Tăng các khoản trợ cấp cho người lao động cùng lương cơ sở từ 1.7.2023

Hoàng Quang |

Lương cơ sở sẽ tăng từ 1,49 triệu đồng lên 1,8 triệu đồng/tháng từ 1.7.2023. Vậy các khoản trợ cấp dành cho người lao động khu vực ngoài nhà nước sẽ được điều chỉnh tăng thêm như thế nào?

Theo Nghị quyết 69/2022/QH15, từ ngày 1.7.2023 thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng.

Khi điều chỉnh lương cơ sở, nhiều khoản tiền, trợ cấp dành cho người lao động ngoài nhà nước cũng sẽ được điều chỉnh tăng thêm, cụ thể gồm các khoản tiền sau:

1. Tăng mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau:

Theo Khoản 3 Điều 29 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

Theo đó, khi tăng lương cơ sở từ ngày 01.7.2023 lên 1,8 triệu đồng, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau sẽ tăng lên 540.000 đồng (hiện hành là 447.000 đồng).

2. Tăng mức trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi:

Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.

Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.

Theo đó, mức trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi sẽ được tăng lên 3.600.000 đồng (hiện hành là 2.980.000 đồng).

3. Tăng mức hướng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản:

Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở (khoản 3 Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 ).

Từ ngày 1.7.2023, tăng mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản lên 540.000 đồng (hiện hành là 447.000 đồng).

4. Tăng mức trợ cấp một lần:

Cụ thể, Điều 46 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần.

Mức trợ cấp một lần được quy định như sau:

- Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 05 lần mức lương cơ sở (tức 9.000.000 đồng so với hiện hành là 7.450.000 đồng), sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở (tức tăng thêm 900.000 đồng);

- Ngoài mức trợ cấp quy định nêu trên, còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.

5. Tăng mức trợ cấp hàng tháng:

Điều 47 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng.

Mức trợ cấp hằng tháng được quy định như sau:

- Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;

Như vậy, cứ suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng trợ cấp 540.000 đồng (hiện hành là 447.000 đồng), sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 36.000 đồng (hiện hành là 29.800 đồng).

- Ngoài mức trợ cấp quy định tại Điểm a khoản này, hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.

6. Tăng mức trợ cấp phục vụ:

Cụ thể, người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần thì ngoài mức hưởng quy định tại Điều 47 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, hằng tháng còn được hưởng trợ cấp phục vụ bằng mức lương cơ sở (tức 1.800.000 đồng so với mức 1.490.000 đồng hiện nay).

7. Tăng mức trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật:

Khoản 2 Điều 52 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định mức hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật một ngày:

- Bằng 25% mức lương cơ sở nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại gia đình;

Mức hưởng bằng 450.000 đồng (hiện hành 372.500 đồng).

- Bằng 40% mức lương cơ sở nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại cơ sở tập trung.

Mức hưởng bằng 420.000 đồng (hiện hành 596.000 đồng)

8. Điều chỉnh mức lương hưu hàng tháng NLĐ được nhận:

Theo khoản 5 Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, mức lương hưu hằng tháng thấp nhất của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 bằng mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng (hiện hành là 1.490.000 đồng), trừ trường hợp quy định tại Điểm i Khoản 1 Điều 2 và Khoản 3 Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 .

9. Tăng mức hưởng lương hưu với NLĐ vừa đóng BHXH bắt buộc và BHXH từ nguyện:

Điều 71 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định người lao động có từ đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì điều kiện, mức hưởng lương hưu thực hiện theo chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc; mức lương hưu hằng tháng thấp nhất bằng mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng (hiện hành là 1.490.000 đồng), trừ đối tượng quy định tại Điểm i Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014…

Hoàng Quang
TIN LIÊN QUAN

Nâng cao chất lượng bữa ăn ca để góp phần giữ chân người lao động

Phùng Thị Thường (LĐLĐ Vĩnh Phúc) |

Vĩnh Phúc - Thời gian qua, Công đoàn các Khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc tăng cường công tác tuyên truyền vận động, chỉ đạo các công đoàn cơ sở phối hợp với chủ sử dụng lao động nâng cao chất lượng bữa ăn ca cho người lao động.

