Cởi trói cho thị trường vàng để nguồn vốn chảy vào nền kinh tế: Trả vàng về cho thị trường vận hành

Nhóm Phóng Viên |

Trước những bất cập trong quản lý hoạt động kinh doanh vàng, các chuyên gia cho rằng cần mạnh dạn thay đổi tư duy quản lý, trả vàng về cho thị trường vận hành. Cần có quy định đề cập toàn diện hơn về các sản phẩm và dịch vụ tài chính liên quan tới vàng, chứ không đơn thuần chỉ quản lý vàng miếng và vàng trang sức như hiện nay.

Kẽ hở cho buôn lậu vàng, gây thất thu thuế cho ngân sách nhà nước

Như Lao Động đã thông tin ở bài viết trước "Cởi trói cho thị trường vàng để nguồn vốn chảy vào nền kinh tế: Quy định đã cũ, bộc lộ bất cập trong bối cảnh mới", trong “cơn sốt” giá vàng những ngày qua, vàng SJC độc quyền nhiều thời điểm tăng cao hơn thế giới và các thương hiệu nội hơn chục triệu đồng/lượng. Thậm chí có thời điểm, mức chênh lệch lên đến gần 20 triệu đồng. Một khoảng trống về lợi nhuận đã được tạo ra.

Chính vì mức lợi nhuận hấp dẫn mà nhiều đối tượng đã bất chấp quy định pháp luật. Tình trạng buôn lậu vàng trong vài năm gần đây có dấu hiệu gia tăng với nhiều thủ đoạn tinh vi, phức tạp và quy mô lớn. Theo thông tin từ Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, trong 2 năm gần đây, các lực lượng chức năng đã phát hiện nhiều vụ buôn lậu vàng qua biên giới và đấu tranh triệt phá thành công nhiều đường dây quy mô rất lớn, thu giữ hàng chục tấn vàng và nhiều tài sản, tiền USD.

Điển hình như chuyên án triệt phá đường dây buôn lậu vàng từ Campuchia về Việt Nam qua cửa khẩu Chàng Riệc tỉnh Tây Ninh, khởi tố vụ án, khởi tố 18 bị can về tội buôn lậu. Tang vật thu giữ được 198kg vàng, 59 cây vàng, gần 2,9 triệu USD; gần 27 tỉ đồng và các phương tiện, thiết bị; trị giá thu giữ được tương đương gần 250 tỉ đồng. Mở rộng điều tra, tính riêng trong hai tháng 8, 9 năm 2022, các đối tượng đã nhập lậu hơn 4 tấn vàng.

Hay chuyên án triệt phá đường dây buôn lậu vàng từ Lào về Việt Nam qua cửa khẩu Lao Bảo tỉnh Quảng Trị do Nguyễn Thị Hóa cầm đầu, đã khởi tố vụ án, khởi tố 20 bị can về tội buôn lậu. Kết quả điều tra ban đầu xác định từ năm 2022 đến nay, các đối tượng đã tổ chức đường dây buôn lậu trên 3 tấn vàng, có tổng trị giá khoảng 5.000 tỉ đồng để bán cho các cửa hàng vàng trong nước thu lời bất chính.

Phân tích nguyên nhân, theo Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, thị trường vàng trong nước mặc dù có diễn biến theo xu thế thị trường vàng quốc tế, nhưng biên độ, nhịp độ chưa đều, thường phản ánh chậm hơn dẫn đến chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới, giữa giá vàng miếng SJC với vàng nguyên liệu và chênh lệch giữa giá mua vào bán ra.

Bên cạnh đó, vàng là hàng hóa không truy nguyên được nguồn gốc, chỉ xác định đặc tính hóa lý theo hàm lượng tỉ trọng vàng. Các đối tượng đã khò, đốt chảy, xóa chữ, ký hiệu trước khi vận chuyển vào trong nước, do đó cũng không có cơ sở xác định vàng có nguồn gốc nước ngoài.

Mặt khác, từ năm 2014 đến nay, Ngân hàng Nhà nước không nhập vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng đã tác động đến nguồn cung vàng miếng trong nước, dẫn đến hiện tượng chênh lệch giữa giá vàng thế giới và trong nước tăng cao.

Người dân xếp hàng dài mua vàng tại một cửa hàng trên đường Cầu Giấy (Hà Nội). Ảnh: PHAN ANH
Người dân xếp hàng dài mua vàng tại một cửa hàng trên đường Cầu Giấy (Hà Nội). Ảnh: PHAN ANH

Trong khi đó, chính sách quản lý vàng của thế giới khá “thoáng” với mức thuế, phí thấp và đặc biệt là các quốc gia lân cận như: Lào, Campuchia, giá vàng rẻ hơn so với Việt Nam. Do vậy, các đối tượng buôn lậu trong nước dễ dàng tiếp cận nguồn vàng và giao dịch theo chỉ số giá thế giới, sau đó nhập lậu vào Việt Nam.

