Đang lập hồ sơ kiến nghị khởi tố Công ty Dệt 19.5

Hà Anh |

Ngày 22.3, bà Lê Thị Hiền - Chủ tịch Công đoàn Nhà máy Dệt thuộc Công ty Cổ phần Dệt 19.5 Hà Nội chi nhánh Hà Nam (Công ty Dệt 19.5) - cho biết, Bảo hiểm xã hội thị xã Duy Tiên (Hà Nam) đang tiến hành lập hồ sơ kiến nghị Công an thị xã Duy Tiên khởi tố Công ty dệt 19.5.

Bà Lê Thu Hiền cho biết, vừa qua, bà đã có đơn kiến nghị gửi BHXH thị xã Duy Tiên về việc Công ty Dệt 19.5 có hành vi nợ đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp... đối với người lao động. 

“Sau khi chúng tôi gửi đơn kiến nghị, BHXH thị xã Duy Tiên đã có văn bản trả lời đơn thư của người lao động. Trong đó, BHXH thị xã Duy Tiên cho biết, đơn vị đang tiến hành lập hồ sơ kiến nghị Công an thị xã Duy Tiên khởi tố đối với Công ty Dệt 19.5 theo quy định tại Điều 216 Bộ Luật Hình sự” - bà Hiền cho hay.

Được biết, vừa qua, người lao động cũng đã tới Trung tâm Tư vấn pháp luật và Hỗ trợ người lao động, thuộc Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP.Hà Nội để nhờ trợ giúp. Trước khó khăn của người lao động, cán bộ Trung tâm đã tư vấn, hỗ trợ người lao động về hồ sơ khởi kiện và khi có quyết định bản án, trung tâm tiếp tục hỗ trợ việc thi hành án.

Bà Lê Thị Hiền và đồng nghiệp đang mong cơ quan chức năng có biện pháp cứng rắn đối với Công ty Dệt 19.5. Ảnh: Hà Anh
Bà Lê Thị Hiền và đồng nghiệp đang mong cơ quan chức năng có biện pháp cứng rắn đối với Công ty Dệt 19.5. Ảnh: Hà Anh

Trước đó, từ ngày 18.2, Báo Lao Động đăng tải loạt bài “Công ty CP Dệt 19.5 Hà Nội chi nhánh Hà Nam: Vừa nợ lương, vừa chậm đóng bảo hiểm xã hội kéo dài”. Trong loạt bài của Báo Lao Động có nêu nội dung, mặc dù người lao động gắn bó rất lâu với doanh nghiệp, người nhiều nhất là 17 năm, nhưng lãnh đạo công ty đối xử với người lao động rất tệ: Vừa nợ lương, vừa chậm đóng BHXH kéo dài khiến cuộc sống của họ gặp rất nhiều khó khăn.

Do công ty chậm đóng BHXH, BHYT, BHXH thất nghiệp hơn 4 năm, với số tiền trên 13,4 tỉ đồng và nợ lương các tháng 9, 10, 11.2022 khiến quyền lợi của người lao động bị ảnh hưởng nghiêm trọng; nhiều người phải đi làm thời vụ, thu nhập bấp bênh…

Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, Luật sư Phạm Quốc Thanh - Văn phòng Luật sư Quốc Thái (Hà Nội) cho biết, Điều 216 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) quy định về Tội trốn đóng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động như sau:

* Đối với cá nhân phạm tội

- Khung 1:

Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm đối với người nào có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ theo quy định từ 6 tháng trở lên thuộc một trong những trường hợp sau, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm:

+ Trốn đóng bảo hiểm từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

+ Trốn đóng bảo hiểm cho từ 10 người đến dưới 50 người lao động.

- Khung 2:

Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 3 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Phạm tội 2 lần trở lên;

+ Trốn đóng bảo hiểm từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

+ Trốn đóng bảo hiểm cho từ 50 người đến dưới 200 người lao động;

+ Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 1 Điều 216 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017).

- Khung 3:

Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Trốn đóng bảo hiểm 1.000.000.000 đồng trở lên;

+ Trốn đóng bảo hiểm cho 200 người lao động trở lên;

+ Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 2 Điều 216 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017).

- Hình phạt bổ sung:

Người phạm tội trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.

* Đối với pháp nhân thương mại phạm tội

Pháp nhân thương mại phạm Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo Điều 216 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) thì bị phạt như sau:

- Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Khung 1 nêu trên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;

- Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Khung 2 nêu trên, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

- Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Khung 3 nêu trên, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng.

