Vận dụng tối đa chính sách để hỗ trợ người lao động và chia sẻ với doanh nghiệp

Linh Nguyên |

Không chỉ trong đợt dịch thứ 4, mà từ trước đó, khi dịch bệnh bắt đầu xuất hiện, Tổng LĐLĐVN đã có nhiều chính sách thiết thực chăm lo cho đoàn viên, người lao động (NLĐ) và cho cả doanh nghiệp. Những chính sách này được các cấp Công đoàn (CĐ) triển khai kịp thời, giúp được đoàn viên, NLĐ vượt qua thời điểm khó khăn nhất từ trước tới nay.

Cuộc sống của NLĐ được đặt lên trên

Trong buổi làm việc của Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Đoàn công tác Chính phủ với tỉnh Đồng Nai về công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 vào ngày 27.8 vừa qua, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Nguyễn Đình Khang đã báo cáo về kết quả chăm lo đoàn viên, NLĐ thời gian vừa qua.

Có thể thấy ngay từ đợt dịch đầu tiên, Tổng LĐLĐVN đã có những chính sách chăm lo cho đoàn viên, NLĐ. Những chính sách này vừa hỗ trợ, vừa góp phần rất lớn trong động viên cho đoàn viên, NLĐ, nhất là đoàn viên, NLĐ trong vùng dịch. Từ đợt dịch thứ nhất tới đợt dịch thứ ba, Tổng LĐLĐVN đã  ban hành các chính sách hỗ trợ đoàn viên, NLĐ khó khăn với mức 500.000 đồng/người; dịp Tết Nguyên đán vừa qua hỗ trợ mức 1.000.000 đồng/người, mức đặc biệt khó khăn hỗ trợ 2.000.000 đồng/người.

Trong đợt dịch thứ tư (từ 27.4.2021), Tổng LĐLĐVN đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ đoàn viên, NLĐ. Trong đó F0 được hỗ trợ 3.000.000 đồng, F1 hỗ trợ 1.500.000 đồng; F2 và các CNLĐ trong khu vực bị cách ly phong toả là 500.000 đồng/người và những người không may bị tử vong được hỗ trợ 5.000.000 đồng/trường hợp…

Mới đây nhất Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN đã ra Quyết định về việc hỗ trợ bữa ăn cho đoàn viên, NLĐ đang thực hiện “3 tại chỗ” của doanh nghiệp tại địa bàn các tỉnh, thành phố thực hiện giãn cách toàn tỉnh, thành phố theo Chỉ thị 16/CT-TTg. Đối tượng hưởng là đoàn viên, NLĐ đang làm việc tại các doanh nghiệp có đóng kinh phí CĐ tại các nơi nói trên, thực hiện “3 tại chỗ” để sản xuất. Mức hỗ trợ là 1.000.000 đồng/người, hỗ trợ 1 lần.

Cách thức triển khai là CĐCS báo cáo số lượng đoàn viên, NLĐ được doanh nghiệp huy động để thực hiện “3 tại chỗ” duy trì sản xuất với CĐ cấp trên trực tiếp cơ sở để CĐ cấp trên trực tiếp cơ sở thẩm định cấp kinh phí. Trường hợp doanh nghiệp có đóng kinh phí CĐ nhưng chưa có tổ chức CĐ thì CĐ cấp trên trực tiếp cơ sở làm việc với doanh nghiệp kiểm tra, xác định số lượng đoàn viên, NLĐ thực hiện “3 tại chỗ” duy trì sản xuất để chi hỗ trợ.

Trước đó, Tổng LĐLĐVN cũng hỗ trợ cho lực lượng y bác sĩ, kể các y bác sĩ được tăng cường; các bệnh viện Trung ương, lực lượng vũ trang, tuyến đầu chống dịch là 1 triệu đồng/người.

Chia sẻ khó khăn cùng doanh nghiệp

Theo đánh giá, việc Tổng LĐLĐVN có những chính sách chăm lo cho đoàn viên,  NLĐ như hỗ trợ bữa ăn NLĐ tham gia “3 tại chỗ” chính là một trong những hoạt động đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua đại dịch.