Số liệu thống kê của Hội đồng Vàng thế giới cho thấy, trung bình mỗi năm thị trường Việt Nam có nhu cầu tiêu thụ khoảng 20 tấn vàng trang sức, mỹ nghệ. Như vậy, mỗi tháng có nhu cầu tiêu thụ khoảng 1,5 tấn vàng trang sức. Điều này cho thấy nhu cầu nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, trong đó có nhẫn trơn 24K là không nhỏ.

Tuy nhiên, từ khi có Nghị định 24 về quản lý thị trường vàng (từ năm 2012 đến nay), Ngân hàng Nhà nước độc quyền quản lý thương hiệu vàng miếng SJC, đồng thời chưa cấp phép nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng SJC cho doanh nghiệp nào. Nguồn vàng nguyên liệu trên thị trường hiện nay chủ yếu từ mua đi bán lại và lượng vàng doanh nghiệp mua trôi nổi trên thị trường.

Và khi việc buôn lậu vàng gia tăng, sẽ ảnh hưởng lớn đến tỉ giá VND/USD trên thị trường tự do, gây áp lực lên thị trường ngoại tệ và tỉ giá chính thức, từ đó ảnh hưởng bất lợi tới việc điều hành chính sách tiền tệ, kiểm soát lạm phát, cũng như ổn định kinh tế vĩ mô; gây thất thu thuế cho ngân sách nhà nước.

Cần thay đổi tư duy quản lý thị trường vàng

Việc lựa chọn con đường dễ dàng trong quản lý thị trường vàng bằng công cụ hành chính, mệnh lệnh như Nghị định 24/2012/NĐ-CP, hay đi theo cơ chế thị trường, phù hợp với thông lệ quốc tế, đảm bảo lợi ích cho các bên là bài toán không đơn giản đối với cơ quan quản lý Nhà nước.

Dưới vai trò của người làm pháp chế, lắng nghe các ý kiến trực tiếp từ phía doanh nghiệp, bà Nguyễn Thị Diệu Hồng - Ban Pháp chế (VCCI) - nhấn mạnh việc cần rà soát các quy định và tiến hành sửa đổi hoặc thay thế Nghị định 24/2012/NĐ-CP. Trong đó cần đưa ngành nghề sản xuất, kinh doanh vàng trang sức mỹ nghệ ra khỏi Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Các điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính nên quy định tại Nghị định. Hiện nay, phần lớn các thủ tục hành chính, thậm chí là điều kiện để cấp giấy phép trong lĩnh vực này quy định ở cấp thông tư nên chưa phù hợp về mặt pháp lý.

Chuyên gia kinh tế - PGS.TS Ngô Trí Long thì cho rằng: "Để hạn chế vàng hóa, đôla hóa nền kinh tế, chúng ta cần hướng tới phát triển một thị trường lành mạnh và hạn chế đầu cơ vàng. Trong đó cần mạnh dạn thay đổi tư duy quản lý thị trường vàng, quán triệt các nguyên tắc quản lý trong nền kinh tế thị trường. Đó là Ngân hàng Nhà nước chỉ thực hiện chức năng quản lý và hoạch định chính sách, điều tiết dự trữ ngoại hối bằng vàng theo Pháp lệnh ngoại hối, Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật các tổ chức tín dụng mà không tham gia sản xuất kinh doanh hoặc điều tiết thị trường bằng các biện pháp hành chính, không trực tiếp can dự việc kinh doanh của các doanh nghiệp (DN)”.

Theo ông Long, nếu để DN tự xuất và nhập khẩu vàng thì luồng vàng ra - vào Việt Nam sẽ nhanh hơn, cân bằng được giá trong nước với giá thế giới. Ngân hàng Nhà nước nên trả vàng về cho thị trường, tức là để cho thị trường - các công ty kinh doanh vàng tự xuất và tự nhập, còn Ngân hàng Nhà nước chỉ làm nhiệm vụ giám sát về khối lượng, thậm chí giám sát giá cả khi cần thiết.

