Sinh viên Trường Đại học Thương mại bất ngờ vì học phí tăng cao

Tường Vân - Bích Hà |

Năm học 2022-2023, học phí Trường Đại học Thương mại dao động từ 23 – 33,495 triệu đồng. Mức học phí này tăng mạnh so với năm học 2021-2022.

Học phí tăng mạnh, sinh viên than

Theo đề án tuyển sinh năm 2022 của Trường Đại học Thương mại, mức học phí năm học 2022-2023 đối với sinh viên chính quy tuyển sinh năm 2022 được tính như sau:

Học phí chương trình đào tạo chuẩn từ 23 - 25 triệu đồng/năm học/theo từng ngành (chuyên ngành) đào tạo.

Học phí các chương trình đào tạo chất lượng cao, chương trình tích hợp từ 31,25 triệu đồng - 33,495 triệu đồng/năm học theo từng ngành (chuyên ngành) đào tạo.

Học phí Trường Đại học Thương mại năm 2022. Ảnh chụp màn hình đề án tuyển sinh của nhà trường
Học phí Trường Đại học Thương mại năm 2022. Ảnh chụp màn hình đề án tuyển sinh của nhà trường

Trong khi đó, năm học 2021-2022, chương trình đào tạo đại trà của trường có mức học phí dao động từ: 15.750.000 đến 17.325.000 đồng/năm. Chương trình đào tạo chất lượng cao có mức học phí dao động từ: 30.450.000 đến 33.495.000 đồng/năm.

Như vậy, so với năm 2021, năm học này, Trường Đại học Thương mại tăng học phí lên khoảng trên dưới 40%, tùy từng ngành.

Phản ánh tới Lao Động, nhiều sinh viên năm nhất Trường Đại học Thương mại cảm thấy bất ngờ với mức tăng học phí năm học 2022-2023 của nhà trường.

"Lúc bắt đầu thi vào trường, em đã tìm hiểu thông tin về học phí của trường, nhưng không ngờ lại cao đến như vậy so với các năm học trước và so với các trường khác.

Với mức tăng như vậy, quả thực là gánh nặng đối với gia đình chúng em" - một sinh viên năm nhất phản ánh tới Báo Lao Động.

Không riêng sinh viên năm nhất, nhiều sinh viên năm 2 của trường này cũng phàn nàn về câu chuyện tăng học phí.

"Học phí của các em sinh viên năm nhất tăng nhiều hơn. Đối với sinh viên năm 2 như em, học phí mỗi tín chỉ tăng lên khoảng 10% so với năm trước. Tính ra, 1 năm học của em khoảng 21 triệu đồng. Mỗi lần đến kỳ đóng học phí, em cảm thấy vô cùng sốt ruột và áp lực" - sinh viên H.Q.H, Trường Đại học Thương mại chia sẻ.   

Mong được đối thoại công khai với lãnh đạo nhà trường

Cũng theo nhiều sinh viên Trường Đại học Thương mại, do không đồng tình với mức tăng học phí, sinh viên đã kiến nghị có một buổi đối thoại công khai với lãnh đạo nhà trường. 

Buổi đối thoại diễn ra ngày 7.12, tuy nhiên mỗi lớp chỉ được chọn một người tham dự, dù nhiều sinh viên mong muốn có ý kiến nhưng lại không được tham gia.

"Em mong muốn nhà trường có một buổi đối thoại công khai, rộng rãi với sinh viên, để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của chúng em"- Q.T (sinh viên năm nhất của Trường Đại học Thương Mại) cho biết.

Liên quan đến những băn khoăn của sinh viên về vấn đề học phí, trong buổi đối thoại với đại diện các lớp vào ngày 7.12, PGS.TS Nguyễn Hoàng - Hiệu trưởng Trường Đại học Thương mại đưa ra lời hứa nhà trường sẽ có phần trả lời chi tiết, đăng tải công khai để sinh viên hiểu tường tận, chi tiết về vấn học phí của nhà trường.

Cần có lộ trình, tránh tăng sốc

Tại hội nghị trực tuyến tổng kết năm học, bàn phương hướng nhiệm vụ năm học mới, khối giáo dục đại học hồi tháng 8.2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã lưu ý cả hệ thống giáo dục đại học công lập về việc không tăng học phí, giữ nguyên mức thu của năm 2021 theo chủ trương của Chính phủ nhằm chia sẻ những khó khăn với người dân sau hai năm ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Nhằm chia sẻ với sinh viên, nhiều trường đại học cho hay sẽ không tăng học phí như dự kiến.

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội chưa tăng học phí năm học này và đang tạm thu như năm ngoái.

