Lao động xuất khẩu bỏ trốn: Không để “con sâu làm rầu nồi canh”

Quang Chính |

8 huyện, thị, thành phố vừa bị Bộ LĐTBXH tạm dừng đưa người lao động sang Hàn Quốc làm việc, gồm: Huyện Nghi Xuân, huyện Cẩm Xuyên (tỉnh Hà Tĩnh); thành phố Chí Linh (tỉnh Hải Dương); thị xã Cửa Lò, huyện Nghi Lộc, huyện Hưng Nguyên (tỉnh Nghệ An); huyện Đông Sơn, huyện Hoằng Hóa (tỉnh Thanh Hóa) do có số lượng lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc từ 70 người trở lên và tỉ lệ lao động hết hạn hợp đồng không về nước đúng thời hạn từ 27% trở lên. Việc tạm dừng căn cứ theo bản ghi nhớ về Chương trình EPS với Hàn Quốc và lộ trình giảm lao động cư trú bất hợp pháp giai đoạn 2020 - 2022.

Đây không phải lần đầu các địa phương bị “cấm” xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc vì người lao động bỏ trốn. Tình trạng lao động Việt Nam phá vỡ hợp đồng, bỏ trốn ra ngoài làm việc và ở lại cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc là khá nhiều. Có hai dạng lao động bỏ trốn: Một là sang làm việc chỉ được một thời gian ngắn rồi xé bỏ hợp đồng trốn ra ngoài làm việc. Hai là sắp hết hạn hoặc hết hạn hợp đồng là trốn ở lại cư trú bất hợp pháp. Có giai đoạn tỉ lệ lao động Việt bỏ trốn lên tới 30%. Riêng trong năm 2015, Hàn Quốc tiến hành truy quét 26.000 lao động Việt cư trú bất hợp pháp ở cả hai dạng này. Hàn Quốc đã phải ngừng gia hạn tiếp nhận mới lao động Việt Nam từ năm 2013 đến 2016, khiến hàng chục nghìn lao động lỡ cơ hội ra nước ngoài làm việc.

Tình trạng lao động xuất khẩu bỏ trốn có nguyên nhân từ chế tài xử phạt chưa đủ nghiêm minh. Người lao động trước khi xuất cảnh chỉ phải ký quỹ 100 triệu đồng. Bên cạnh đó, Nghị định số 28/2020/NĐ-CP (trước năm 2020 là Nghị định số 95/2013/NĐ-CP) quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động cho phép phạt tiền người vi phạm đến 100 triệu đồng. Tổng số cả hai khoản tiền trên chỉ vào khoảng 3-4 tháng lương nếu lao động Việt trốn được để ra làm bên ngoài. Cho dù sau đó có bị nước sở tại phát hiện, bắt giữ và trục xuất, nhưng nếu trốn được 2 - 3 năm trở lên, lao động Việt tính toán tiền kiếm được vẫn hơn rất nhiều lần làm việc chính theo hợp đồng. Rất nhiều lao động đã chấp nhận đánh đổi!

Tình trạng lao động Việt Nam bỏ trốn tại Hàn Quốc đã kéo theo nhiều hệ lụy. Phía Hàn Quốc nhiều lần lên tiếng, thậm chí quyết định tạm dừng tuyển dụng lao động Việt Nam sang Hàn Quốc tại những địa phương có tỉ lệ bỏ trốn cao. Thể diện của làng xã, địa phương, thậm chí quốc gia đã bị ảnh hưởng. Đó là điều không thể chấp nhận được!

Cần phải lên án và xử phạt thật nghiêm minh với những lao động xuất khẩu bỏ trốn tại Hàn Quốc. Không để “con sâu làm rầu nồi canh”.

Quang Chính
TIN LIÊN QUAN

Giành lại vỉa hè ở Hà Nội: Nơi quyết liệt, nơi bỏ trống

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội - Về việc giành lại vỉa hè cho người đi bộ, lãnh đạo Công an TP.Hà Nội chỉ ra thực trạng, một số quận, huyện chưa vào cuộc một cách quyết liệt. Có nơi làm, có nơi bỏ trống; có nơi quyết liệt, có nơi còn thụ động dẫn đến vỉa hè bị chiếm dụng.