Đồ thị giá vàng
Đồ thị giá vàng trong nước từ năm 2010 đến nay

Đồng thời từng bước mở lại thị trường huy động vốn và cho vay bằng vàng giữa tổ chức tín dụng và các doanh nghiệp kinh doanh vàng để liên thông giữa các bộ phận của thị trường vàng. Điều đó không những đảm bảo sự điều tiết tốt hơn đối với giá vàng vật chất mà còn hạn chế sự đầu cơ, thao túng giá vàng.

Đồng bộ với những bước đi trên, Ngân hàng Nhà nước cần xây dựng các điều kiện, tiêu chí cụ thể đối với từng loại hình kinh doanh vàng, cũng như đảm bảo khả năng giám sát đối với thị trường vàng bằng những công cụ giám sát hiệu quả hơn. Việc nghiên cứu để thành lập chính thức hệ thống thị trường vàng với những thiết chế tập trung phù hợp sẽ có ý nghĩa quan trọng để khơi thông nguồn vốn vật chất quan trọng này đối với nền kinh tế.

Gắn liền thị trường vàng với thị trường hàng hoá, thị trường tài chính

Góp ý về phương án quản lý hoạt động kinh doanh vàng trở nên hiệu quả hơn, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng, Ngân hàng Nhà nước cần nghiên cứu xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển gắn liền thị trường vàng với thị trường hàng hóa, thị trường tài chính phù hợp với định hướng thúc đẩy nền kinh tế và hội nhập kinh tế.

Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long.
Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long

“Cần sửa đổi Nghị định 24 để loại bỏ những bất cập hiện nay. Nghị định sửa đổi lần này phải đề cập toàn diện hơn về các sản phẩm và dịch vụ tài chính liên quan tới vàng chứ không đơn thuần chỉ quản lý vàng miếng và vàng trang sức.

Cần trả lại sản xuất, kinh doanh vàng miếng cho các doanh nghiệp. Ngân hàng thương mại (NHTM) không đóng vai trò đầu mối kinh doanh vàng miếng, mà chỉ nên triển khai các sản phẩm phái sinh (với điều kiện đủ kinh nghiệm, trình độ chuyên môn). Còn nếu muốn kinh doanh vàng miếng nên thành lập công ty vàng độc lập vì chức năng cơ bản của NHTM là cung cấp các dịch vụ tài chính và hoạt động tín dụng. Nếu để các NHTM trực tiếp kinh doanh vàng sẽ dẫn tới hệ lụy, dễ đầu cơ, làm giá do có lượng vốn lớn” - ông Long nêu đề xuất.

Vị chuyên gia này cũng đề xuất bổ sung các quy định về loại hình vàng kỳ hạn nhằm đa dạng hóa các loại hàng hóa trên thị trường vàng. Cần cho phép thực hiện huy động vốn thông qua phát hành chứng chỉ chứng nhận vàng. Để đảm bảo tính nhất quán, chứng chỉ chứng nhận vàng sẽ do Ngân hàng Nhà nước phát hành với các biện pháp bảo đảm an toàn và thông qua các ngân hàng để thực hiện.

Thị trường vàng sẽ như thế nào nếu sửa đổi quy định?

Trao đổi với Lao Động, ông Hồ Quốc Tuấn - Giảng viên cao cấp, Giám Đốc chương trình Đào tạo Thạc sĩ Tài chính và Kế toán tại Đại học Bristol, Vương quốc Anh - đặt ra hàng loạt câu hỏi rằng liệu khi sửa đổi hoặc bỏ Nghị định 24, thị trường vàng có quay lại như thời điểm năm 2011 và 2012 hay không, khi một lần nữa vàng đi lại vào hệ thống tín dụng, có thể đối mặt với rủi ro giá vàng tăng/giảm sốc 5% trong ngày.

 ông Hồ Quốc Tuấn - Giảng viên cao cấp, Giám Đốc chương trình Đào tạo Thạc sĩ Tài chính và Kế toán tại Đại học Bristol, Vương quốc Anh
Ông Hồ Quốc Tuấn - Giảng viên cao cấp, Giám Đốc chương trình Đào tạo Thạc sĩ Tài chính và Kế toán tại Đại học Bristol, Vương quốc Anh

Thưa ông, nếu sửa đổi hoặc bỏ hẳn Nghị định 24, thị trường vàng Việt Nam sẽ ra sao?

- Khi đó, thị trường vàng vẫn sẽ bình thường. Thị trường vàng trước năm 2012 là một trời tự do và đầy biến hoá với nhiều doanh nghiệp được kinh doanh vàng miếng chứ không như bây giờ. Thực trạng ngày đó không có gì xấu, vấn đề chỉ xuất hiện khi thị trường vàng và ngoại hối biến động mạnh, dòng vốn ra vào trở nên phức tạp.