Hàng vạn cán bộ CĐ đang ngày đêm lăn lộn, không quản ngại khó khăn, xông vào tâm dịch, vận chuyển hàng triệu phần quà, các nhu yếu phẩm đến tận tay NLĐ. Các hoạt động này một lần nữa cho thấy các chính sách, hoạt động của CĐ không chỉ trực tiếp chăm sóc cho NLĐ mà còn là sự đồng hành, chia sẻ, gánh vác khó khăn cùng doanh nghiệp.

Thời gian qua CĐ đã rất chủ động đồng hành cùng doang nghiệp vượt qua khó khăn. Trong đó, các cấp CĐ đã tuyên truyền, vận động CNLĐ thực hiện nghiêm thông điệp 5K, quy định theo Chỉ thị 16/CT-TTg, đồng thời vận động CNLĐ tránh hoang mang, lo sợ quá mức khi có ca F0 tại doanh nghiệp; vận động CNLĐ ngoại tỉnh ở lại làm việc tại doanh nghiệp, ngoài giờ làm việc hạn chế ra khỏi nhà, không tập trung đông người; phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức công tác phòng, chống dịch, phân luồng các ca tiếp xúc gần F0, F1 tại doanh nghiệp; tham gia phân luồng lao động để xét nghiệm tầm soát bệnh tại doanh nghiệp và việc tiêm vaccine cho CNLĐ. CĐ cũng kiến nghị với Chính phủ cho doanh nghiệp hạch toán chi phí phòng chống dịch vào chi phí hợp lý, hợp lệ của doanh nghiệp...

Tổng LĐLĐVN cũng đã chủ động phối hợp với Bộ LĐTBXH, Phòng VCCI ban hành Hướng dẫn tổ chức thực hiện vừa cách ly, vừa sản xuất kinh doanh để hỗ trợ vận động các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện tốt “3 tại chỗ”…

Đồng hành cùng đoàn viên, NLĐ và các lực lượng tuyến đầu chống dịch, thời gian qua, các cấp CĐ đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, kịp thời hỗ trợ NLĐ và lực lượng tuyến đầu với số tiền và hiện vật trị giá gần 4 nghìn tỉ đồng.

Linh Nguyên
TIN LIÊN QUAN

Long An: Ngày đêm hoàn tất thủ tục triển khai hỗ trợ công nhân “3 tại chỗ”

Kỳ Quan |

Các cấp Công đoàn tỉnh Long An đã làm ngày làm đêm để Quyết định hỗ trợ của Tổng LĐLĐVN đến với CNLĐ sản xuất “3 tại chỗ” một cách nhanh nhất.

Các Chương trình hỗ trợ công nhân, người lao động của tổ chức Công đoàn: Đúng và trúng thời điểm

ANH THƯ - ĐỖ PHƯƠNG |

Đó là nhận định của ông Phạm Văn Hoà - Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp - về những chương trình hành động, việc làm hết sức thiết thực, phù hợp trong bối cảnh dịch COVID-19 của Tổng LĐLĐVN và các cấp Công đoàn. Ông Đặng Thuần Phong - Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Xã hội của Quốc hội nhận định tổ chức Công đoàn các cấp đang cùng chung tay với toàn hệ thống chính trị để hỗ trợ người lao động có hoàn cảnh khó khăn do dịch bệnh COVID-19. Ông Vương Quốc Tuấn - Ủy viên dự khuyết T.Ư Đảng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Ninh - thì cho rằng, thời điểm dịch bệnh càng thể hiện rõ hơn vai trò của tổ chức Công đoàn trong việc bảo vệ quyền lợi, chăm lo đối với cuộc sống của công nhân, người lao động.

