Sửa Luật giá, Chính phủ đề nghị giữ Quỹ bình ổn xăng dầu

Nhóm PV |

Theo tờ trình Luật giá (sửa đổi), thời gian qua, diễn biến giá mặt hàng xăng dầu phức tạp, khó dự báo nên công cụ Quỹ bình ổn giá xăng dầu vẫn cần thiết. Vì vậy, Chính phủ thống nhất đề xuất trước mắt chưa bỏ công cụ Quỹ bình ổn giá xăng dầu.

Công cụ Quỹ bình ổn giá vẫn cần thiết

Thừa uỷ quyền Chính phủ, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc đã báo cáo Quốc hội tờ trình dự thảo Luật giá (sửa đổi), trong đó có nội dung liên quan đến Quỹ bình ổn xăng dầu.

Quỹ bình ổn xăng dầu đã có “tuổi đời” 13 năm. Đến thời điểm này, câu chuyện giữ hay bỏ quỹ lại tiếp tục được đưa ra bàn luận sôi nổi.

Bên cạnh ý kiến đồng ý bỏ, lại có quan điểm cho rằng khi chưa xóa được thế độc quyền thì nên giữ để cân đối điều hành vĩ mô, kiểm soát lạm phát.

Theo Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc, Quỹ bình ổn giá xăng dầu là quỹ đặc thù, được thành lập trước khi có các quy định về quỹ bình ổn giá tại Luật Giá. Khác với các quỹ tài chính khác, Quỹ bình ổn giá xăng dầu được hình thành, quản lý nhằm mục đích góp phần bình ổn giá xăng dầu, không phát sinh tổ chức bộ máy, không quản lý tập trung.

Tổng mức trích lập hàng năm phụ thuộc vào sản lượng tiêu thụ xăng dầu trong nước. Tổng mức sử dụng phụ thuộc vào diễn biến thị trường, mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô từng thời kỳ và từng thời điểm điều hành giá.

Bộ trưởng Tài chính cho rằng, đến nay có nhiều ý kiến khác nhau về Quỹ bình ổn giá xăng dầu.

Tại Báo cáo số 463 của Đoàn Giám sát Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Quỹ tài chính ngoài Ngân sách Nhà nước, tuy chưa kiến nghị bỏ quỹ, nhưng cũng có đoạn nêu về Quỹ bình ổn giá xăng dầu không còn phù hợp.

Việc thu trước của người tiêu dùng 300 đồng/lít để tạo quỹ là nguyên nhân gây ra lạm phát thực tế và định kỳ điều chỉnh giá là nguyên nhân gây ra lạm phát kỳ vọng.

Về dư luận xã hội, các chuyên gia nêu cần xem xét, nghiên cứu xóa bỏ Quỹ bình ổn giá xăng dầu, tăng tính chủ động, linh hoạt trong điều chỉnh giá, để giá xăng dầu trong nước vận hành theo giá thế giới.

Trên cơ sở đó, tại dự thảo lấy ý kiến rộng rãi các đối tượng đã đề nghị rà soát đánh giá, xem xét sự cần thiết của Quỹ bình ổn giá xăng dầu.

Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc. Ảnh: QH
Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc. Ảnh: QH

Theo tờ trình dự thảo Luật Giá, trong suốt thời gian qua, Quỹ bình ổn giá xăng dầu được sử dụng nhất quán cho mục tiêu bình ổn giá xăng dầu theo đúng quy định của pháp luật.

Việc sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu phát huy tác dụng tích cực và hiệu quả trong việc tạo nên một "bước đệm" nhằm góp phần bình ổn giá trong trường hợp cần thiết; linh hoạt trong việc bình ổn giá, nhằm ổn định giá xăng dầu trong một thời kỳ, hoặc không cho giá xăng dầu trong nước tăng sốc, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng và ổn định an sinh xã hội.

Trên cơ sở đánh giá kỹ cho thấy, thời gian vừa qua, diễn biến giá mặt hàng này phức tạp, khó dự báo nên công cụ Quỹ bình ổn giá vẫn cần thiết.

Vì vậy, Chính phủ đã thống nhất đề xuất trước mắt chưa bỏ công cụ Quỹ bình ổn giá xăng dầu; đồng thời củng cố các cơ chế trong triển khai, tổ chức thực hiện nhằm tăng cường tính công khai, minh bạch trong việc sử dụng quỹ.

Giữ Quỹ bình ổn xăng dầu nhưng cần đổi mới

Thẩm tra dự thảo luật, cũng về nội dung Quỹ bình ổn giá xăng dầu, ông Nguyễn Phú Cường - Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cho rằng, đa số ý kiến tán thành với đề xuất của Chính phủ về việc cần thiết phải duy trì Quỹ bình ổn xăng dầu, vì cho rằng Quỹ bình ổn là một trong những công cụ điều tiết giá xăng dầu trong nước; là biện pháp kinh tế, không phải là can thiệp hành chính.