Ở thời điểm quy về một mối cho SJC, tôi và nhiều nhà nghiên cứu khác cũng đã từng có phản biện rằng chúng ta phải suy nghĩ kỹ đến ảnh hưởng của tính cạnh tranh thị trường. Nhưng khi đó nhu cầu ổn định tỉ giá, chống “loạn” giá vàng áp đảo các nhận định khác. Nay khi cân nhắc sửa đổi Nghị định 24, chúng ta sẽ cần một thảo luận và nhìn nhận thấu đáo.

Vậy để thị trường vàng vận hành đúng với bản chất và tiềm năng vốn có, với kinh nghiệm quốc tế của mình, ông cho rằng chúng ta nên làm gì?

- Cơ chế điều hành cần tốt hơn, không chỉ tốt cho thị trường mà còn ổn định cho toàn bộ các thị trường, gồm vàng - thị trường ngoại hối - chuyển tiền nước ngoài. Khi xem xét lại Nghị định 24 cần nhìn một cách tổng thể các chính sách về quản lý ngoại hối, quản lý tài sản cá nhân, thị trường giao dịch vàng nội địa, giao dịch vàng quốc tế… để có hướng sửa đổi cho phù hợp.

Bà Nguyễn Thị Diệu Hồng - Ban Pháp chế (VCCI): Doanh nghiệp gặp khó trong kinh doanh vàng

Trong thời gian qua, VCCI đã nhận được một số phản ánh của doanh nghiệp liên quan đến những bất cập của Nghị định 24/2012/NĐ-CP. Trong đó các phản ánh tập trung vào các nội dung:

Thứ nhất là cơ chế quản lý đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh vàng trang sức mỹ nghệ. Xác định đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện liệu có hợp lý không, trong khi các điều kiện kinh doanh của ngành nghề này chưa thực sự đủ rõ ràng (ví dụ: Có địa điểm, cơ sở vật chất và các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ. Điều kiện này đang không rõ các trang thiết bị nào được cho là cần thiết?) và không có tính đặc thù (đây là điều kiện mà ở ngành nghề sản xuất thông thường nào cũng có).

Bà Nguyễn Thị Diệu Hồng - Ban Pháp chế (VCCI)
Bà Nguyễn Thị Diệu Hồng - Ban Pháp chế (VCCI)

Vì vậy, bà Hồng đặt câu hỏi không rõ Nhà nước muốn kiểm soát điều gì thông qua các điều kiện kinh doanh này?

Thứ hai là quy định liên quan đến thủ tục cấp phép nhập khẩu vàng nguyên liệu chưa thực sự minh bạch. Nếu dựa vào Điều 14 Nghị định 24 về xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu, doanh nghiệp thực sự không biết mình phải đáp ứng điều kiện gì để được nhập khẩu vàng nguyên liệu.

Ví dụ, quy định “Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ cho doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ”. Quy định này không rõ về tiêu chí cấp phép cho các doanh nghiệp có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ nhập khẩu vàng nguyên liệu. Điều này gây khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Nhóm Phóng Viên
TIN LIÊN QUAN

Độc quyền vàng miếng, SJC thu về hàng chục nghìn tỉ đồng doanh thu

Nhóm Phóng viên |

Là doanh nghiệp độc quyền vàng miếng trong nước, không quá bất ngờ khi doanh thu Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC lên đến hàng chục nghìn tỉ đồng mỗi năm. Tuy nhiên, lợi nhuận doanh nghiệp này đưa về lại khá khiêm tốn.

Giá vàng phá mọi kỷ lục, người dân chốt lời cả trăm triệu đồng

Phan Anh |

Giá vàng trong nước liên tục tăng cao những ngày gần đây. Nhiều người dân tận dụng thời cơ chốt lời, trong khi không ít người quyết định xuống tiền mua vàng thay vì gửi tiết kiệm.

Quy định đã cũ, bộc lộ bất cập trong bối cảnh mới

NHÓM PV |

Từ đầu năm 2023 đến nay, giá vàng trong nước đã tăng hơn 10 triệu đồng/lượng, trong khi đó giá vàng thế giới tăng gần 170 USD/ounce. Chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới luôn ở mức cao, quanh ngưỡng 13 triệu đồng/lượng. Đây không phải lần đầu tiên trong vài năm gần đây, giá vàng SJC và giá vàng thế giới chênh lệch cao đến thế. Từ năm 2012 đến nay, thị trường vàng trong nước được quản lý bằng Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng. Hơn một thập niên trôi qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vẫn giữ nguyên các quy định từ 11 năm trước, trong khi có những quy định không còn phù hợp với nền kinh tế thị trường mang tính cạnh tranh hiện nay. Trong bối cảnh nguồn lực phát triển kinh tế trong nước còn hạn chế, chủ trương huy động nguồn lực trong dân vào sản xuất - kinh doanh là rất đúng đắn. Nhưng để làm được điều này, đã đến lúc cần cởi trói cho thị trường vàng, để “vốn chết” trong dân có thể chảy vào nền kinh tế.