Hà Anh
TIN LIÊN QUAN

Công ty Dệt 19.5 nợ lương, chậm đóng BHXH: Người lao động đã được nhận lương tháng 9.2022

Hà Anh |

Ngày 21.3, bà Lê Thị Hiền - Chủ tịch Công đoàn Nhà máy Dệt thuộc Công ty Cổ phần Dệt 19.5 Hà Nội chi nhánh Hà Nam - cho biết, 66 người lao động tại nhà máy đã được nhận lương tháng 9.2022.

Mở rộng đối tượng tham gia BHXH: Đảm bảo bao phủ lưới an sinh

Quỳnh Chi |

Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi đang được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) lấy ý kiến rộng rãi. Trong số các nội dung được đông đảo người lao động quan tâm, đề xuất mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được đánh giá sẽ tạo cơ hội cho nhiều người tham gia vào hệ thống an sinh.

Người lao động Công ty Cổ phần Dệt 19.5 sẽ được công đoàn hỗ trợ khởi kiện

Hà Anh |

Ngày 25.2, bà Lê Thị Hiền - Chủ tịch Công đoàn nhà máy dệt thuộc Công ty Cổ phần Dệt 19.5 Hà Nội chi nhánh Hà Nam cho biết, trước “nguy cơ” không đòi được tiền lương, quyền lợi về BHXH…, người lao động đã phải tiếp tục nhờ sự trợ giúp của tổ chức công đoàn.

Nhiều dự án chợ ở Hà Nội "nằm trên giấy", dân phải buôn bán dưới lòng đường

Nhóm phóng viên |

Có mặt tại dự án chợ dân sinh Lệ Chi, huyện Gia Lâm (Hà Nội), phóng viên Báo Lao Động ghi nhận một nghịch cảnh, dự án đã giải phóng xong mặt bằng nhưng chỉ quây tôn, bỏ không hàng chục năm. Trong khi đó, tiểu thương, người dân vẫn ngày ngày buôn bán dưới lòng đường, tiềm ẩn tai nạn giao thông.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Phê chuẩn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh với ông Nguyễn Hồng Thanh

Ái Vân |

Ông Nguyễn Hồng Thanh được phê chuẩn kết quả bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh nhiệm kỳ 2021-2026.

Dự kiến tháo dỡ Câu lạc bộ golf Đồi Cù Đà Lạt vào ngày mai

Mai Hương |

Việc tháo dỡ Câu lạc bộ golf Đồi Cù (TP Đà Lạt) dự kiến được thực hiện vào khoảng 9h ngày 11.6.

Khoảnh khắc công an lao mình xuống dòng nước lũ cứu người

Lam Thanh |

Hà Giang - Thấy một người dân bị dòng nước lũ cuốn đi, Thượng úy Nguyễn Mạnh Tường đã lao xuống kịp thời cứu nạn.

Công ty Dệt 19.5 nợ lương, chậm đóng BHXH: Người lao động đã được nhận lương tháng 9.2022

Hà Anh |

Ngày 21.3, bà Lê Thị Hiền - Chủ tịch Công đoàn Nhà máy Dệt thuộc Công ty Cổ phần Dệt 19.5 Hà Nội chi nhánh Hà Nam - cho biết, 66 người lao động tại nhà máy đã được nhận lương tháng 9.2022.

Mở rộng đối tượng tham gia BHXH: Đảm bảo bao phủ lưới an sinh

Quỳnh Chi |

Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi đang được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) lấy ý kiến rộng rãi. Trong số các nội dung được đông đảo người lao động quan tâm, đề xuất mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được đánh giá sẽ tạo cơ hội cho nhiều người tham gia vào hệ thống an sinh.

Người lao động Công ty Cổ phần Dệt 19.5 sẽ được công đoàn hỗ trợ khởi kiện

Hà Anh |

Ngày 25.2, bà Lê Thị Hiền - Chủ tịch Công đoàn nhà máy dệt thuộc Công ty Cổ phần Dệt 19.5 Hà Nội chi nhánh Hà Nam cho biết, trước “nguy cơ” không đòi được tiền lương, quyền lợi về BHXH…, người lao động đã phải tiếp tục nhờ sự trợ giúp của tổ chức công đoàn.