Báo Lao Động chung tay hỗ trợ công nhân, cùng cả nước chống dịch

Anh Chiến - Sở Hạ - Đình Trọng |

Khi có dịch, nhiều địa phương thực hiện giãn cách, không ít công nhân thiếu việc làm, không có thu nhập. Thấu hiểu và chia sẻ với khó khăn, thiếu thốn chưa từng có với công nhân đang trong tâm dịch COVID - 19 tại các tỉnh Bình Dương, Cần Thơ và Đồng Nai, Chương trình “Tiếp sức cho công nhân, người lao động” do Báo Lao Động vận động từ Quỹ Dẫn Ánh Bình Minh - Ngân hàng Techcombank hỗ trợ cho 3.000 người lao động với tổng giá trị lên đến 3 tỉ đồng.

Hỗ trợ công nhân lao động trong khu vực bị cách ly phong toả ở Đồng Nai

HÀ ANH CHIẾN |

Liên đoàn Lao động thành phố Long Khánh (Đồng Nai) tiếp tục tham gia hỗ trợ công nhân lao động trong khu vực bị cách ly, phong toả gặp khó khăn.

Đề xuất hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất “3 tại chỗ”, “1 cung đường 2 điểm đến"

VƯƠNG TRẦN |

Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương đề xuất chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện sản xuất theo mô hình “ba tại chỗ”, “một cung đường, hai điểm đến” để đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch COVID-19.

Lập 4 trạm hỗ trợ công nhân bị cách ly phong toả ở các khu nhà trọ

HÀ ANH CHIẾN |

LĐLĐ tỉnh Đồng Nai đã lập 4 trạm “dã chiến” có nhiệm vụ thống kê các khu nhà trọ có đông công nhân lao động đang bị cách ly, phong toả và các tình nguyện viên của các trạm này sẽ trực tiếp hỗ trợ thực phẩm cho đoàn viên người lao động.

NHNN yêu cầu các ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp thu mua, tạm trữ thóc, gạo

Hương Nguyễn |

Thống đốc NHNN vừa có công văn yêu cầu các ngân hàng thương mại hỗ trợ các thương nhân, doanh nghiệp, người sản xuất, kinh doanh thóc, gạo, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, miễn, giảm lãi, phí, cho vay mới khôi phục sản xuất, kinh doanh…

Hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, không để "cháy" đơn hàng xuất khẩu

Vũ Long |

Nhiều ngành hàng xuất khẩu chủ đạo như chế biến nông, lâm và thủy sản; điện tử; dệt may; da giày… đối diện với áp lực bị chậm đơn hàng.

Giải pháp miễn, giảm thuế hỗ trợ doanh nghiệp, người dân do COVID-19

VƯƠNG TRẦN |

Thường trực Chính phủ và các cơ quan tham dự cuộc họp cơ bản nhất trí với các giải pháp miễn, giảm thuế hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch COVID-19 theo đề xuất của Bộ Tài chính.

Gia Lai chia sẻ khó khăn và hỗ trợ công nhân, NLĐ từ miền Nam hồi hương

THANH TUẤN |

Ngày 2.8, Đại diện LĐLĐ tỉnh Gia Lai cho biết, đang lên phương án hỗ trợ công nhân, NLĐ từ các tỉnh thành phía Nam đã về lại quê hương, hiện đang thực hiện cách ly y tế để đảm bảo phòng chống dịch COVID-19.

Long An: Ngày đêm hoàn tất thủ tục triển khai hỗ trợ công nhân “3 tại chỗ”

Kỳ Quan |

Các cấp Công đoàn tỉnh Long An đã làm ngày làm đêm để Quyết định hỗ trợ của Tổng LĐLĐVN đến với CNLĐ sản xuất “3 tại chỗ” một cách nhanh nhất.

