Độc đáo lễ khai hạ của người Mường Hòa Bình

Khánh Linh - Minh Chuyên |

Mỗi dịp đầu xuân, khắp 4 vùng Mường lớn của tỉnh Hòa Bình lại rộn ràng lễ khai hạ. Nghi lễ bày tỏ ước vọng lớn lao về một cuộc sống bình yên, ấm no nơi bản Mường.

Độc đáo lễ hội đầu năm

Lễ hội Khai hạ của người Mường Hòa Bình thường được tổ chức vào tháng Giêng và đã trở thành hoạt động sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng không thể thiếu trong mỗi dịp xuân về.

Trong tâm thức của người dân nơi đây, lễ hội này mang ý nghĩa tưởng nhớ những người đã có công khai đất, lập mường, cầu mong cho mùa màng bội thu, vạn vật sinh sôi. 

Lễ Khai hạ còn được người dân xứ Mường gọi là lễ cầu mùa hay mở cửa rừng. Bởi lẽ, chỉ sau khi diễn ra lễ hội, bà con mới được xuống đồng chuẩn bị cho mùa vụ mớihay lên rừng hái củi, hái măng. 

Nghệ nhân ưu tú Bùi Văn Khẩn - một nghệ nhân mo nổi tiếng vùng Mường Bi, Tân Lạc cho biết: "Lễ hội Khai hạ Mường Bi tổ chức vào ngày mồng 7 tháng Giêng âm lịch hàng năm tại miếu thờ xóm Luỹ, xã Phong Phú, huyện Tân Lạc. Nơi gắn liền với truyền thuyết về Quốc Mẫu Hoàng Bà và tam vị tản viên Sơn Thánh".

 
Đoàn rước kiệu từ miếu xóm Luỹ về khu vực làm lễ Khai hạ Mường Bi (Tân Lạc). Ảnh: Thu Thuỷ

Truyền thuyết kể rằng Vua Bà đi từ núi Tản sông Đà đến cầu bến Mảng, xã Phong Phú, huyện Tân Lạc thì gặp nước lũ to nên giả trang thành kẻ nghèo đói.

Lúc đó, trên cánh đồng có hai gia đình đang bừa ruộng, Vua Bà đến thử lòng một gia đình đang bừa bằng một con trâu. Bà nhờ người này đưa qua suối. Người này trả lời bận quá không đưa được.

Vua Bà lại sang ruộng nhà bên đang bừa bằng 8 con trâu. Lời nhờ vừa dứt, nhà này cử người đưa bà sang luôn. Khi qua suối xong, bà truyền một câu "Từ nay nhà ta, giàu thêm có thặm đấy” (từ nay nhà giàu có, rồi lại càng giàu có thêm). Thế là từ đó, nhà này luôn giàu có hơn các gia đình khác, ăn nên làm ra.

Tiếp tục đi đến xóm Khung, xã Địch Giáo, Vua Bà ghé vào một nhà trong xóm, gia đình chủ nhà tiếp đón bà chu đáo nên bà thưởng cho một thửa ruộng, gọi là nà Mằn (ruộng Mằn), cấy trồng 2 vụ tốt bời, không năm nào đói.

Bà đi tiếp đến một nhà khác, nhà này không có con, bà bèn ban cho một đứa con trai, đặt tên là Ngãi. Một năm sau, bà về thăm mang theo một túi vàng. Bà thử lòng treo túi vàng ngoài cổng và đi vào nhà. Vợ ông chủ nhà có lòng tham giấu túi vàng nên bà không cho con nữa và lấy mất thằng Ngãi. Từ đó, dân trong vùng có câu "tham vàng, bỏ Ngãi”.

Trước sự linh ứng của Vua Bà, ông lang Cun Pi đã lập miếu thờ và tôn bà làm Thành Hoàng làng.

Ở Mường Vang (Lạc Sơn), tương truyền về truyền thuyết của vị thần được thờ tại di tích là Nàng Cô Hai.

Tại Mường Thàng (Cao Phong), qua lời kể của các bậc cao niên và truyền thuyết địa phương, Miếu Cả ở xã Dũng Phong thờ Tam vị Tản viên Sơn Thánh.
 
Các nghi lễ trong lễ hội khai hạ của người Mường được phục dựng đầy đủ nên được thực hiện một cách nghiêm trang và thành kính. Ảnh: Thu Thuỷ

Còn ở Mường Động (Kim Bôi), tương truyền về vị thần được thờ tại di tích từ xa xưa có ba anh em nhà vua đi dẹp loạn, hành quân qua đây, thấy khu vực này có địa thế rất đẹp, xung quanh bốn bên quan sát tốt nên đã dừng chân tại núi Khụ Động. Họ đã ở lại dạy người dân cách đào mương làm ruộng, cấy lúa nước. Khi ông mất, dân làng lập miếu thờ và hàng năm tổ chức lễ cúng để tạ ơn.

