34 tuổi thất nghiệp, người lao động "tặc lưỡi" tìm việc làm tạm

LƯƠNG HẠNH - MINH HÀ |

Ba tháng không tìm được việc làm trong khi con còn nhỏ, mỗi lần bố mẹ hai bên hỏi han, chị Thuỷ lại "tặc lưỡi" làm tạm một công việc nào đó, giải quyết bài toán kinh tế trước mắt của gia đình.

"Tặc lưỡi" làm tạm

Có mặt tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội (Cầu Giấy, Hà Nội) vào chiều ngày 15.9, chị Tạ Thị Thu Thuỷ (SN 1989, trú tại quận Ba Đình, Hà Nội) chờ làm thủ tục nhận trợ cấp thất nghiệp. Số tiền chị nhận được khoảng hơn 2 triệu đồng/tháng với thời gian nhận tối đa là 5 tháng. Số tiền này giúp chị cầm cự những tháng chưa có việc làm mới.

Thời gian gần đây, nhiều công ty liên tục gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, công ty nơi chị Thủy làm việc cũng không ngoại lệ. Lương thấp, thường xuyên đi làm về muộn, con nhỏ tuổi, khiến chị Thuỷ không thể cân đối thời gian giữa công việc và gia đình. Vì vậy, chị quyết định xin nghỉ việc, tìm một công việc mới phù hợp hơn.

“Trước đây, tôi làm ở vị trí nhân viên kinh doanh, thu nhập dựa vào doanh thu đem về cho công ty nhưng thoải mái để chi trả cuộc sống gia đình. Sau khi nghỉ việc, tôi tự tin về kinh nghiệm mình đã có. Tôi cũng xác định là sẽ mất 1-2 tháng tìm việc nhưng lại không ngờ tìm công việc mới lại khó khăn đến vậy” – chị Thuỷ tâm sự.

Người mẹ trẻ phân tích, khó khăn với chị đến từ 2 khía cạnh. Công việc quá nhiều hoặc thường xuyên phải tăng ca sẽ khiến chị khó đưa, đón con đi học. Nếu mức lương quá thấp cũng không thể đáp ứng nhu cầu chi trả các chi phí sinh hoạt tối thiểu, nhất là khi gia đình chị hiện đang sinh sống ở Thủ đô.

Gần 3 tháng nay, cuộc sống của gia đình chị Thuỷ trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Ở độ tuổi 34, chị Thuỷ lại càng không có nhiều sự lựa chọn khi tìm kiếm việc làm.

“Đến độ tuổi của tôi bây giờ, con cái mỗi ngày một lớn, bố mẹ 2 bên hỏi thăm càng thêm áp lực. Bài toán kinh tế rất khiến tôi nhiều khi phải “tặc lưỡi” làm tạm công ty nào đó, nhưng tôi vẫn muốn tìm công việc có thể gắn bó lâu dài, môi trường làm việc thân thiện hơn”, chị Thủy nói.

Nâng cao kỹ năng cho người lao động

Theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, trong nửa đầu năm 2023, thị trường lao động tiếp tục gặp nhiều khó khăn khiến hơn nửa triệu lao động bị ảnh hưởng, bao gồm mất việc, giảm giờ làm, tạm hoãn hợp đồng lao động. Đáng chú ý, số mất, giảm việc làm này chủ yếu rơi vào những ngành thâm dụng lao động như dệt may, da giày, sản xuất linh kiện điện tử và chế biến gỗ, lao động giản đơn, lớn tuổi.

Vì vậy, các chuyên gia cho rằng, để giúp nhóm lao động này có cơ hội tái gia nhập thị trường lao động, đảm bảo cuộc sống, bên cạnh các chính sách hỗ trợ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cần quan tâm đến vấn đề đào tạo nghề, nâng cao kỹ năng cho người lao động.

Cần nâng cao tay nghề cho người lao động. Ảnh minh hoạ: Hạnh Hà.
Cần nâng cao tay nghề cho người lao động thông qua đào tạo nghề. Ảnh minh hoạ: Hạnh Hà

Ông Lê Đình Quảng, Phó trưởng Ban Chính sách pháp luật (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam), thừa nhận thực tế hiện nay chất lượng nguồn lao động còn gặp nhiều vấn đề, nhiều người còn chưa qua đào tạo, đây là trở ngại thách thức khi họ đi tìm công việc mới.