"Trong bối cảnh hiện nay, khi thị trường xăng dầu của Việt Nam vẫn chưa hoàn toàn vận hành theo quy luật thị trường, còn có sự điều hành của Nhà nước; khi quản lý điều hành giá bán lẻ xăng dầu trong nước vẫn thông qua giá cơ sở; khi chu kỳ điều chỉnh giá xăng dầu trong nước còn tương đối dài (10 ngày); khi lượng dự trữ xăng dầu còn mỏng... thì việc bỏ Quỹ hiện tại là chưa phù hợp", báo cáo thẩm tra nêu.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Giá
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật giá. Ảnh: QH

Theo báo cáo thẩm tra, thực tế, thời gian qua cho thấy, khi giá xăng dầu thế giới biến động, tại một số thời điểm, Quỹ bình ổn đã phát huy vai trò "điều hòa", góp phần giảm tần suất và mức điều chỉnh tăng giá bán xăng dầu, giảm biên độ biến động giá. Từ đó giảm thiểu các tác động tiêu cực đến sản xuất, kinh doanh, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát.

Hiện nay một số quốc gia trên thế giới đã và đang sử dụng mô hình Quỹ bình ổn, để ổn định giá xăng dầu trong nước trong những tình huống biến động khó dự báo.

Xuất phát từ lý do trên, tại thời điểm hiện nay, khi giá xăng dầu thế giới còn biến động khó lường, với điều kiện chống chịu hiện tại của Việt Nam thì trước mắt vẫn cần thiết phải duy trì Quỹ bình ổn giá xăng dầu.

Tuy nhiên, các ý kiến cũng đề nghị cần phải đổi mới theo hướng duy trì Quỹ bình ổn giá xăng dầu nên có thời hạn và thời điểm, tiến tới phải vận hành theo thị trường. Việc điều hành Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đòi hỏi linh hoạt, hiệu quả, kịp thời hơn nữa.

Nhóm PV
TIN LIÊN QUAN

Bộ Công Thương chịu trách nhiệm chính khi xăng dầu đứt nguồn cung

Nhóm PV |

Vấn đề quản lý, cung ứng và kinh doanh xăng dầu được giao cho 7 bộ, ngành, cơ quan chức năng, chính quyền 63 tỉnh, thành phố thực hiện. Tuy nhiên, phát biểu bên hành lang Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV, đại biểu Quốc hội Trần Văn Lâm - Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội - cho rằng, trách nhiệm chính là của Bộ Công Thương, không thể đùn đẩy cho bộ khác được.

Toàn cảnh giá xăng dầu 2022: Xăng tăng lần thứ 3 liên tiếp

Bảo Bình - Dương Anh |

Toàn cảnh giá xăng dầu 2022: Chiều 1.11, giá xăng dầu đồng loạt tăng nhẹ so với lần điều chỉnh trước. Cụ thể, giá xăng E5 RON 92 lên mức 21.870 đồng/lít; xăng RON 95-III lên mức 22.750 đồng/lít.

Giá xăng dầu hôm nay 1.11: Giá trong nước dự báo tăng

Anh Tuấn |

Giá xăng dầu hôm nay (1.11): WTI ngưỡng 86,19 USD/thùng, dầu Brent 94,83 USD/thùng.

Gần 710 triệu cổ phiếu FLC bị huỷ niêm yết

Đức Mạnh |

Ông Trần Anh Đào - Tổng giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM - đã ký quyết định hủy niêm yết gần 710 triệu cổ phiếu FLC.

Y án 2 năm tù với Facebooker Đặng Như Quỳnh

Việt Dũng |

Đặng Như Quỳnh - Facebooker bị cáo buộc có hành vi "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân".

Nhiều tàu cá hàng chục tỉ đồng bị cháy nhưng không được bảo hiểm bồi thường

QUANG ĐẠI |

Nhiều tàu cá trị giá hàng chục tỉ đồng của ngư dân Nghệ An bị cháy, chìm trên biển nhưng không được doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường.

Phó Thủ tướng chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ tai nạn giao thông ở Quảng Nam

Vương Trần |

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang -  Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia phân công Phó Chủ tịch chuyên trách Khuất Việt Hùng tổ chức đoàn công tác chỉ đạo khắc phục hậu quả; thăm hỏi, động viên các gia đình nạn nhân bị tai nạn tại Quảng Nam.

Vụ trả 5 biệt thự cổ ở di tích lầu Bảo Đại: Rà soát việc giao đất

Hữu Long |

Khánh Hòa - Địa phương đang rà soát lại việc điều chỉnh đất tại dự án Khu nghỉ dưỡng cao cấp Bảo Đại trong đó có 5 biệt thự cổ.

Bộ Công Thương chịu trách nhiệm chính khi xăng dầu đứt nguồn cung

Nhóm PV |

Vấn đề quản lý, cung ứng và kinh doanh xăng dầu được giao cho 7 bộ, ngành, cơ quan chức năng, chính quyền 63 tỉnh, thành phố thực hiện. Tuy nhiên, phát biểu bên hành lang Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV, đại biểu Quốc hội Trần Văn Lâm - Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội - cho rằng, trách nhiệm chính là của Bộ Công Thương, không thể đùn đẩy cho bộ khác được.

Toàn cảnh giá xăng dầu 2022: Xăng tăng lần thứ 3 liên tiếp

Bảo Bình - Dương Anh |

Toàn cảnh giá xăng dầu 2022: Chiều 1.11, giá xăng dầu đồng loạt tăng nhẹ so với lần điều chỉnh trước. Cụ thể, giá xăng E5 RON 92 lên mức 21.870 đồng/lít; xăng RON 95-III lên mức 22.750 đồng/lít.

Giá xăng dầu hôm nay 1.11: Giá trong nước dự báo tăng

Anh Tuấn |

Giá xăng dầu hôm nay (1.11): WTI ngưỡng 86,19 USD/thùng, dầu Brent 94,83 USD/thùng.