Doanh nghiệp Việt đừng quên thị trường nội địa gần 100 triệu dân

Anh Tuấn |

Dù tự hào về thành tích xuất khẩu trong năm 2022, nhưng các chuyên gia cho rằng, để hạn chế rủi ro của thị trường xuất khẩu khi gặp tình huống bất thường, thị trường nội địa với gần 100 triệu người tiêu dùng cần được quan tâm đúng mức.

Củng cố thị trường nội địa

Ông Phạm Văn Việt - Tổng giám đốc Công ty TNHH Việt Thắng Jeans (VitaJean), Phó Chủ tịch Hội Dệt may thêu đan TPHCM cho biết, những năm trước đây, nhiều doanh nghiệp dệt may, trong đó có Việt Thắng Jeans đã đẩy mạnh xuất khẩu, quan tâm nhiều tới các thị trường xuất khẩu, mà chưa chú trọng vào thị trường nội địa.

Sau đại dịch COVID-19, trong 2 quý đầu năm 2022, các thị trường xuất khẩu tăng trưởng tốt, tuy nhiên bước vào quý III.2022 trở đi, các đơn hàng giảm dần do nhu cầu tiêu dùng tại các thị trường lớn giảm.

Đứng trước khó khăn, nhiều doanh nghiệp quan tâm hơn tới thị trường nội địa với 100 triệu dân, còn nhiều dư địa phát triển.

"Từ khi chú tâm hơn vào thị trường nội địa, kết quả kinh doanh trong năm 2022 ở thị trường trong nước có mức tăng trưởng hơn gấp đôi so với năm trước đó" - ông Việt chia sẻ.

Cũng giống như VitaJean, thời gian gần đây, Tổng Công ty May 10 (May 10) cũng liên tục mở cửa hàng mới cũng như phát triển nhãn hàng để tiêu thụ trong nước.

Ông Thân Đức Việt - Tổng Giám đốc Tổng Công ty May 10 - người có hơn 20 năm gắn bó với ngành dệt may của Việt Nam cho biết, một trong những kỷ niệm lớn nhất trong đời làm nghề của ông là được “mục sở thị” chuỗi cung ứng thời trang thế giới - Zara ở La Coruna, Tây Ban Nha.

Ông ngạc nhiên vì Zara có 80.000 nhà cung cấp toàn cầu và hàng nghìn cửa hàng trên thế giới. Trong số những nhà cung cấp của Zara, không ai khác chính là khách hàng của họ. Điều mà ngành dệt may Việt Nam chưa làm được.

Sản phẩm chính của May 10 là sơ mi, veston và quần âu. Ông Thân Đức Việt cho biết, May 10 may 120.000 bộ veston, 1,2 triệu áo sơ mi  và 600.000 quần âu mỗi tháng. Mã hàng lên đến 1.000 mã và 1 chiếc áo sơ mi có thể tới 800 mẫu mã khác nhau. Tuy nhiên, May 10 vẫn chỉ là một mắt xích nhỏ trong chuỗi cung ứng thời trang thế giới.

Ông cho rằng, 60-70% nguyên phụ liệu dệt may của Việt Nam là mua từ Trung Quốc. Làn sóng dịch COVID-19 bùng phát trong những năm qua đã khiến chuỗi cung ứng bị đứt gãy. Điều này đã thôi thúc ông phải nghĩ cách để củng cố và phát triển thị trường nội địa.

"Trong năm 2022, chúng tôi đã phát triển 2 dòng sản phẩm thời trang cao cấp dành cho khách hàng trong nước. Việc đưa vào khai thác 2 nhãn hàng thời trang mới là hoạt động nằm trong chiến lược mở rộng thêm các phân khúc khách hàng trong thị trường nội địa với gần 100 triệu dân của Việt Nam", ông nói.

Thị trường nội địa 100 triệu dân cần được quan tâm đúng mức. Ảnh: Anh Tuấn
Thị trường nội địa 100 triệu dân cần được quan tâm đúng mức. Ảnh: Anh Tuấn

Công ty Cổ phần chế biến gỗ Đức Thành được biết đến là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ hàng đầu với kim ngạch tăng cao hằng năm. Những năm trước, thị trường nội địa chưa phải là thị trường chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên, thời gian gần đây, doanh nghiệp này đã chọn hướng quay lại thị trường nội địa.

Bà Lê Hải Liễu - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần chế biến gỗ Đức Thành chia sẻ, năm 2023, bên cạnh xuất khẩu, gỗ Đức Thành có triển khai làm hàng hóa nội địa. Những đơn hàng nội địa tạm thời trong giai đoạn này cũng giúp cho nhà máy duy trì sản xuất và công nhân có việc làm.

"Trong giai đoạn xuất khẩu gặp khó khăn thì thị trường nội địa cũng hỗ trợ doanh nghiệp bù đắp doanh thu. Nếu như những năm trước, tỉ trọng xuất khẩu của Gỗ Đức Thành thường chiếm khoảng 85-86%, thậm chí có lúc 88% so với tổng doanh thu tại công ty, thì bây giờ chúng tôi đặt ra mục tiêu là năm tới, tỉ trọng nội địa sẽ tăng trên 20%", bà Liễu chia sẻ.

Kích cầu thị trường trong nước, giúp doanh nghiệp vượt khó

Bà Vũ Kim Hạnh - Chủ tịch Hội Hàng Việt Nam chất lượng cao, nhận định, thị trường nội địa là cứu cánh cho các doanh nghiệp, doanh nghiệp phải xây dựng lại chiến lược, kế hoạch kinh doanh, đặc biệt là chuỗi cung ứng.

