Đừng “giải cứu giáo viên”, hãy giải cứu học sinh thoát quay cuồng học hành

Bích Hà |

Tiến sĩ Giáp Văn Dương - người sáng lập nền tảng giáo dục trực tuyến GiapSchool – cho rằng: Người cần được giải cứu nhất lúc này là học sinh, chứ không phải giáo viên.

Học sinh kêu cứu cần được giải cứu

Sau những câu chuyện “giải cứu dưa hấu”, “giải cứu lợn” để giúp đỡ bà con nông dân, những ngày qua, đề xuất giải cứu giáo viên của Tiến sĩ Lê Trường Tùng lại làm “nóng” dư luận. Bất ngờ nhất, dù có thiện chí tìm cách để nâng cao thu nhập cho giáo viên – đội ngũ đóng vai trò quan trọng trong công cuộc đổi mới giáo dục – đề xuất này lại bị chính đối tượng được thụ hưởng chỉ trích gay gắt.

Chia sẻ quan điểm về câu chuyện có cần thiết phải “giải cứu giáo viên”, Tiến sĩ Giáp Văn Dương - người sáng lập nền tảng giáo dục trực tuyến GiapSchool – cho rằng: Phải sớm giải cứu học sinh. Người cần được giải cứu nhất lúc này là học sinh, chứ không phải giáo viên.

Tiến sĩ Giáp Văn Dương đưa ra lý do cho điều này: “Học sinh học sáng, học chiều ở trường, tối về nhà lại học thêm và gia sư. Thời gian còn lại thì nuôi nhốt trong bốn bức tường. Khổ nhất, là bắt học nhiều như thế, lại không cho biết học để làm gì. Học chỉ để thi, để lấy thành tích báo cáo. Không còn thời gian để vui chơi. Không còn thời gian để phát triển bản thân. Tuổi thơ mất hết, quay cuồng trong vòng xoáy của người lớn, trong đó có chính các thầy cô và cha mẹ mình.

Các bạn thử đặt mình vào vị trí đó xem có căng thẳng không? May mà trẻ em hồn nhiên vô lo vô nghĩ, chứ người lớn mà như thế, chắc rơi vào trầm cảm lâu rồi. Vậy nên tôi nghĩ, người cần giải cứu trong giáo dục hiện giờ, chính là học sinh, chứ không phải là giáo viên.  Hãy giải cứu học sinh trước rồi hãy giải cứu giáo viên”. 

Như vậy, bài toán làm sao để giáo viên sống được bằng lương vẫn chưa có lời giải. Gợi ý mà Tiến sĩ Tùng đưa ra đã không nhận được sự đồng thuận của cả giáo viên, phụ huynh và các chuyên gia giáo dục. Câu chuyện "cải cách nền giáo dục ra sao?", "làm thế nào để giảm tải cho học sinh, tăng lương cho giáo viên?" vẫn còn bỏ ngỏ.

Giáo viên tự ái là đúng!

Nêu quan điểm về vấn đề đang làm nóng dư luận những ngày qua, Tiến sĩ – nhà giáo ưu tú Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng giáo dục Trường THPT dân lập Đinh Tiên Hoàng - cho rằng đề xuất giải cứu giáo viên rất vô lý, đã vô tình hạ thấp giá trị của người thầy.

“TS Lê Trường Tùng có ý tốt, nhưng ý tưởng này không thể thực hiện được. Giáo viên cũng là người lao động, tại sao lại cần cả xã hội phải chung tay giải cứu? Đề xuất này cũng khó thành công, vì phụ huynh không ủng hộ. Tự nhiên lại bắt người ta đóng thêm tiền. Ở miền núi hiện nay, các thầy cô còn phải đi vận động từng nhà cho con em đến lớp, giờ nói đến chuyện bắt đóng thêm 100.000 đồng, chắc phụ huynh sẽ phản ứng.

Hơn nữa, tự nhiên giáo viên lại đi xin tiền à. Giáo viên họ tự ái với đề xuất này là đúng, vì nó hết sức vô duyên. Hơn nữa, việc tính toán thế nào để tăng lương cho giáo viên là trách nhiệm của Nhà nước, của ngành giáo dục, chứ không thể đổ lên đầu phụ huynh học sinh” – Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm cho biết.

Bích Hà
TIN LIÊN QUAN

Đừng “giải cứu giáo viên”, hãy giải cứu học sinh thoát quay cuồng học hành

Bích Hà |

Tiến sĩ Giáp Văn Dương - người sáng lập nền tảng giáo dục trực tuyến GiapSchool – cho rằng: Người cần được giải cứu nhất lúc này là học sinh, chứ không phải giáo viên.

