Từ "trường đại học" lên "đại học": Thận trọng trong việc nâng cấp

Tường Vân |

Ngay sau khi Chính phủ có quyết định phê duyệt Trường Đại học Bách khoa Hà Nội trở thành Đại học Bách khoa Hà Nội, nhiều chuyên gia đã đưa ra quan điểm về thuật ngữ "đại học" và "trường đại học".

Phân biệt đại học và trường đại học

TS Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng, về thuật ngữ "đại học" và "trường đại học" đã được định nghĩa trong Luật. Tuy nhiên, về bản chất, đại học là nơi đào tạo nghiên cứu đa lĩnh vực. Trong mỗi lĩnh vực có thể có nhiều ngành. Còn trường đại học là nơi đào tạo đơn ngành hoặc một số ngành.

"Bản thân cụm từ "đại học" cũng là vay mượn của chữ Hán và khi chuyển ngữ sang tiếng Việt không dịch theo nghĩa của từ đó" - ông Vinh nói và giải thích thêm, từ đại học (University) mà nhiều quốc gia hiện đang sử dụng được hiểu là phải có một khoa hoặc trường giáo dục tổng quát (một số người gọi là giáo dục đại cương).

Khoa này có thể xem là điều kiện rất quan trọng để một đại học có thể thực hiện sứ mệnh giảng dạy và nghiên cứu tốt. Cấu trúc tổ chức và quản trị của đại học cũng khác với cấu trúc, tổ chức của trường thành viên.

 
TS Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ GDĐT. Ảnh: Nhân vật cung cấp

"Hiện nay, việc phân biệt ngành và chuyên ngành trong Luật Giáo dục đại học không còn phù hợp. Trong bối cảnh kinh tế năng động và sự tiến bộ của Khoa học công nghệ, đã xuất hiện chương trình liên ngành, xuyên ngành mang tính chất tích hợp đòi hỏi phải có sự hợp tác giảng dạy và nghiên cứu của các trường thành viên hoặc các khoa (như ở Đại học Bắc Kinh).

Do vậy, ngành hẹp sẽ dần mất đi vai trò của mình thay vào đó là các chương trình (programs) được thiết kế hết sức nhanh chóng, linh hoạt như đại học ASU (Arizona State University USA) vượt ra khỏi cả lĩnh vực truyền thống như chương trình Điện tử - Sinh - Y - Cơ,..." - TS Hoàng Ngọc Vinh phân tích.

Các khái niệm vẫn còn rối rắm, gây hiểu nhầm

Còn theo quan điểm của TS Lê Viết Khuyến, Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, nhiều người đang nhầm tưởng "đại học" và "trường đại học" là một, nhưng thực tế đây là hai mô hình mang sứ mệnh hoàn toàn khác nhau.

 
TS Lê Viết Khuyến, Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Trước những ý kiến của dư luận về việc rối trong cách gọi tên các khái niệm này, ông Khuyến cho rằng, trong các luật về giáo dục của Việt Nam đều khẳng định có 3 loại cơ sở giáo dục đại học là đại học (University), học viện (Academy/Institute) và trường đại học (College) nhưng không định nghĩa rõ các loại hình này như ở luật giáo dục của nhiều quốc gia khác.

"Điểm bất hợp lí là khi dịch ra tiếng Anh tất cả các trường đại học đều tự nhận là University trong khi ở nhiều nước, việc sử dụng tên gọi tiếng Anh (University, College, Academy/Institute) lại được Nhà nước quản lý rất chặt chẽ. Việt Nam cũng nên có thói quen quản lý như vậy để tránh hiểu nhầm về loại hình của các trường đại học.

Nhà nước cũng cần có quy định cụ thể các tiêu chí của loại hình “đại học” và nếu trường nào đạt được các tiêu chí đó thì đương nhiên được mang danh hiệu “đại học” (University)" - ông Khuyến đưa ra đề xuất.

Chuyển từ trường lên đại học: Thận trọng trong việc nâng cấp

Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam nhận định, xu hướng hình thành các đại học lớn hiện nay là tất yếu, tiệm cận với nước ngoài, đáp ứng nhu cầu đào tạo cao hơn.

Trên thế giới có hai hình thức cơ bản để tạo nên đại học là các trường đơn lập liên kết lại hoặc nâng các khoa/viện thành trường để tạo thành đại học. Việc nâng từ trường lên thành đại học sẽ giải quyết được nhiều nhiệm vụ hơn là các trường đơn ngành.

Tuy vậy, các đại học quốc gia, đại học vùng, trường đại học địa phương đều có những sứ mệnh riêng, đẳng cấp riêng do Chính phủ xác lập. Do đó không thể đổi tên hoặc sáp nhập các cơ sở giáo dục khác đẳng cấp với nhau một cách tùy tiện.

"Nhà nước cũng phải rất thận trọng trong việc nâng cấp những trường đại học riêng lẻ lên thành đại học để bảo đảm sao cho các đại học này phải thực sự “đa lĩnh vực”" - TS Lê Viết Khuyến nêu quan điểm.

Tường Vân
TIN LIÊN QUAN

Sinh viên Trường Đại học Thương mại bất ngờ vì học phí tăng cao

Tường Vân - Bích Hà |

Năm học 2022-2023, học phí Trường Đại học Thương mại dao động từ 23 – 33,495 triệu đồng. Mức học phí này tăng mạnh so với năm học 2021-2022.

Điểm khác biệt khi Trường Đại học Bách khoa chuyển thành Đại học Bách khoa

Bích Hà |

Hiện nhiều người chưa hiểu trường đại học và đại học khác nhau ra sao. Đặc biệt, Đại học Bách khoa Hà Nội hiện nay sẽ khác gì với Trường Đại học Bách khoa Hà Nội của trước kia.

Thứ trưởng Bộ GDĐT nói gì về 2 khái niệm trường đại học và đại học?

Vân Trang |

Sau thông tin Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội được chuyển lên đại học, Thứ trưởng Bộ GDĐT Hoàng Minh Sơn nêu rõ điểm khác nhau giữa trường đại học và đại học.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2021 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Sinh viên Trường Đại học Thương mại bất ngờ vì học phí tăng cao

Tường Vân - Bích Hà |

Năm học 2022-2023, học phí Trường Đại học Thương mại dao động từ 23 – 33,495 triệu đồng. Mức học phí này tăng mạnh so với năm học 2021-2022.

Điểm khác biệt khi Trường Đại học Bách khoa chuyển thành Đại học Bách khoa

Bích Hà |

Hiện nhiều người chưa hiểu trường đại học và đại học khác nhau ra sao. Đặc biệt, Đại học Bách khoa Hà Nội hiện nay sẽ khác gì với Trường Đại học Bách khoa Hà Nội của trước kia.

Thứ trưởng Bộ GDĐT nói gì về 2 khái niệm trường đại học và đại học?

Vân Trang |

Sau thông tin Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội được chuyển lên đại học, Thứ trưởng Bộ GDĐT Hoàng Minh Sơn nêu rõ điểm khác nhau giữa trường đại học và đại học.