TS Lương Hoài Nam: Giải cứu giáo viên hay giải cứu nền giáo dục?

Huyên Nguyễn |

Trước ý tưởng về “giải cứu giáo viên tiểu học” của TS Lê Trường Tùng – Chủ tịch HĐQT Đại học FPT, nhiều ý kiến tiếp tục đặt câu hỏi ai "giải cứu phụ huynh", ai "giải cứu" học sinh khỏi gánh nặng quá tải chương trình giáo dục, bài tập về nhà, áp lực học thêm, thi cử... Khi tất cả các bên tham gia đều cần được "giải cứu", tại sao ta không đặt vấn đề "giải cứu cả nền giáo dục" cho đồng bộ?

Nền giáo dục không thể cải thiện bằng từ thiện

TS Lương Hoài Nam chia sẻ, những ngày qua, lời kêu gọi giải cứu giáo viên tiểu học của TS Lê Trường Tùng là chủ đề "hot" trên báo chí và mạng xã hội. Những người quan tâm chia thành hai phía, không ít người ủng hộ, cũng không ít người phản ứng. Thậm chí có người phản ứng rất gay gắt: "Chúng tôi không phải dưa, cũng chẳng phải lợn, không cần ai kêu gọi giải cứu!".

“Tôi tin là anh Tùng nêu sáng kiến xuất phát từ sự trăn trở và cảm thông của anh với tình hình thu nhập thấp của số đông giáo viên tiểu học, chứ không hề có ý xúc phạm họ gì cả! Nhưng cá nhân tôi cũng không ủng hộ sáng kiến này. Nó không thể giải quyết vấn đề một cách căn cơ. Giáo viên công lập là viên chức nhà nước, nhà nước không thể tăng lương cho giáo viên công lập mà không tăng lương cho các đối tượng công chức, viên chức khác. Đồng thời, nền giáo dục cũng không thể cải thiện chất lượng dựa trên các biện pháp mang tính từ thiện”, ông Nam nói.

Từ đó, TS Lương Hoài Nam đề xuất, nên có những biện pháp cải cách mang tính hệ thống để sớm tạo ra một thị trường giáo dục thực sự, có sự đa dạng, có sự tự chủ, có tính cạnh tranh. Đó phải là một thị trường giáo dục với đa dạng chương trình giáo dục và mô hình trường lớp của trường công, trường tư, trường quốc tế; đa dạng sách giáo khoa, phương pháp dạy và học, giáo viên và học sinh được khuyến khích sáng tạo…

Muốn trả lương cho giáo viên “theo thị trường” thì điều đầu tiên là Bộ GDĐT cần phải thay đổi hoàn toàn cách Bộ quản lý nền giáo dục để có thị trường thực sự. Khi có thị trường giáo dục, giáo viên sẽ được trả lương theo chất lượng công việc. Với số tiền các gia đình Việt Nam đã và đang chi trả cho việc học hành của con cái, giúp các giáo viên đạt chuẩn sẽ có được mức thu nhập không tệ so với mặt bằng chung của xã hội. Tất nhiên, một số giáo viên dưới chuẩn có thể sẽ bị đào thải và nên thế.

8 đề xuất gửi hai đời Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

Trước thực trạng chung của giáo dục trong suốt nhiều năm qua, TS Lương Hoài Nam chia sẻ bức thư ngỏ bàn về giáo dục mà cách đây 4 năm, TS Nam đã gửi đến cựu Bộ trưởng Phạm Vũ Luận.

“Sau 4 năm, những phân tích, đề xuất trong bức thư vẫn nguyên giá trị và tôi vẫn muốn tiếp tục gửi nó đến Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ”, TS Nam nói.

Trong bức thư dài, TS Lương Hoài Nam đã đề cập đến những bất cập của nền giáo dục Việt Nam đã được nêu ra liên tục trong hàng chục năm qua. Hiếm có một nước nào mà mỗi năm các kỳ thi tốt nghiệp, thi đại học lại trở thành các sự kiện đặc biệt, thu hút sự quan tâm rộng rãi của báo chí, người dân như ở Việt Nam. Điều khác biệt này rất dễ nhận thấy là ở nước ngoài, nhà trường chẳng bao giờ tổ chức lễ khai giảng; đến kỳ thi hết cấp học, vào đại học, báo chí của họ cũng chẳng đưa tin.

Học sinh cứ đến ngày đến giờ thì tới trường nhận sách giáo khoa, thời khoá biểu, làm quen với thầy cô, bạn bè cùng lớp rồi bắt đầu năm học mới. Và tất cả… đều được thực hiện qua internet. Có cảm giác là nền giáo dục và chuyện thi cử ở các nước này đã đạt độ ổn định đến mức chẳng có gì để nói, để bàn, để tranh luận nữa nên năm nào cũng thế, “đến hẹn lại lên”, “cứ thế mà làm”.