Trao đổi với TS Lê Trường Tùng về “giải cứu giáo viên”: Nhiều tiền chưa chắc đã tử tế

Thủy Lâm |

TS Lê Trường Tùng - Chủ tịch HĐQT Đại học FPT cho rằng, việc đầu tiên cần làm trong đổi mới giáo dục lúc này là đảm bảo đời sống cho giáo viên. Có nhiều thứ cần giải cứu, nhưng cái quan trọng, cấp bách nhất lúc này là “giải cứu giáo viên”. Đề xuất của ông là mỗi học sinh đóng 100 đồng/tháng để “giải cứu giáo viên”. Với tư cách là một giáo viên phổ thông đang trực tiếp đứng lớp và cái nhìn của một người trong cuộc, xin trao đổi thêm cùng ông một số vấn đề sau.

TS Lương Hoài Nam: Giải cứu giáo viên hay giải cứu nền giáo dục?

Huyên Nguyễn |

Trước ý tưởng về “giải cứu giáo viên tiểu học” của TS Lê Trường Tùng – Chủ tịch HĐQT Đại học FPT, nhiều ý kiến tiếp tục đặt câu hỏi ai "giải cứu phụ huynh", ai "giải cứu" học sinh khỏi gánh nặng quá tải chương trình giáo dục, bài tập về nhà, áp lực học thêm, thi cử... Khi tất cả các bên tham gia đều cần được "giải cứu", tại sao ta không đặt vấn đề "giải cứu cả nền giáo dục" cho đồng bộ?

Công đoàn tiếp tục nỗ lực vì đoàn viên, người lao động

Thu Trà (thực hiện) |

Năm 2022, các cấp Công đoàn đã nỗ lực vượt khó, đạt nhiều kết quả, mang lại niềm tin cho đoàn viên, người lao động. Năm 2023, chủ đề hoạt động của tổ chức Công đoàn là “Tập trung phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở”.  Đây cũng là năm vừa tập trung mọi nguồn lực để hoàn thành chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội XII, tổ chức thành công Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, vừa phải tập trung thực hiện tốt hơn nữa chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn Việt Nam. Trước thềm Xuân Quý Mão năm 2023, Báo Lao Động phỏng vấn đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Cánh chim bay trên quê hương Ronaldo

Minh Toàn |

Liệu một cô gái bé nhỏ từ Việt Nam có thể làm được chuyện gì ở một đất nước sản sinh ra những siêu sao bóng đá nổi tiếng thế giới như C.Ronaldo?

Cứu hộ thành công cụ bà 80 tuổi rơi xuống vực sâu ở Đắk Lắk

BẢO TRUNG |

Ngày 22.1, Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ, Công an tỉnh Đắk Lắk thông tin, đã có báo cáo về việc cứu hộ thành công cụ bà N.T.H (SN 1943, TP.Buôn Ma Thuột) sau khi rơi xuống vực sâu.

Độc đáo mâm cỗ lá ngày Tết của người Mường Hoà Bình

Khánh Linh |

Cỗ lá là một trong những nét độc đáo không thể thiếu trong ngày Tết của người Mường Hoà Bình.

V.League cần học hỏi từ Thai League

TAM NGUYÊN |

Những điểm hay từ các giải đấu mạnh như Thai League là điều bóng đá Việt Nam và V.League cần học hỏi.

Đừng “giải cứu giáo viên”, hãy giải cứu học sinh thoát quay cuồng học hành

Bích Hà |

Tiến sĩ Giáp Văn Dương - người sáng lập nền tảng giáo dục trực tuyến GiapSchool – cho rằng: Người cần được giải cứu nhất lúc này là học sinh, chứ không phải giáo viên.

Trao đổi với TS Lê Trường Tùng về “giải cứu giáo viên”: Nhiều tiền chưa chắc đã tử tế

Thủy Lâm |

TS Lê Trường Tùng - Chủ tịch HĐQT Đại học FPT cho rằng, việc đầu tiên cần làm trong đổi mới giáo dục lúc này là đảm bảo đời sống cho giáo viên. Có nhiều thứ cần giải cứu, nhưng cái quan trọng, cấp bách nhất lúc này là “giải cứu giáo viên”. Đề xuất của ông là mỗi học sinh đóng 100 đồng/tháng để “giải cứu giáo viên”. Với tư cách là một giáo viên phổ thông đang trực tiếp đứng lớp và cái nhìn của một người trong cuộc, xin trao đổi thêm cùng ông một số vấn đề sau.

TS Lương Hoài Nam: Giải cứu giáo viên hay giải cứu nền giáo dục?

Huyên Nguyễn |

Trước ý tưởng về “giải cứu giáo viên tiểu học” của TS Lê Trường Tùng – Chủ tịch HĐQT Đại học FPT, nhiều ý kiến tiếp tục đặt câu hỏi ai "giải cứu phụ huynh", ai "giải cứu" học sinh khỏi gánh nặng quá tải chương trình giáo dục, bài tập về nhà, áp lực học thêm, thi cử... Khi tất cả các bên tham gia đều cần được "giải cứu", tại sao ta không đặt vấn đề "giải cứu cả nền giáo dục" cho đồng bộ?