Như vậy, chuẩn bị để quay trở lại thị trường xuất khẩu, các doanh nghiệp cũng sẽ có thời gian củng cố lại sản phẩm của mình và chất lượng sản phẩm tốt chính là "giấy thông hành" để hàng hóa Việt Nam có thể chiếm lĩnh thị trường.

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh - chuyên gia kinh tế cũng đồng tình về việc cần có giải pháp thúc đẩy thị trường trong nước và tăng tiêu dùng nội địa. Bởi, chỉ khi doanh nghiệp bán được hàng mới có tiền quay vòng sản xuất, chi trả lương cho người lao động, và từ đó tác động trở lại đến tiêu dùng trong nước, giúp kinh tế hồi phục.

"Muốn kích cầu thị trường nội địa cần phải xây dựng quy hoạch phát triển sản xuất và hệ thống phân phối, đẩy mạnh hoạt động kết nối cung cầu, tạo ra mối liên kết giữa các doanh nghiệp, các địa phương để hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm", ông Thịnh nói.

Anh Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Thị trường chứng khoán diễn biến ra sao sau Tết Nguyên đán?

Thái Mạnh |

Sau dịp Tết Nguyên đán, các chuyên gia dự báo, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ có thể bứt đà tăng trưởng nhờ mức định giá hấp dẫn, cùng với đó là hoạt động công bố kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong thời gian tới, giúp thúc đẩy dòng tiền tham gia thị trường mạnh hơn.

Thị trường dần sôi động trở lại từ ngày mùng 3 Tết

ĐÌNH TRƯỜNG |

Bộ Tài chính vừa có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ báo cáo tổng hợp về tình hình giá cả thị trường và các biện pháp bình ổn giá trong Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023.

Thị trường xe ôtô cũ: Kỳ vọng sẽ sôi động trở lại từ nửa cuối năm

KHÁNH LINH - ANH TÚ |

TPHCM - Lãi suất cao đã khiến việc kinh doanh mua bán tại thị trường xe ôtô cũ và các dịch vụ đi kèm đều giảm đi đáng kể. Đa số các showroom và garage đều nhận định trong những tháng sau Tết, việc kinh doanh sẽ vẫn còn gặp khó và kỳ vọng thị trường sẽ "ấm" lên từ nửa cuối năm sau.

Triển vọng bật tăng mạnh mẽ của ngành bán lẻ năm 2023

Thu Giang |

Sau dịch COVID-19, ngành bán lẻ Việt Nam đang từng bước phục hồi và tăng trưởng mạnh mẽ, đặc biệt là giai đoạn dịp Tết Quý Mão 2023 vừa qua.

Khai thác du lịch từ các mỏ than: Vì sao không?

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Nói đến du lịch Quảng Ninh, dư luận thường nghĩ đến du lịch biển, vịnh Hạ Long, Yên Tử… Nhưng, còn một thứ tài nguyên du lịch đặc biệt, vô giá và độc nhất cả nước cũng được khá nhiều người quan tâm và hoàn toàn có thể khai thác du lịch là các mỏ than khai thác lộ thiên và hầm lò đẹp kỳ vĩ, với biết bao câu chuyện về văn hóa, lịch sử đầy hấp dẫn.

Bóng đá thế giới 2023 và tương lai có gì mới?

TAM NGUYÊN |

Tấm thẻ trắng được rút ra ở một trận đấu tại Bồ Đào Nha có thể là một trong những xu hướng cho bóng đá thế giới trong năm 2023 cũng như tương lai lâu dài…

Nghi lõi trong của Trái đất bắt đầu chuyển động khác lạ

Thanh Hà |

Lõi trong của Trái đất đang bắt đầu chuyển động theo hướng khác, một nghiên cứu mới chỉ ra.

NSƯT Chiều Xuân: "Tôi đi khắp nước Việt, đi đến đâu nhớ thương đến đó"

Nhóm PV |

Trong cuộc trò chuyện đầu năm mới cùng Báo Lao Động, NSƯT Chiều Xuân đã có những chia sẻ về niềm đam mê nhiếp ảnh cũng như những trải nghiệm của chị khi đi khắp mọi miền Tổ Quốc.

Thị trường chứng khoán diễn biến ra sao sau Tết Nguyên đán?

Thái Mạnh |

Sau dịp Tết Nguyên đán, các chuyên gia dự báo, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ có thể bứt đà tăng trưởng nhờ mức định giá hấp dẫn, cùng với đó là hoạt động công bố kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong thời gian tới, giúp thúc đẩy dòng tiền tham gia thị trường mạnh hơn.

Thị trường dần sôi động trở lại từ ngày mùng 3 Tết

ĐÌNH TRƯỜNG |

Bộ Tài chính vừa có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ báo cáo tổng hợp về tình hình giá cả thị trường và các biện pháp bình ổn giá trong Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023.

Thị trường xe ôtô cũ: Kỳ vọng sẽ sôi động trở lại từ nửa cuối năm

KHÁNH LINH - ANH TÚ |

TPHCM - Lãi suất cao đã khiến việc kinh doanh mua bán tại thị trường xe ôtô cũ và các dịch vụ đi kèm đều giảm đi đáng kể. Đa số các showroom và garage đều nhận định trong những tháng sau Tết, việc kinh doanh sẽ vẫn còn gặp khó và kỳ vọng thị trường sẽ "ấm" lên từ nửa cuối năm sau.