Dưới góc nhìn của mình, TS Lương Hoài Nam nêu ra 8 vấn đề cần bàn về giáo dục đã và đang tạo ra sự bận tâm: Kết cấu chương trình giáo dục phổ thông; Sự cào bằng, áp đặt, thiếu tính hướng nghiệp của giáo dục phổ thông; Tỷ lệ đào tạo “thầy” và “thợ” cho thị trường lao động; Kỳ thi tốt nghiệp; Đầu tư nước ngoài vào giáo dục và liên kết đào tạo; Sự lựa chọn “chắp vá” hay “đổi mới toàn diện” giáo dục Việt Nam; Chuyện “dạy thêm – học thêm”; Chi cho giáo dục và đời sống, chất lượng giáo viên.

Trong thư ngỏ của minh, TS Nam đã đề cập sâu sắc đến kỳ thi tốt nghiệp. Trong những năm gần đây, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp luôn tiệm cận mức tuyệt đối. Một kỳ thi mà chỉ có một vài phần trăm học sinh không đỗ, điểm thi của nó sau đó cũng không được sử dụng cho mục đích gì đáng kể, trong khi nó gây tốn kém rất lớn về công sức, tiền bạc, gây tắc đường, tăng tai nạn giao thông… Vậy tại sao lại duy trì nó?...

Huyên Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Đóng 100.000 đồng “giải cứu” giáo viên: Ai “giải cứu” phụ huynh?

THANH NIÊN |

Đề xuất "giải cứu giáo viên" của TS Lê Trường Tùng – Chủ tịch HĐQT Đại học FPT đang gây nhiều tranh luận trái chiều trên mạng xã hội, bởi lẽ, những câu chuyện xoay quanh đời sống, thu nhập của giáo viên… chưa bao giờ hết nóng trong thời gian qua.

Giải cứu giáo viên, giải cứu buýt nhanh, giải cứu nhà máy ngàn tỉ đắp chiếu?

Đào Tuấn |

Rồi sẽ đến lúc mỗi người dân thủ đô sẽ "bỏ ra một ngày để đi xe buýt" để "giải cứu xe buýt nhanh"? Không biết chừng, nhất là giờ đây, "giải cứu" đang quá bị lạm dụng, đến mức giống như một lá bài gian xấu xí đang được dùng để che đậy cho những yếu kém trong quản lý!

Học sinh đóng 100.000 đồng “giải cứu” giáo viên: “Thầy cô không phải ăn mày!“

B.Hà |

Việc nâng cao thu nhập cho giáo viên là cần thiết, nhưng đề xuất mỗi học sinh đóng 100.000 đồng để lập quỹ "Giải cứu giáo viên tiểu học" bị cho là “không tưởng”. Thậm chí nhiều giáo viên bức xúc cho rằng điều này “hạ thấp tư cách nhà giáo”.

Học sinh đóng 100.000 đồng “giải cứu” giáo viên: “Thầy cô không phải ăn mày!“

B.Hà |

Việc nâng cao thu nhập cho giáo viên là cần thiết, nhưng đề xuất mỗi học sinh đóng 100.000 đồng để lập quỹ "Giải cứu giáo viên tiểu học" bị cho là “không tưởng”. Thậm chí nhiều giáo viên bức xúc cho rằng điều này “hạ thấp tư cách nhà giáo”.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Đóng 100.000 đồng “giải cứu” giáo viên: Ai “giải cứu” phụ huynh?

THANH NIÊN |

Đề xuất "giải cứu giáo viên" của TS Lê Trường Tùng – Chủ tịch HĐQT Đại học FPT đang gây nhiều tranh luận trái chiều trên mạng xã hội, bởi lẽ, những câu chuyện xoay quanh đời sống, thu nhập của giáo viên… chưa bao giờ hết nóng trong thời gian qua.

Giải cứu giáo viên, giải cứu buýt nhanh, giải cứu nhà máy ngàn tỉ đắp chiếu?

Đào Tuấn |

Rồi sẽ đến lúc mỗi người dân thủ đô sẽ "bỏ ra một ngày để đi xe buýt" để "giải cứu xe buýt nhanh"? Không biết chừng, nhất là giờ đây, "giải cứu" đang quá bị lạm dụng, đến mức giống như một lá bài gian xấu xí đang được dùng để che đậy cho những yếu kém trong quản lý!

Học sinh đóng 100.000 đồng “giải cứu” giáo viên: “Thầy cô không phải ăn mày!“

B.Hà |

Việc nâng cao thu nhập cho giáo viên là cần thiết, nhưng đề xuất mỗi học sinh đóng 100.000 đồng để lập quỹ "Giải cứu giáo viên tiểu học" bị cho là “không tưởng”. Thậm chí nhiều giáo viên bức xúc cho rằng điều này “hạ thấp tư cách nhà giáo”.

Học sinh đóng 100.000 đồng “giải cứu” giáo viên: “Thầy cô không phải ăn mày!“

B.Hà |

Việc nâng cao thu nhập cho giáo viên là cần thiết, nhưng đề xuất mỗi học sinh đóng 100.000 đồng để lập quỹ "Giải cứu giáo viên tiểu học" bị cho là “không tưởng”. Thậm chí nhiều giáo viên bức xúc cho rằng điều này “hạ thấp tư cách nhà giáo”.