Khu Công nghệ cao TPHCM: Nhiều diện tích đất bị bỏ hoang gần 20 năm

Huân Cao |

Theo lãnh đạo Khu Công nghệ cao TPHCM (SHTP): Năm 2020, Ban quản lý SHTP đã rà soát báo cáo thành phố tháo gỡ vướng mắc tình trạng nhiều khu đất vẫn chưa triển khai xây dựng; sau đó thành phố có chỉ đạo các sở ngành và chính quyền địa phương tháo gỡ. Việc triển khai xây dựng các dự án chậm do nhiều lý do, chủ quan và khách quan; hiện có 33 dự án xây dựng chậm tiến độ...

Khi đến SHTP, dễ dàng nhìn thấy nhiều khu đất vẫn đang bị bỏ hoang, cỏ mọc um tùm và chưa xây dựng gì. Đặc biệt, dọc đại lộ D1 là trục đường chính của Khu công nghệ cao kết nối với Xa lộ Hà Nội (Quốc lộ 52) và những tuyến đường lớn như Lê Văn Việt và Võ Chí Công, vẫn còn hàng chục hecta đất chưa được triển khai xây dựng.

Điều đáng nói, kể từ khi thành lập vào năm 2002 đến nay, Khu Công nghệ cao đã trải qua gần 20 năm xây dựng và phát triển, nhưng nhiều khu "đất vàng" tại đây vẫn chưa xây dựng gì, gây lãng phí trong quá trình quản lý và sử dụng đất công.

Thông tin chúng tôi có được, đất trong khu công nghệ cao có 913 hecta, trong đó đất thương phẩm khoảng 600 hecta, bên cạnh đó là đất hạ tầng giao thông và cây xanh. Hiện SHTP đã giao đất, cho thuê đất 127 dự án với tổng diện tích khoảng 525 hecta, phủ đầy hơn 87% tại SHTP.

Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Nguyễn Anh Thi - Trưởng ban Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TPHCM - cho biết, tại SHTP có nhiều khu chức năng, khu sản xuất công nghệ cao chiếm diện tích lớn nhất. Hiện SHTP đã giao gần như toàn bộ khoản 97%, đất cho khu sản xuất khu công nghệ cao là khoảng 340 hecta, còn lại khoản 10 hecta chủ yếu gắn với khu bảo lưu cho Samsung, nhưng sau đấy doanh nghiệp không quy hoạch sử dụng nữa, nên SHTP đang xúc tiến xây khu nghiên cứu phát triển đào tạo.

"Hiện còn lại chưa cho thuê là khoảng 14 hecta, khu quản lý dịch vụ công khoảng 37 hecta thì đã lắp đầy khoảng 80%, còn lại khoảng hơn 7 hecta chưa xây dựng. Khu nhà ở chuyên gia là 62 hecta, đã giao khoảng 26,8 hecta và còn lại khoảng 35 hecta chưa xây dựng. Nhìn chung khu đất dành cho thương phẩm thì đã được lắp đầy khoảng 87%" - ông Thi nói.

Theo ông Nguyễn Anh Thi, tại SHTP có phần diện tích đất trống còn lại gây cảm giác cho mọi người là khu công nghệ cao còn nhiều đất trống chưa được xây dựng, chính là khu khoa học công nghệ với 93 hecta nằm ở trung tâm. Bên cạnh đó, còn có một số dự án chậm triển khai xây dựng vì nhiều lý do, điển hình khu nghiên cứu phát triển cấp cho những dự án trong nước để phát triển năng lực cộng sinh, trong khi năng lực cộng sinh của các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu và tiềm lực có hạn nên khi triển khai có chậm.

"Lý do chậm triển khai xây dựng còn có cả công tác quản lý nhà nước, khu đó bị vướng về quy hoạch, phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 là còn hơi mờ. Trước đây, khi cấp phép quy hoạch 1/500 cho khu 93 hecta, các công trình xác định rất rõ và cụ thể cấp phép cho từng nhà đầu tư vào xây dựng từng công trình. Tuy nhiên, việc thực hiện một dự án quy mô, nghiên cứu phát triển dài hạn để có thể thu hồi vốn thì khó tìm nhà đầu tư hạ tầng vào đầu tư khu đó. Để thu hút từng nhà đầu tư vào đầu tư cho từng công trình thì không đơn giản, nên cuối cùng thực hiện bằng cách chia nhỏ trên cơ sở vẫn tôn trọng chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc 1/500. Chia nhỏ cấp phép cho từng dự án riêng biệt nên thực tế đã phê duyệt 1/500 tổng mặt bằng tùy theo quy mô diện tích dự án cho từng dự án" - ông Thi nói.