Bắt đối tượng thuê ôtô rồi thế chấp, mượn 700 triệu đồng xong bỏ trốn

Nguyên Hưng |

Sáng 1.3, Cơ quan CSĐT Công an TP.Đà Nẵng cho biết vừa bắt giữ và di lý đối tượng Đào Nguyên Nghị (SN 1982), quê xã Xuân Thiên, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa, hiện trú tổ 27, phường Hoà Khánh Nam, quận Liên Chiểu từ TP.Hà Nội về TP.Đà Nẵng để phục vụ công tác điều tra về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Lý do không tuyên bố doanh nghiệp có chủ bỏ trốn là doanh nghiệp phá sản

Bảo Hân |

Liên quan đến vụ việc Công ty TNHH NC LED Vina (Bắc Ninh) dừng hoạt động từ tháng 5.2020, chủ sở hữu doanh nghiệp là người nước ngoài rời khỏi doanh nghiệp và không liên lạc được, câu hỏi đặt ra vì sao không thể tuyên bố doanh nghiệp này phá sản để giải quyết quyền lợi của người lao động theo Luật Phá sản?

Những món ngon Cao Bằng du khách có thể mua về làm quà

Mộc Anh |

Cao Bằng không chỉ sở hữu thắng cảnh thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp mà còn có nhiều món ăn ngon, ẩm thực đặc trưng của núi rừng Tây Bắc.

Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng Đông Á bị đề nghị thêm 20 năm tù

Anh Tú - Phương Ngân |

TPHCM -  Bị cáo Trần Phương Bình  - cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng Đông Á - DAB, bị quy trách nhiệm sai phạm đặc biệt nghiêm trọng gây thiệt hại hơn 5.500 tỉ đồng, bị Viện Kiểm sát Nhân dân (VKSND) TPHCM đề nghị mức án 20 năm tù trong vụ án thứ 4.

Cần minh bạch, công khai Quỹ bình ổn xăng dầu

Phạm Đông |

Nhiều ý kiến đề nghị bổ sung quy định làm rõ tính chất hoạt động có thời hạn, Chính phủ chịu trách nhiệm công khai, hiệu quả, kịp thời trong quản lý, sử dụng Quỹ bình ổn xăng dầu.

Công ty Haprosimex phải có trách nhiệm chi trả nợ lương, BHXH cho công nhân

Hà Anh - Lương Hạnh |

Ông Bùi Sỹ Lợi - nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng, Hội đồng quản trị mới của Công ty Cổ phần Tập đoàn Haprosimex (Công ty Haprosimex) phải có trách nhiệm chi trả nợ lương, nợ BHXH cho người lao động.

Gãy 6 xương sườn, giám định còn 4: Nạn nhân không rõ kết quả giám định lại

HƯNG THƠ |

Ông N.M.D. - người bị đánh gãy 6 xương sườn nhưng khi giám định lại chỉ còn gãy 4 xương sườn cho biết, chưa có ý kiến gì về vụ việc, vì chưa biết kết quả giám định lại. Trong lúc đó, ông Nguyễn Đình Cương – Giám đốc Trung tâm pháp y tỉnh Quảng Trị đã bị khởi tố, bắt tạm giam để làm rõ việc giám định tỉ lệ thương tích của ông D. từ 15% ở lần đầu xuống còn 9% ở lần giám định lại.

Giành lại vỉa hè ở Hà Nội: Nơi quyết liệt, nơi bỏ trống

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội - Về việc giành lại vỉa hè cho người đi bộ, lãnh đạo Công an TP.Hà Nội chỉ ra thực trạng, một số quận, huyện chưa vào cuộc một cách quyết liệt. Có nơi làm, có nơi bỏ trống; có nơi quyết liệt, có nơi còn thụ động dẫn đến vỉa hè bị chiếm dụng.

Bắt đối tượng thuê ôtô rồi thế chấp, mượn 700 triệu đồng xong bỏ trốn

Nguyên Hưng |

Sáng 1.3, Cơ quan CSĐT Công an TP.Đà Nẵng cho biết vừa bắt giữ và di lý đối tượng Đào Nguyên Nghị (SN 1982), quê xã Xuân Thiên, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa, hiện trú tổ 27, phường Hoà Khánh Nam, quận Liên Chiểu từ TP.Hà Nội về TP.Đà Nẵng để phục vụ công tác điều tra về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Lý do không tuyên bố doanh nghiệp có chủ bỏ trốn là doanh nghiệp phá sản

Bảo Hân |

Liên quan đến vụ việc Công ty TNHH NC LED Vina (Bắc Ninh) dừng hoạt động từ tháng 5.2020, chủ sở hữu doanh nghiệp là người nước ngoài rời khỏi doanh nghiệp và không liên lạc được, câu hỏi đặt ra vì sao không thể tuyên bố doanh nghiệp này phá sản để giải quyết quyền lợi của người lao động theo Luật Phá sản?