“Hầu hết người lao động mất việc nhiều thời gian vừa qua là lao động tay nghề thấp, không có tay nghề. Với những trường hợp người lao động ngoại tỉnh, nuôi con nhỏ, mang thai… khi mất việc càng gặp nhiều khó khăn hơn”, ông nói.

Người lao động tìm kiếm việc làm. Ảnh: Hạnh Hà.
Người lao động tìm kiếm việc làm. Ảnh: Hạnh Hà.

Để giải quyết thách thức này, Phó trưởng Ban Chính sách pháp luật Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho rằng, bản thân người lao động phải nhận thức được rõ hơn về cơ chế thị trường, về rủi ro mất việc làm, từ đó trở nên linh hoạt, thích ứng trong môi trường làm việc mới. Muốn vậy, người lao động phải trang bị kỹ năng nghề nghiệp.

“Khi mất việc làm thì phải quan tâm đến đào tạo nghề mới phù hợp với điều kiện để tìm được công việc mới, bền vững chứ không chỉ chú trọng đến trợ cấp thất nghiệp”, ông Quảng lưu ý.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần tham gia vào quá trình này, hơn hết “bàn tay” của Nhà nước cũng rất quan trọng trong việc hoạch định chính sách để có thị trường việc làm linh hoạt, hiện đại cũng như phát triển thị trường lao động bền vững.

Về vấn đề đào tạo nghề cho người lao động, ông Vũ Quang Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, đồng tình khi cho rằng, cần nâng cao trình độ, mở rộng việc đào tạo hơn nữa, và không chỉ dừng ở trình độ sơ cấp.

“Việc đào tạo nên có ngay từ khi người lao động còn làm việc tại các doanh nghiệp. Trong đó, tái cơ cấu, đào tạo… cần phải có sự hỗ trợ với doanh nghiệp”, ông Thành nhấn mạnh.

Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, do lao động bị mất việc làm tăng, nên tính tới giữa tháng 9.2023, cả nước có hơn 812 nghìn lao động nộp hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp, tăng gần 11% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, có tới gần 52% là lao động trẻ dưới 35 tuổi. Cùng thời gian, Trung tâm Dịch vụ việc làm các địa phương đã giải quyết trợ cấp thất nghiệp cho hơn 773 nghìn người, tăng 7,3% so với cùng kỳ năm trước. Cũng với tỷ lệ hưởng bảo hiểm thất nghiệp tăng, việc lao động mất việc, giảm giờ làm cũng làm gia tăng tỷ lệ người nhận BHXH một lần. Trong 6 tháng đầu năm, cả nước có hơn 665 nghìn người nhận BHXH một lần, trong đó quý II tăng gấp 1,5 lần quý I.

LƯƠNG HẠNH - MINH HÀ
TIN LIÊN QUAN

Công đoàn hỗ trợ giới thiệu việc làm cho công nhân bị mất việc

Phượng Linh |

Sau khi mất việc tại thành phố, công nhân về quê tìm việc làm. Ở đó, họ được sự hỗ trợ của ngành chức năng và tổ chức Công đoàn để sớm hòa nhập thị trường lao động.

Đào tạo nghề để công nhân tìm được việc làm mới

Quế Chi |

Mất việc sau nhiều năm làm công nhân khiến không ít lao động lo lắng, bối rối. Theo các chuyên gia, hỗ trợ đào tạo nghề là khâu quan trọng để công nhân nhanh tìm được cơ hội việc làm mới.

1.123 người mất việc được vay trên 100 tỉ đồng để tự tạo việc làm mới

Nam Dương |

TPHCM - Tại chương trình Dân hỏi chính quyền trả lời với chủ đề "Công tác đào tạo nghề và giới thiệu việc làm", do Thường trực HĐND TPHCM phối hợp tổ chức ngày 10.9, bà Lê Thị Ngọc Dung, Phó Chủ tịch UBND quận Bình Tân, TPHCM cho biết, quận Bình Tân có dân số gần 800.000 người, trong đó người trong độ tuổi lao động chiếm hơn 65,2% dân số.