Công ty Dệt 19.5 vẫn chưa trả nợ BHXH của người lao động

Hà Anh |

Chiều 1.4, bà Lê Thị Hiền - Chủ tịch Công đoàn nhà máy dệt thuộc Công ty Cổ phần Dệt 19.5 Hà Nội chi nhánh Hà Nam (Công ty Dệt 19.5) cho biết, UBND tỉnh Hà Nam vừa có yêu cầu Công ty Dệt 19.5 đến hết tháng 6.2024 phải hoàn thành việc trả nợ lương, bảo hiểm xã hội  (BHXH) đối với người lao động (NLĐ).

Lã Thanh Huyền: Thu nhập ở showbiz có sự phân cấp giữa nghệ sĩ và ngôi sao

NHÓM PV |

Giữa nhiều chiều tranh cãi về hào quang ở showbiz, khi có nghệ sĩ khóc kêu khổ, lại có nghệ sĩ thấy may mắn, tự hào khi là nghệ sĩ, Cà phê chiều thứ 7 của báo Lao Động có cuộc trò chuyện với diễn viên Lã Thanh Huyền. Giới nghệ sĩ màn ảnh nhỏ luôn cho rằng, Lã Thanh Huyền là một diễn viên giàu có.

Hà Nội: Taxi ngoại tỉnh tăng áp lực giao thông, cạnh tranh không lành mạnh

Minh Hạnh |

Thanh tra Sở Giao thông Vận tải Hà Nội sẽ rà soát, thống kê các tụ điểm xe taxi thường xuyên vi phạm dừng, đỗ và đón, trả khách không đúng quy định... Tuy nhiên, lượng xe taxi ngoại tỉnh đón trả khách địa bàn thành phố Hà Nội cũng rất nhiều và khó xử lý vi phạm.

Phân luồng giao thông xong "đâu lại vào đấy"

Hải Danh - Việt Dũng |

Hà Nội – Mới đây, Sở GTVT Hà Nội đã tổ chức thí điểm phân luồng giao thông tại các nút giao như: Trường Chinh - Tôn Thất Tùng; Phạm Hùng - Tôn Thất Thuyết; Quang Trung - Lê Trọng Tấn,… để giảm tình trạng ùn tắc. Tuy nhiên, sau một thời gian phân làn, người dân lại tiếp tục di chuyển bất chấp và “ngó lơ” các biển báo chỉ dẫn.

Xơ xác vì tảo hôn: "Ưng cái bụng" là kéo nhau thành vợ thành chồng

Minh Nguyễn |

Hòa Bình - Trong danh sách 16 cặp đôi tảo hôn năm 2022 tại xã Hang Kia, huyện Mai Châu, chú rể ít tuổi nhất mới 16 và cô dâu ít tuổi nhất mới 14.

Gần 100% xe buýt đạt chất lượng 5 sao: Người dân Hà Nội hoài nghi, chấm điểm âm

Phạm Đông |

Trung tâm Quản lý giao thông công cộng Hà Nội đánh giá 99,9% số lượt xe buýt đạt chất lượng 5 sao. Nhiều người dân hoài nghi và cho rằng đây là con số không tưởng, không sát với thực tế.

Phớt lờ xử phạt, Công ty Sông Hồng - Lào Cai ngang nhiên khai thác cao lanh

An Trịnh |

Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam cùng UBND tỉnh "tuýt còi" xử phạt nhưng Công ty Sông Hồng Lào Cai vẫn ngang nhiên đào bới khai thác cao lanh mà không có giấy phép.

Nâng cao chất lượng bữa ăn ca để góp phần giữ chân người lao động

Phùng Thị Thường (LĐLĐ Vĩnh Phúc) |

Vĩnh Phúc - Thời gian qua, Công đoàn các Khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc tăng cường công tác tuyên truyền vận động, chỉ đạo các công đoàn cơ sở phối hợp với chủ sử dụng lao động nâng cao chất lượng bữa ăn ca cho người lao động.

Công ty Dệt 19.5 vẫn chưa trả nợ BHXH của người lao động

Hà Anh |

Chiều 1.4, bà Lê Thị Hiền - Chủ tịch Công đoàn nhà máy dệt thuộc Công ty Cổ phần Dệt 19.5 Hà Nội chi nhánh Hà Nam (Công ty Dệt 19.5) cho biết, UBND tỉnh Hà Nam vừa có yêu cầu Công ty Dệt 19.5 đến hết tháng 6.2024 phải hoàn thành việc trả nợ lương, bảo hiểm xã hội  (BHXH) đối với người lao động (NLĐ).