Huân Cao
TIN LIÊN QUAN

Khu công nghệ cao TPHCM mở khu cách ly F0 nội bộ

Anh Tú - Nguyễn Ly |

TPHCM - Với mục tiêu bảo vệ người lao động và không để đứt gãy chuỗi sản xuất tại các Khu công nghệ cao trọng điểm, TPHCM đã đưa vào sử dụng các khu cách ly tập trung COVID-19 trong khu công nghiệp

Toàn cảnh vụ "chảy máu" hơn 62 hecta đất công tại Khu Công nghệ cao TPHCM

Huân Cao |

Theo quy hoạch, tại Khu Công nghệ cao TPHCM có quỹ đất 62,37 hecta, dành để xây nhà phục vụ cho chuyên gia thuê ở. Tuy nhiên, quỹ đất công này có nguy cơ bị "chảy máu", để cho tư nhân trục lợi.

"Chảy máu" đất công tại Khu Công nghệ cao TPHCM: Tố cáo nhưng không xử lý?

Huân Cao |

Liên quan đến tuyến bài điều tra "Chảy máu" đất công tại Khu Công nghệ cao TPHCM", theo tìm hiểu của phóng viên, trước đây đã từng có nhiều người dân bị thu hồi đất gửi đơn khiếu nại, tố cáo đến cơ quan chức năng về việc chủ đầu tư bán khu nhà ở chuyên gia, tuy nhiên vụ việc chưa được xử lý.

Giờ thứ 9: Lấy vợ hơn tuổi - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Danh dự, tình yêu, sự trân trọng, tất cả đều bị cuốn đi bởi những cơn bão ghen tuông gây nên. Chúng ta đã chứng kiến nhiều thảm cảnh bắt nguồn từ những trận đánh ghen đầy nước mắt. Biết hậu quả sẽ là như vậy, nhưng chính người trong cuộc lại không thể làm chủ được bản thân mình. Chính điều đó đã dẫn đến những kết cục vô cùng đau lòng.

Người dân có thể mua được biển số đẹp hay không?

Nhóm PV |

Thông tin về trường hợp hai vợ chồng ở xã Sông Nhạn, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai bốc được 4 biển số "siêu đẹp" cho xe máy trong cùng một ngày được dư luận quan tâm và Bộ Công an đã vào cuộc để xác minh, làm rõ vụ việc. Từ vụ việc này, nhiều bạn đọc quan tâm đến quy trình cấp biển số xe cho xe ôtô, xe gắn máy được thực hiện thế nào và người dân có thể chủ động mua được biển số xe đẹp hay không?

Xe buýt phóng nhanh, lấn làn khiến người đi đường ám ảnh

HOA LỆ |

Hà Nội - Cách lái xe của một số tài xế xe buýt hiện nay được nhiều người đi đường ví như hung thần trên đường phố, ám ảnh và mất thiện cảm.

Văn hóa bánh mì

Bài và ảnh Việt Văn |

Theo nhiều giả thiết, bánh mì Việt Nam có nguồn gốc từ Pháp với những chiếc bánh Baguette (bánh mì Pháp hay còn gọi là bánh mì dài) đầu tiên du nhập vào Việt Nam, đặc biệt là Sài Gòn có thể từ năm 1859, sau khi người Pháp chiếm thành Gia Định.

Nhiều cây xanh ở Hà Nội vẫn bị "đeo gông"

Thái Mạnh |

Mặc dù việc nới gông cho cây xanh đã được các đơn vị chức năng thực hiện, tuy nhiên, theo ghi nhận vẫn còn nhiều cây xanh trên các tuyến đường như Láng, Võ Chí Công, Phạm Văn Đồng,... vẫn chịu tình trạng bị "đeo gông siết cổ".

Khu công nghệ cao TPHCM mở khu cách ly F0 nội bộ

Anh Tú - Nguyễn Ly |

TPHCM - Với mục tiêu bảo vệ người lao động và không để đứt gãy chuỗi sản xuất tại các Khu công nghệ cao trọng điểm, TPHCM đã đưa vào sử dụng các khu cách ly tập trung COVID-19 trong khu công nghiệp

Toàn cảnh vụ "chảy máu" hơn 62 hecta đất công tại Khu Công nghệ cao TPHCM

Huân Cao |

Theo quy hoạch, tại Khu Công nghệ cao TPHCM có quỹ đất 62,37 hecta, dành để xây nhà phục vụ cho chuyên gia thuê ở. Tuy nhiên, quỹ đất công này có nguy cơ bị "chảy máu", để cho tư nhân trục lợi.

"Chảy máu" đất công tại Khu Công nghệ cao TPHCM: Tố cáo nhưng không xử lý?

Huân Cao |

Liên quan đến tuyến bài điều tra "Chảy máu" đất công tại Khu Công nghệ cao TPHCM", theo tìm hiểu của phóng viên, trước đây đã từng có nhiều người dân bị thu hồi đất gửi đơn khiếu nại, tố cáo đến cơ quan chức năng về việc chủ đầu tư bán khu nhà ở chuyên gia, tuy nhiên vụ việc chưa được xử lý.