết định thành lập Hội đồng Đại học, công nhận Chủ tịch Hội đồng và Giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội.

Vậy Đại học Bách khoa Hà Nội khác gì so với Trường Đại học Bách khoa Hà Nội trước đây? Sinh viên tốt nghiệp sẽ được cấp bằng ra sao trong bối cảnh Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ được thành lập thêm nhiều trường thành viên?

Trả lời những băn khoăn này, đại diện Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, việc đơn vị này được phép thực hiện tổ chức lại cơ cấu tổ chức và hoạt động, từ “trường đại học” lên “đại học” là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của đơn vị mình và phù hợp với xu hướng phát triển của giáo dục đại học thế giới.

Đại học Bách khoa Hà Nội khẳng định, mô hình tổ chức và quản trị của mình là tiên tiến, bộ máy tinh gọn, tăng tính chủ động, sáng tạo ở các đơn vị, thực hiện phân cấp mạnh nhưng không phân lập. Đặc biệt, Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ không xây dựng các trường đại học thành viên (mà chỉ xây dựng các trường trực thuộc), với quan điểm “một Bách khoa Hà Nội”.

Cụ thể, Đại học Bách khoa Hà Nội (HUST) bây giờ sẽ gồm các trường (school) như Trường Công nghệ Thông tin và Truyền thông, Trường Điện - Điện tử, Trường Cơ khí... Và một điểm quan trọng là sẽ không có chữ đại học trong tên các trường con này.

Việc chuyển đổi theo mô hình theo hướng này, đại diện Đại học Bách khoa Hà Nội cho rằng là phù hợp với xu hướng phát triển của giáo dục đại học thế giới. Trên thế giới, mô hình giáo dục đại học đang tổ chức theo hướng trong university (đa lĩnh vực) có các college/school (trường đào tạo 1-2 lĩnh vực).

Đặc biệt, người học khi tốt nghiệp các bậc trình độ đều được cấp văn bằng tốt nghiệp của Đại học Bách khoa Hà Nội để đảm bảo sự gắn kết giữa sinh viên, cựu sinh viên với vị thế và danh tiếng của đơn vị.

 
Đại học Bách khoa Hà Nội đang trên lộ trình trở thành đại học nghiên cứu hàng đầu Việt Nam. Ảnh: HUST

Bước tiến trở thành đại học nghiên cứu

Từ trước đến nay, nhắc đến thương hiệu “Bách khoa Hà Nội”, là nhắc đến một trường đào tạo các ngành kỹ thuật hàng đầu. Nhiều năm nay, nhà trường đẩy mạnh thêm hướng nghiên cứu khoa học và dần trở thành một trong những trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lớn nhất của Việt Nam.

Mục tiêu của nhà trường là trở thành đại học nghiên cứu. Có 4 mục tiêu cụ thể cho việc thành lập 3 trường trực thuộc đó là, Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ phát triển mạnh mẽ 3 lĩnh vực Cơ khí, Công nghệ thông tin và Truyền thông, Điện - Điện tử; các trường sẽ thực hiện đào tạo và nghiên cứu tốt nhất để mỗi nhóm ngành tương ứng được xếp thứ hạng 300 - 400 của thế giới theo bảng xếp hạng QS vào năm 2025 (mức xếp hạng năm 2021 là 401-450).

Nhà trường khẳng định: “Việc chuyển đổi mô hình thành Đại học Bách khoa Hà Nội là để thực hiện tốt sứ mạng, tầm nhìn, định hướng chiến lược phát triển, đưa Đại học Bách khoa Hà Nội phát triển đột phá, lên tầm cao mới, trở thành đại học nghiên cứu, đổi mới sáng tạo, tự chủ toàn diện, có môi trường học thuật sáng tạo, cởi mở, tự do học thuật, khơi dậy khát vọng cống hiến của cán bộ viên chức, người lao động, sinh viên và học viên”.

Trở thành đại học để tăng quyền tự chủ

Nói về sự kiện Trường Đại học Bách khoa Hà Nội trở thành Đại học Bách khoa Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn cho biết, theo Luật Giáo dục đại học năm 2018, trường đại học, học viện là cơ sở giáo dục bậc đại học, đào tạo và nghiên cứu nhiều ngành. Các ngành này thuộc một hoặc một vài lĩnh vực. Trong khi đó, đại học là một cơ sở đào tạo và nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực, gồm nhiều trường đại học và khoa thành viên.

Theo Thứ trưởng, về tổ chức quản trị không có quá nhiều khác biệt giữa trường đại học và đại học. Có điều,  mô hình đại học sẽ giúp các trường tăng tính tự chủ, thể hiện trong việc phân cấp quản lý, quản trị các trường đại học và khoa trực thuộc.

Khi trở thành đại học, cơ sở này có quyền sáp nhập, hợp nhất một số khoa, viện thành trường thành viên. Việc thay đổi cơ cấu không chỉ xảy ra theo hướng cơ học, giảm bớt số ngành nhỏ lẻ, mà tạo ra các trường mang tính liên ngành nhiều hơn, giúp phát triển nghiên cứu khoa học, tăng chất lượng đào tạo.

Bích Hà
TIN LIÊN QUAN

Chuyên gia ngôn ngữ học: Phân biệt Đại học với Trường Đại học là thất sách

PGS-TS Nguyễn Hồng Cổn |

Ở Việt Nam, khi lập các trường đại học đa lĩnh vực, đa ngành, người ta dùng 2 (cụm) từ Đại học và Trường Đại học để phân biệt University với School/College trong tiếng Anh. Ý tưởng này tưởng là hay, nhưng hoá ra thất sách.

Sự khác nhau giữa đại học và trường đại học ở Việt Nam

Vân Trang |

Tại Việt Nam, "trường đại học" và "đại học" là 2 khái niệm hoàn toàn khác biệt. Chính phủ quy định các trường đại học muốn chuyển đổi thành đại học cần ít nhất 3 cơ sở giáo dục trực thuộc, 10 ngành đạo tạo tiến sĩ và 15.000 sinh viên trở lên.

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội được chuyển lên Đại học

Vân Trang |

Thủ tướng vừa có quyết định về việc chuyển Trường Đại học Bách khoa Hà Nội thành Đại học Bách khoa Hà Nội.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Chuyên gia ngôn ngữ học: Phân biệt Đại học với Trường Đại học là thất sách

PGS-TS Nguyễn Hồng Cổn |

Ở Việt Nam, khi lập các trường đại học đa lĩnh vực, đa ngành, người ta dùng 2 (cụm) từ Đại học và Trường Đại học để phân biệt University với School/College trong tiếng Anh. Ý tưởng này tưởng là hay, nhưng hoá ra thất sách.

Sự khác nhau giữa đại học và trường đại học ở Việt Nam

Vân Trang |

Tại Việt Nam, "trường đại học" và "đại học" là 2 khái niệm hoàn toàn khác biệt. Chính phủ quy định các trường đại học muốn chuyển đổi thành đại học cần ít nhất 3 cơ sở giáo dục trực thuộc, 10 ngành đạo tạo tiến sĩ và 15.000 sinh viên trở lên.

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội được chuyển lên Đại học

Vân Trang |

Thủ tướng vừa có quyết định về việc chuyển Trường Đại học Bách khoa Hà Nội thành Đại học Bách khoa Hà Nội.