Lãnh đạo Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội cũng cho biết năm học 2022 - 2023, nhà trường dự kiến mức thu học phí 16-22 triệu đồng/năm/sinh viên chính quy. Với chương trình đặc thù, học phí là từ 45-65 triệu đồng. Đây là mức học phí được nhà trường duy trì ổn định kể từ năm 2019 đến nay.

Nhiều trường khác như Trường Đại học Giao thông Vận tải TPHCM, Trường Đại học Đà Lạt, Trường Đại học Nha Trang cũng cho biết không tăng học phí năm học 2022 - 2023, nhằm hỗ trợ, chia sẻ với sinh viên và phụ huynh.

Tường Vân - Bích Hà
TIN LIÊN QUAN

Thứ trưởng Bộ GDĐT nói gì về 2 khái niệm trường đại học và đại học?

Vân Trang |

Sau thông tin Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội được chuyển lên đại học, Thứ trưởng Bộ GDĐT Hoàng Minh Sơn nêu rõ điểm khác nhau giữa trường đại học và đại học.

Sự khác nhau giữa đại học và trường đại học ở Việt Nam

Vân Trang |

Tại Việt Nam, "trường đại học" và "đại học" là 2 khái niệm hoàn toàn khác biệt. Chính phủ quy định các trường đại học muốn chuyển đổi thành đại học cần ít nhất 3 cơ sở giáo dục trực thuộc, 10 ngành đạo tạo tiến sĩ và 15.000 sinh viên trở lên.

Học phí vẫn giữ nguyên như năm học 2021-2022, điều gì xảy ra?

QUANG ĐẠI |

Trong bối cảnh người dân còn gặp nhiều khó khăn sau đại dịch, việc tăng học phí lên nhiều lần tác động không nhỏ đến đời sống của nhiều gia đình.

Nhiều băn khoăn với việc quy định giao dịch bất động sản qua sàn

Gia Miêu |

Quy định giao dịch bất động sản phải thông qua sàn giao dịch tại dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều.

Bình Định: Dự án nghìn tỉ biến thành "bẫy" vì thi công dang dở

Hoài Luân |

Dự án nghìn tỉ tại Bình Định sau gần 9 năm triển khai vẫn chỉ là bãi đất trống đầy cỏ dại, nhiều hang hóc, cọc sắt lởm chởm từ các miệng cống thoát... như những cái "bẫy", gây mất an toàn cho người dân.

Nâng khống giá, rút ruột tiền 2 gói thầu thiết bị giáo dục ở Thanh Hoá

Quang Việt |

Được cựu Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa (GDĐT) tạo điều kiện, các công ty thực hiện gói thầu thiết bị giáo dục đã nâng khống giá, rút ruột tiền Nhà nước.

Quá nhiều khâu trung gian, giá thịt lợn bị đẩy lên cao vô lý

MINH HÀ - XUÂN HẠ |

Theo các chuyên gia kinh tế, mức chênh lệch lớn giữa giá lợn hơi và lợn thành phẩm hiện nay là do thịt lợn đến tay người tiêu dùng phải qua quá nhiều khâu trung gian khiến giá bị đội lên. Hơn nữa, mức chiết khấu cao ở siêu thị cũng là nguyên tác động đến giá thịt lợn.

Bát nháo nhà trọ hộp diêm vì thiếu tiêu chuẩn phòng ở

Thu Giang |

Việc bổ sung tiêu chuẩn xây dựng nhằm chuẩn hóa và nâng cao chất lượng phòng trọ, khu nhà trọ cho thuê đang được nhiều chuyên gia bất động sản kỳ vọng sẽ "thanh lọc", giám sát chặt chẽ hoạt động xây dựng, đầu tư kinh doanh nhà trọ.

Thứ trưởng Bộ GDĐT nói gì về 2 khái niệm trường đại học và đại học?

Vân Trang |

Sau thông tin Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội được chuyển lên đại học, Thứ trưởng Bộ GDĐT Hoàng Minh Sơn nêu rõ điểm khác nhau giữa trường đại học và đại học.

Sự khác nhau giữa đại học và trường đại học ở Việt Nam

Vân Trang |

Tại Việt Nam, "trường đại học" và "đại học" là 2 khái niệm hoàn toàn khác biệt. Chính phủ quy định các trường đại học muốn chuyển đổi thành đại học cần ít nhất 3 cơ sở giáo dục trực thuộc, 10 ngành đạo tạo tiến sĩ và 15.000 sinh viên trở lên.

Học phí vẫn giữ nguyên như năm học 2021-2022, điều gì xảy ra?

QUANG ĐẠI |

Trong bối cảnh người dân còn gặp nhiều khó khăn sau đại dịch, việc tăng học phí lên nhiều lần tác động không nhỏ đến đời sống của nhiều gia đình.