Các Chương trình hỗ trợ công nhân, người lao động của tổ chức Công đoàn: Đúng và trúng thời điểm

ANH THƯ - ĐỖ PHƯƠNG |

Đó là nhận định của ông Phạm Văn Hoà - Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp - về những chương trình hành động, việc làm hết sức thiết thực, phù hợp trong bối cảnh dịch COVID-19 của Tổng LĐLĐVN và các cấp Công đoàn. Ông Đặng Thuần Phong - Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Xã hội của Quốc hội nhận định tổ chức Công đoàn các cấp đang cùng chung tay với toàn hệ thống chính trị để hỗ trợ người lao động có hoàn cảnh khó khăn do dịch bệnh COVID-19. Ông Vương Quốc Tuấn - Ủy viên dự khuyết T.Ư Đảng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Ninh - thì cho rằng, thời điểm dịch bệnh càng thể hiện rõ hơn vai trò của tổ chức Công đoàn trong việc bảo vệ quyền lợi, chăm lo đối với cuộc sống của công nhân, người lao động.

Báo Lao Động chung tay hỗ trợ công nhân, cùng cả nước chống dịch

Anh Chiến - Sở Hạ - Đình Trọng |

Khi có dịch, nhiều địa phương thực hiện giãn cách, không ít công nhân thiếu việc làm, không có thu nhập. Thấu hiểu và chia sẻ với khó khăn, thiếu thốn chưa từng có với công nhân đang trong tâm dịch COVID - 19 tại các tỉnh Bình Dương, Cần Thơ và Đồng Nai, Chương trình “Tiếp sức cho công nhân, người lao động” do Báo Lao Động vận động từ Quỹ Dẫn Ánh Bình Minh - Ngân hàng Techcombank hỗ trợ cho 3.000 người lao động với tổng giá trị lên đến 3 tỉ đồng.

Hỗ trợ công nhân lao động trong khu vực bị cách ly phong toả ở Đồng Nai

HÀ ANH CHIẾN |

Liên đoàn Lao động thành phố Long Khánh (Đồng Nai) tiếp tục tham gia hỗ trợ công nhân lao động trong khu vực bị cách ly, phong toả gặp khó khăn.

Đề xuất hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất “3 tại chỗ”, “1 cung đường 2 điểm đến"

VƯƠNG TRẦN |

Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương đề xuất chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện sản xuất theo mô hình “ba tại chỗ”, “một cung đường, hai điểm đến” để đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch COVID-19.

Lập 4 trạm hỗ trợ công nhân bị cách ly phong toả ở các khu nhà trọ

HÀ ANH CHIẾN |

LĐLĐ tỉnh Đồng Nai đã lập 4 trạm “dã chiến” có nhiệm vụ thống kê các khu nhà trọ có đông công nhân lao động đang bị cách ly, phong toả và các tình nguyện viên của các trạm này sẽ trực tiếp hỗ trợ thực phẩm cho đoàn viên người lao động.

NHNN yêu cầu các ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp thu mua, tạm trữ thóc, gạo

Hương Nguyễn |

Thống đốc NHNN vừa có công văn yêu cầu các ngân hàng thương mại hỗ trợ các thương nhân, doanh nghiệp, người sản xuất, kinh doanh thóc, gạo, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, miễn, giảm lãi, phí, cho vay mới khôi phục sản xuất, kinh doanh…

Hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, không để "cháy" đơn hàng xuất khẩu

Vũ Long |

Nhiều ngành hàng xuất khẩu chủ đạo như chế biến nông, lâm và thủy sản; điện tử; dệt may; da giày… đối diện với áp lực bị chậm đơn hàng.

Giải pháp miễn, giảm thuế hỗ trợ doanh nghiệp, người dân do COVID-19

VƯƠNG TRẦN |

Thường trực Chính phủ và các cơ quan tham dự cuộc họp cơ bản nhất trí với các giải pháp miễn, giảm thuế hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch COVID-19 theo đề xuất của Bộ Tài chính.

Gia Lai chia sẻ khó khăn và hỗ trợ công nhân, NLĐ từ miền Nam hồi hương

THANH TUẤN |

Ngày 2.8, Đại diện LĐLĐ tỉnh Gia Lai cho biết, đang lên phương án hỗ trợ công nhân, NLĐ từ các tỉnh thành phía Nam đã về lại quê hương, hiện đang thực hiện cách ly y tế để đảm bảo phòng chống dịch COVID-19.