"Chảy máu" đất công tại Khu Công nghệ cao TPHCM: Nỗi đau từ thu hồi đất

Nhóm Phóng viên |

Nếu như khu nhà chuyên gia xây trên đất công, tại Khu Công nghệ cao TPHCM có giá bán cả chục tỉ đồng/căn được tranh nhau mua vào ở; thì ở chiều ngược lại, nhiều người dân bị thu hồi đất vẫn đang sống khó khăn trong khu nhà tạm cư, mong muốn thoát ra khỏi nơi này.

Hơn 10 năm trong những căn nhà tạm bợ

Video Số phận người dân bị thu hồi đất tại Khu Công nghệ cao TPHCM

Chúng tôi tìm đến khu tạm cư dành cho những cư dân bị thu hồi đất, để xây dựng Khu công nghệ cao TPHCM. Khu tạm cư này nằm tại địa chỉ hẻm 41, đường Tăng Nhơn Phú, phường Phước Long B, Thành phố Thủ Đức.

Nhìn khu tạm cư, không khác gì những khu trọ dành cho tầng lớp lao động bên ngoài. Những căn nhà tạm bợ này, được xây dựng hơn 10 năm qua, nên ngày càng xuống cấp, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân nơi đây. Cái nắng nóng của mùa hè, càng làm cho những căn phòng lợp mái tôn trở nên ngột ngạt, oi bức hơn.

Nhiều người dân bị thu hồi đất muốn thoát ra khỏi khu tạm cư này. Ảnh: Huân Cao

Những người dân tại đây bị thu hồi đất từ năm 2002, đến năm 2004 thì chính quyền xây dựng khu nhà tạm cư và đưa dân vào ở. Ban đầu khu tạm cư có 84 căn, bố trí cho 84 hộ dân, nhưng đến thời điểm hiện tại chỉ còn khoảng 20 hộ dân. Nhiều hộ dân không chịu nổi cảnh sống chật chội, thiếu thốn cơ sở vật chất và khác xa với nơi ở cũ, nên đã chuyển đi nơi khác.

Chia sẻ với chúng tôi, nhiều người dân tại khu tạm cư bức xúc, vì cả chục năm qua nhưng cơ quan chức năng vẫn chưa giải quyết thỏa đáng quyền lợi của họ, khi bị thu hồi đất. Họ càng bức xúc hơn, khi biết được hàng chục hecta đất tại Khu công nghệ cao TPHCM, giao cho doanh nghiệp thực hiện dự án nhà chuyên gia thuê, nhưng bị trục lợi với giá bán lên đến 10 tỉ đồng/căn.

Khu biệt thự chuyên gia có giá bán cả chục tỉ đồng/căn, được xây dựng trên phần đất thu hồi của nhiều hộ dân. Ảnh: Huân Cao

Ông Nguyễn Đước (phường Phước Long B, TP.Thủ Đức) bị thu hồi hơn 600m2 đất, để phục vụ cho Khu công nghệ cao TPHCM.

Khi bị thu hồi, gia đình ông được chính quyền bố trí vào ở khu tạm cư, căn phòng có diện tích chỉ 26m2 là nơi ở của 7 thành viên. Chỉ vào mái tôn trần nhà bị thủng lỗ, trời mưa là nước chảy xuống nhà, nhưng gia đình phải chấp nhận sống với cảnh này, vì không có tiền gọi thợ đến sửa.

“Trần nhà thủng lỗ to như vậy, trời mưa là nước chảy xuống ướt hết vật dụng trong nhà, tôi đã báo với Ban Quản lý khu tạm cư để họ sửa chữa. Tuy nhiên, sau khi báo thì họ bảo tôi báo lên quận, tôi nói chỉ biết báo với Ban Quản lý khu tạm cư thôi, chứ biết ai ở quận đâu mà báo. Họ bảo gọi thợ vào sửa, nhưng tôi đâu có tiền để gọi thợ đến sửa, nên gia đình chấp nhận sống chung với cảnh này.” - ông Đước nói.

Không nhà cửa, không thu nhập ổn định

Từ chỗ có nhà đất rộng hàng trăm m2, nay gia đình bà Sương phải sống trong căn phòng tạm cư chỉ 26m2 này.. Ảnh: Nam Hiệp
Từ chỗ có nhà đất rộng hàng trăm m2, nay gia đình bà Sương phải sống trong căn phòng tạm cư chỉ 26m2 này. Ảnh: Nam Hiệp

Gia đình bà Nguyễn Thị Hồng Sương (phường Phước Long B, Thành phố Thủ Đức) bị thu hồi gần 600m2 để phục vụ cho Khu công nghệ cao. Ngày bị thu hồi, bà Sương và con trai phải dọn vào ở căn phòng rộng 26m2 tại khu tạm cư. Sau 10 năm trôi qua, căn phòng có thêm 3 thành viên là con dâu và 2 đứa cháu nội, nhưng diện tích nơi ở vẫn không tăng thêm.

Hoàn cảnh của bà Sương, cũng là hoàn cảnh chung của nhiều người dân bị thu hồi đất và đưa vào khu tạm cư này. Không gian sống ở đây chật chội, ngày càng hư hỏng, xuống cấp. Từ chỗ có nhà cao, đất rộng hàng trăm m2 và thu nhập ổn định, nay họ rơi vào hoàn cảnh không nhà cửa, không đất đai, không có thu nhập ổn định và phải chạy ăn từng bữa.