Xây cao tốc Nha Trang - Liên Khương sẽ sử dụng các giải pháp thiết kế công nghệ cao

Hữu Long |

Khánh Hòa - Doanh nghiệp đề xuất chủ trương đầu tư dự án cao tốc Nha Trang - Liên Khương với tổng số vốn hơn 27.400 tỉ đồng. Các địa phương xác định sẽ hạn chế tác động đến diện tích rừng chiếm dụng.

Người dân ở Hoà Bình chặn mỏ đá vì nổ mìn gây ô nhiễm, bụi bay trắng trời

Minh Nguyễn |

Người dân ở huyện Lương Sơn tập trung chặn lối vào mỏ đá Lộc Môn vì cho rằng, đơn vị này nổ mìn gây ô nhiễm nghiêm trọng ảnh hưởng đến cuộc sống. Đây là mỏ đá đã từng bị đình chỉ hoạt động vì dính hàng loạt các vi phạm.

Đường dẫn cao tốc kẹt xe kéo dài, Quốc lộ 1A chật kín phương tiện

Nguyên Chân -Huyền Trân |

TPHCM - Trong ngày đầu của kỳ nghỉ lễ Tết Dương lịch 2024, tại 2 đường dẫn vào cao tốc Trung Lương - TPHCM và TPHCM - Long Thành - Dầu Giây đã xảy ra tình trạng ùn ứ, kẹt xe kéo dài.

Cấm xe 15 tuyến đường trung tâm TPHCM tối 31.12

MINH QUÂN |

TPHCM cấm xe 15 tuyến đường và 2 cây cầu ở khu trung tâm tối 31.12 để tổ chức bắn pháo hoa và sự kiện đếm được (countdown) thời khắc chuyển giao năm cũ 2023 và năm mới 2024.

Khu di tích 225 tỉ đồng mọc đầy cỏ hoang, không người qua lại

ĐÌNH TRỌNG |

Tại thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương, Khu di tích địa đạo Tam Giác Sắt được xây dựng quy mô, tuy nhiên, một thời gian dài không được chăm sóc, cỏ dại mọc đầy lối đi, một phần di tích như rừng hoang.

Độc quyền vàng miếng, SJC thu về hàng chục nghìn tỉ đồng doanh thu

Nhóm Phóng viên |

Là doanh nghiệp độc quyền vàng miếng trong nước, không quá bất ngờ khi doanh thu Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC lên đến hàng chục nghìn tỉ đồng mỗi năm. Tuy nhiên, lợi nhuận doanh nghiệp này đưa về lại khá khiêm tốn.

Giá vàng phá mọi kỷ lục, người dân chốt lời cả trăm triệu đồng

Phan Anh |

Giá vàng trong nước liên tục tăng cao những ngày gần đây. Nhiều người dân tận dụng thời cơ chốt lời, trong khi không ít người quyết định xuống tiền mua vàng thay vì gửi tiết kiệm.

Quy định đã cũ, bộc lộ bất cập trong bối cảnh mới

NHÓM PV |

Từ đầu năm 2023 đến nay, giá vàng trong nước đã tăng hơn 10 triệu đồng/lượng, trong khi đó giá vàng thế giới tăng gần 170 USD/ounce. Chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới luôn ở mức cao, quanh ngưỡng 13 triệu đồng/lượng. Đây không phải lần đầu tiên trong vài năm gần đây, giá vàng SJC và giá vàng thế giới chênh lệch cao đến thế. Từ năm 2012 đến nay, thị trường vàng trong nước được quản lý bằng Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng. Hơn một thập niên trôi qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vẫn giữ nguyên các quy định từ 11 năm trước, trong khi có những quy định không còn phù hợp với nền kinh tế thị trường mang tính cạnh tranh hiện nay. Trong bối cảnh nguồn lực phát triển kinh tế trong nước còn hạn chế, chủ trương huy động nguồn lực trong dân vào sản xuất - kinh doanh là rất đúng đắn. Nhưng để làm được điều này, đã đến lúc cần cởi trói cho thị trường vàng, để “vốn chết” trong dân có thể chảy vào nền kinh tế.