Những cú chạm nhẹ chuyển dịch cả nền kinh tế

Khánh An |

Theo Bộ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Mạnh Hùng, Việt Nam cần thúc đẩy chuyển đổi số để tạo ra kinh tế số trong từng ngành, từng lĩnh vực, đưa dữ liệu và công nghệ số thẩm thấu một cách tự nhiên, mặc định vào từng hoạt động của nền kinh tế. Chuyển đổi số, phát triển kinh tế số là một chặng đường dài, là ứng dụng nhiều hơn là nghiên cứu.

Thanh toán đơn giản bằng một cú chạm

Nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước đã triển khai, ra mắt các “Tuyến phố thanh toán không dùng tiền mặt” và “Tuyến phố đi bộ thanh toán không dùng tiền mặt”, như: Huế, Đà Nẵng, Bình Dương, Cà Mau, Đồng Tháp, Bến Tre, Bình Phước... Thanh toán không dùng tiền mặt đã và đang góp phần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, phát triển kinh tế số của các tỉnh, thành phố.

Ông Nguyễn Việt Hùng - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP Hà Nội - cho biết, trong những năm gần đây, Hà Nội rất quan tâm đến phát triển kinh tế số, xã hội số nói chung và thanh toán không dùng tiền mặt nói riêng.

“Để đẩy mạnh các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn thành phố, thúc đẩy phát triển kinh tế số, thành phố xác định mục tiêu đến năm 2025 là số lượng giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt đạt tốc độ tăng 20 - 25% hằng năm. Hiện nay, kinh tế số của Hà Nội được đánh giá phát triển khá mạnh, tập trung chủ yếu vào kinh tế số ICT, thương mại điện tử và thanh toán không dùng tiền mặt” - ông Nguyễn Việt Hùng cho hay.

Ông Nguyễn Việt Hùng cho biết, tại Hà Nội, hệ thống ngân hàng thường xuyên đổi mới công nghệ và nghiệp vụ hệ thống thanh toán liên ngân hàng theo thông lệ quốc tế; nâng cấp phát triển hệ thống thanh toán điện tử.

Các doanh nghiệp hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán ví điện tử và các doanh nghiệp thiết lập mạng viễn thông công cộng di động mặt đất trên địa bàn thành phố tổ chức triển khai cung ứng dịch vụ Mobile-Money theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của các bộ, ngành góp phần phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, tăng cường việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính, đặc biệt tại khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa của thành phố.

Ông Nguyễn Việt Hùng nhấn mạnh, trong phát triển kinh tế số và xã hội số nói chung và thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt nói riêng, Hà Nội xác định quan điểm “Cơ quan nhà nước đóng vai trò dẫn dắt, doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh đóng vai trò nòng cốt và người dân tham gia tích cực trong việc phát triển kinh tế số và xã hội số”.

Giải pháp đột phá để phát triển kinh tế số ngành, lĩnh vực

Theo Bộ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Mạnh Hùng: “Để phát triển kinh tế số thì chúng ta nên có một hình dung về nó. Kinh tế số là tất cả các hoạt động dựa trên hoặc được đổi mới bởi: Công nghệ số, hạ tầng số, nền tảng số, sản phẩm số, dữ liệu số, thể chế số, kỹ năng số. Kinh tế số đặc trưng bởi giao dịch online, một thế giới ảo, không giấy tờ, không tiền mặt.

Mọi doanh nghiệp đều sử dụng thương mại điện tử, công nghệ số để nâng cao năng suất lao động, tạo ra dịch vụ mới, công việc mới. Người lao động có kỹ năng số để làm việc. Người dân tự tin và an toàn sử dụng các dịch vụ số. Chính phủ thì cung cấp dịch vụ công online, dễ dùng, an toàn, sử dụng dữ liệu để dịch vụ đáp ứng nhu cầu cá thể hoá của người dân".

Theo Bộ trưởng Hùng, phát triển kinh tế số Việt Nam phải dựa trên đổi mới sáng tạo số, phải đầu tư vào hạ tầng số, phải tích hợp kinh tế số vào mọi ngành, mọi lĩnh vực, phải hoàn thiện thể chế số, phải thực hiện quản trị số và phải đào tạo kỹ năng số, nhân lực số và thu hút nhân tài số.

Về kinh tế số các ngành, các lĩnh vực, hay còn gọi là chuyển đổi số các lĩnh vực truyền thống như nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ.

Đó là ứng dụng công nghệ số vào các ngành công nghiệp truyền thống để tạo đầu ra mới và đầu ra mới này đóng góp vào kinh tế số.

Về quản trị số, có thể coi đây như là quan hệ sản xuất. Quản trị số để đảm bảo cho sự phát triển kinh tế số được nhanh, bền vững. Nó là thành phần quan trọng của hiện đại hoá quản trị quốc gia.

Là mô hình quản trị quốc gia mới, sử dụng công nghệ số để nâng cao chất lượng dịch vụ công, hệ thống giám sát, ra quyết định dựa trên dữ liệu, nâng cao năng lực thực thi.