Gìn giữ nét văn hoá xứ Mường

Kể từ những năm 2000 đến nay, lễ hội Khai hạ của người Mường ở Hoà Bình được phục dựng và tổ chức thường niên.

Lễ hội Khai hạ Mường Bi được tổ chức gắn liền với miếu cổ xóm Luỹ - xã Phong Phú, huyện Tân Lạc; Khai hạ Mường Thàng gắn với ngôi miếu Cả - xã Dũng Phong, huyện Cao Phong, Khai hạ Mường Động gắn với miếu Mường Chanh - xã Vĩnh Đồng, huyện Kim Bôi còn Khai hạ Mường Vang ở vùng Quyết Thắng, huyện Lạc Sơn gắn với miếu Áng Ka.

Trao đổi với PV, ông Lưu Huy Linh - Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL tỉnh Hoà Bình cho biết: "Trước kia, ở phần lễ của lễ hội Khai hạ các vùng Mường đều có nghi lễ rước kiệu hoặc cúng tại mó nước và xin rước nước, cúng tại ruộng xin rước mạ hoặc xin làm lễ cày, bừa đầu tiên.

 
Những chương trình đặc sắc được biểu diễn trong Lễ khai hạ ở Hoà Bình. Ảnh: Thu Thuỷ

Ngày nay, phần rước kiệu chỉ còn ở Mường Bi và Mường Thàng, cúng tại ruộng để xin làm lễ cày, bừa đầu tiên chỉ còn diễn ra tại Mường Bi và Mường Vang".

Theo ông Linh, ngay sau phần lễ là phần hội, đó là các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao, thi người đẹp xứ Mường đặc sắc. Đồng thời, các gian trưng bày sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp hấp dẫn du khách.

"Lễ hội khai hạ bốn Mường cùng với lịch Đoi vừa được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. Xuân Quý Mão 2023, khi dịch bệnh COVID -19 đã được kiểm soát, lễ Khai hạ sẽ được các địa phương tổ chức quy mô cấp huyện"  - ông Linh nói thêm. 

Khánh Linh - Minh Chuyên
TIN LIÊN QUAN

Báu vật thiêng liêng của người Mường

Thanh Tùng |

Cồng chiêng là nhạc cụ, là báu vật thiêng liêng, tham gia vào tất cả các hoạt động đời sống của người Mường, đây cũng là biểu tượng văn hóa đặc sắc của dân tộc Mường ở Hòa Bình đã có từ thuở xa xưa.

Hòa Bình có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Khánh Linh |

Hòa Bình - Tri thức dân gian lịch tre (Lịch Đoi/Roi) và Lễ hội truyền thống Khai Hạ của dân tộc Mường vừa được công nhận di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Hồi sinh giấy dó người Mường

Trần Trọng |

Đã có thời gian dài, nghề làm giấy Dó ở Hòa Bình đã bị mai một. Người dân không còn biết cách làm ra những tờ giấy Dó truyền thống. Với cơ duyên, sự đam mê và mong muốn bảo tồn, phát triển nghề làm giấy Dó truyền thống, ông Nguyễn Xuân Chúc (sinh năm 1962, thôn Suối Cỏ, xã Cao Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình) đã và đang đưa nghề làm giấy Dó phát triển, được nhiều người biết đến.

Thượng úy cảnh sát kể khoảnh khắc lao ra dòng lũ cứu người ở Hà Giang

Tô Thế |

Kể về thời khắc lao ra dòng lũ cứu người dân, Thượng úy Nguyễn Mạnh Tường - Công an huyện Mèo Vạc (Hà Giang) cho biết, bản thân cũng không nghĩ ngợi gì nhiều, chỉ cố gắng làm sao tiếp cận, đưa người dân về bờ an toàn.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Những chủ tịch UBND quận, huyện ở Hà Nội thuộc đối tượng kiểm tra trong năm 2024

KHÁNH AN |

UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch kiểm tra về thực hiện kết luận thanh tra và kiểm tra về phòng, chống tham nhũng năm 2024.

Phê chuẩn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh với ông Nguyễn Hồng Thanh

Ái Vân |

Ông Nguyễn Hồng Thanh được phê chuẩn kết quả bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh nhiệm kỳ 2021-2026.

Bóng chuyền Việt Nam ngày 10.6: Bóng chuyền Việt Nam không dự giải châu Á

HOÀNG HUÊ |

Bóng chuyền Việt Nam rút lui khỏi giải châu Á, Ngọc Thuân ghi dấu ấn... là những tin tức đáng chú ý trong bản tin bóng chuyền Việt Nam ngày 10.6.