“Phao cứu sinh” cho người lao động chưa có việc làm

LƯƠNG HẠNH - MINH HÀ |

Số tiền 3 triệu đồng không quá nhiều nhưng cũng đủ để cho bà Nguyễn Thị Lài đóng tiền học phí, mua sách vở cho các con. Chính sách bảo hiểm thất nghiệp đã phần nào giúp người lao động trang trải cuộc sống trong lúc chưa có việc làm hoặc đang tìm kiếm việc làm mới.

Đa dạng phiên giao dịch việc làm nhằm gỡ khó cho thị trường lao động

NHÓM PV |

15h ngày 7.9, Chương trình giao lưu trực tuyến với chủ đề "Đa dạng phiên giao dịch việc làm nhằm gỡ khó cho thị trường lao động" sẽ diễn ra tại Trường quay của Báo Lao Động, số 6 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

Sai phạm đầy rẫy, sao chưa rút giấy phép của Hải Hà Petro, Thiên Minh Đức?

Anh Tuấn |

Bộ Công Thương vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính về việc xử lý quỹ bình ổn giá xăng dầu của thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, trong đó có Công ty TNHH Vận tải thủy bộ Hải Hà (Hải Hà Petro) và Công ty cổ phần Tập đoàn Thiên Minh Đức.

Tiếp tục kiểm tra, giám sát dự án cấp bò giống sau phản ánh của Báo Lao Động

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Sáng 10.1, UBND huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên đã họp báo thông tin về dự án cấp bò giống sau loạt bài phản ánh của Báo Lao Động.

Tin 20h: Giám đốc Nguyễn Kim Tiến "bảo kê" xe tải thu lợi bất chính 5 tỉ từng thi hoa hậu

NHÓM PV |

Giám đốc Nguyễn Kim Tiến "bảo kê" xe tải thu lợi bất chính 5 tỉ đồng từng thi hoa hậu; Giá xăng có thể giảm vào phiên điều chỉnh ngày mai; 2 cha con ở huyện Kon Plông mất tích đã được tìm thấy...

Công đoàn hỗ trợ giới thiệu việc làm cho công nhân bị mất việc

Phượng Linh |

Sau khi mất việc tại thành phố, công nhân về quê tìm việc làm. Ở đó, họ được sự hỗ trợ của ngành chức năng và tổ chức Công đoàn để sớm hòa nhập thị trường lao động.

Đào tạo nghề để công nhân tìm được việc làm mới

Quế Chi |

Mất việc sau nhiều năm làm công nhân khiến không ít lao động lo lắng, bối rối. Theo các chuyên gia, hỗ trợ đào tạo nghề là khâu quan trọng để công nhân nhanh tìm được cơ hội việc làm mới.

1.123 người mất việc được vay trên 100 tỉ đồng để tự tạo việc làm mới

Nam Dương |

TPHCM - Tại chương trình Dân hỏi chính quyền trả lời với chủ đề "Công tác đào tạo nghề và giới thiệu việc làm", do Thường trực HĐND TPHCM phối hợp tổ chức ngày 10.9, bà Lê Thị Ngọc Dung, Phó Chủ tịch UBND quận Bình Tân, TPHCM cho biết, quận Bình Tân có dân số gần 800.000 người, trong đó người trong độ tuổi lao động chiếm hơn 65,2% dân số.

“Phao cứu sinh” cho người lao động chưa có việc làm

LƯƠNG HẠNH - MINH HÀ |

Số tiền 3 triệu đồng không quá nhiều nhưng cũng đủ để cho bà Nguyễn Thị Lài đóng tiền học phí, mua sách vở cho các con. Chính sách bảo hiểm thất nghiệp đã phần nào giúp người lao động trang trải cuộc sống trong lúc chưa có việc làm hoặc đang tìm kiếm việc làm mới.

Đa dạng phiên giao dịch việc làm nhằm gỡ khó cho thị trường lao động

NHÓM PV |

15h ngày 7.9, Chương trình giao lưu trực tuyến với chủ đề "Đa dạng phiên giao dịch việc làm nhằm gỡ khó cho thị trường lao động" sẽ diễn ra tại Trường quay của Báo Lao Động, số 6 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.