“Bộ TTTT đặc biệt coi trọng việc đo lường kinh tế số, không chỉ ở tầm quốc gia mà cả ở mức các địa phương, các ngành, các lĩnh vực, không chỉ hàng năm mà là hàng tháng, hàng quý, không phải bằng tay mà là tự động.

Chuyển đổi số, phát triển kinh tế số là mới đối với cả nhân loại. Không ai dám cho mình là người biết tất cả. Học hỏi lẫn nhau vẫn là yếu tố quan trọng nhất” - Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói.

Khánh An
TIN LIÊN QUAN

Đổi mới và thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế

Tuyết Lan |

Trong năm 2024, tình hình địa chính trị kinh tế thế giới có những diễn biến phức tạp dẫn đến hệ luỵ đa chiều đối với toàn bộ nền kinh tế. Điều này đã tạo ra những thách thức và động lực cho kinh tế Việt Nam.

Cởi trói cho thị trường vàng để nguồn vốn chảy vào nền kinh tế: Trả vàng về cho thị trường vận hành

Nhóm Phóng Viên |

Trước những bất cập trong quản lý hoạt động kinh doanh vàng, các chuyên gia cho rằng cần mạnh dạn thay đổi tư duy quản lý, trả vàng về cho thị trường vận hành. Cần có quy định đề cập toàn diện hơn về các sản phẩm và dịch vụ tài chính liên quan tới vàng, chứ không đơn thuần chỉ quản lý vàng miếng và vàng trang sức như hiện nay.

146.000 doanh nghiệp thành lập từ đầu năm, góp 3.150 tỉ vào nền kinh tế

Đức Mạnh |

Tính chung 11 tháng năm 2023, cả nước có hơn 146 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới. Tổng số vốn đăng ký là 1.366,2 nghìn tỉ đồng và tổng số lao động đăng ký là 974,1 nghìn lao động.

Bữa cơm Tất niên của học sinh nghèo ở chân núi Pha Luông

HẢI ĐĂNG |

Không chỉ có cơm trắng với rau xanh, bữa cơm của các em học sinh tại điểm Trường Tiểu học Chiềng Sơn (xã Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) đã có thêm thịt.

Cái Tết cuối cùng của các nghệ sĩ ở Viện dưỡng lão nghệ sĩ TPHCM

ĐÔNG DU |

Sau Tết Giáp Thìn, các nghệ sĩ ở Viện dưỡng lão nghệ sĩ TPHCM sẽ chuyển sang Trung tâm dưỡng lão Thị Nghè để sống. Hiện tại, 6 nghệ sĩ đã nhận quà từ các mạnh thường quân và những nghệ sĩ như Mỹ Tâm, Đàm Vĩnh Hưng...

Công nhân vượt hàng trăm cây số về quê đón Tết

Thục Quyên |

Sau 1 năm làm việc vất vả, thời điểm năm hết, nhiều công nhân lao động làm việc xa quê còn phải trải qua một khó khăn khác: Chọn được phương tiện để về quê đón Tết cùng gia đình, người thân.

Giá căn hộ chung cư quận Nam Từ Liêm tăng nóng, chạm mốc 120 triệu đồng/m2

Thu Giang |

Nhiều dự án chung cư ở quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) những tháng qua liên tục tăng nóng, chạm mốc 100-120 triệu đồng/m2, tăng gấp 3 lần so với thời điểm mở bán chung cư sơ cấp năm 2018.

Nhu cầu tăng cao, người giúp việc theo giờ làm không hết việc

Anh Vũ |

Dọn nhà trước Tết được coi là “cơn ác mộng” đối với nhiều người, nhất là giới trẻ. Thế nhưng, nhu cầu dọn nhà ngày cận Tết lại là cơ hội kiếm thêm thu nhập cho một số người lao động thời vụ.

Đổi mới và thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế

Tuyết Lan |

Trong năm 2024, tình hình địa chính trị kinh tế thế giới có những diễn biến phức tạp dẫn đến hệ luỵ đa chiều đối với toàn bộ nền kinh tế. Điều này đã tạo ra những thách thức và động lực cho kinh tế Việt Nam.

Cởi trói cho thị trường vàng để nguồn vốn chảy vào nền kinh tế: Trả vàng về cho thị trường vận hành

Nhóm Phóng Viên |

Trước những bất cập trong quản lý hoạt động kinh doanh vàng, các chuyên gia cho rằng cần mạnh dạn thay đổi tư duy quản lý, trả vàng về cho thị trường vận hành. Cần có quy định đề cập toàn diện hơn về các sản phẩm và dịch vụ tài chính liên quan tới vàng, chứ không đơn thuần chỉ quản lý vàng miếng và vàng trang sức như hiện nay.

146.000 doanh nghiệp thành lập từ đầu năm, góp 3.150 tỉ vào nền kinh tế

Đức Mạnh |

Tính chung 11 tháng năm 2023, cả nước có hơn 146 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới. Tổng số vốn đăng ký là 1.366,2 nghìn tỉ đồng và tổng số lao động đăng ký là 974,1 nghìn lao động.