“Khi đưa về đây ở, chúng tôi không có công việc gì để làm, không biết làm gì để sống. Ngày xưa nhà đất rộng rãi, chúng tôi còn nuôi con gà, con heo và trồng rau để sống. Từ khi về đây, bản thân tôi phải đi nhặt từng cái chai, nhặt từng cái lon để bán kiếm cơm ăn qua ngày. Con tôi đứa thì thất nghiệp, đứa thì đi làm công nhân, lương vài triệu không đủ nuôi 2 con của nó, cuộc sống khổ trăm bề”- bà Nguyễn Thị Gái, phường Phước Long B, TP.Thủ Đức nói.

Bà Nguyễn Thị Gái phải đi nhặt ve chai kiếm sống qua ngày. Ảnh: Huân Cao
Từ chỗ có nhà đất rộng hơn 600m để trồng rau và chăn nuôi với thu nhập ổn định, nay bà Gái không nhà cửa và phải đi nhặt ve chai để kiếm sống qua ngày. Ảnh: Huân Cao

Mong muốn thoát khỏi khu tạm cư

Ông Nguyễn Xuân Ngữ (phường Phước Long B, Thành phố Thủ Đức) bị thu hồi hơn 3.600m2 đất, để phục vụ cho Khu Công nghệ cao. Khi bị thu hồi, gia đình ông Ngữ phải vào khu tạm cư này ở và hơn 10 năm qua ông vẫn vác đơn đi đòi quyền lợi của mình. Hiện ông Ngữ cũng như nhiều người dân tại khu tạm cư, đều mong muốn có được một mái nhà và sớm thoát ra khỏi nơi đây.

“Họ thu của tôi hơn 3.600m2, việc đền bù và giải quyết chưa thỏa đáng nên tôi khiếu kiện nhiều năm qua, nhưng chưa được giải quyết. Khi đưa gia đình tôi vào đây, họ bảo cứ vào ở đi, rồi sẽ giải quyết quyền lợi sau. Giờ tôi chỉ mong chính quyền giải quyết thỏa đáng quyền lợi cho tôi, để tôi xây nhà và chuyển gia đình ra khỏi khu tạm cư này” - ông Ngữ nói

Ông Nguyễn Xuân Ngữ và nhiều người dân khu tạm cư bức xúc, khi biết dự án nhà ở chuyên gia thuê, nhưng biến tướng thương mại với giá bán cả chục tỉ đồng/căn. Ảnh: Huân Cao
Ông Nguyễn Xuân Ngữ và nhiều người dân khu tạm cư bức xúc, khi biết dự án nhà ở chuyên gia thuê, nhưng biến tướng mua bán với giá lên đến chục tỉ đồng/căn. Ảnh: Huân Cao

"Khi đưa gia đình tôi vào khu tạm cư này, chính quyền có hứa sẽ lo cho tôi một căn nhà. Tuy nhiên, đã nhiều năm qua chính quyền vẫn chưa thực hiện đúng lời hứa này. Do vậy, tôi mong muốn chính quyền thực hiện đúng lời hứa để tôi có căn nhà và lo cho 2 con ăn học" - anh Lê Thanh Hoa nói.

Anh Lê Thanh Hoa và nhiều người dân tại khu tạm cư muốn có được mái nhà và sớm thoát khỏi khu tạm cư này. Ảnh: Huân Cao
Anh Lê Thanh Hoa và nhiều người dân tại khu tạm cư muốn sớm thoát khỏi khu tạm cư này. Ảnh: Huân Cao

Bà Phan Thị Thu Thảo, Trưởng phòng Truyền Thông - Công ty Cổ phần Bất động sản Tiến Phước (Công ty Tiến Phước) cho biết, có nhiều người dân bị thu hồi đất đến gõ cửa công ty để đòi quyền lợi. Tuy nhiên, khu đất thực hiện dự án "Nhà chuyên gia" là do Công ty Tiến Phước đi thuê lại của Khu Công nghệ cao TPHCM. Vì vậy, Khu Công nghệ cao làm việc với chính quyền để chi trả tiền bồi thường cho người dân, chứ doanh nghiệp không có trách nhiệm chi trả này.

Nhóm Phóng viên
TIN LIÊN QUAN

"Chảy máu" đất công tại Khu Công nghệ cao TPHCM: Vén bức màn sự thật

Nhóm Phóng viên |

Tại Khu Công nghệ cao TPHCM có quỹ đất công 62 hecta dành để xây biệt thự cho chuyên gia thuê ở, nhằm thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao đến làm việc. Quá trình thâm nhập điều tra, chúng tôi đã vén được bức màn sự thật bên trong dự án, đó là đang được mua bán trái phép, để cho tư nhân trục lợi tư túi hàng nghìn tỉ đồng.

"Chảy máu" đất công tại Khu Công nghệ cao TPHCM: Giao hơn 62ha cho tư nhân

Nhóm Phóng viên |

Theo quy hoạch, tại Khu Công nghệ cao TPHCM có quỹ đất 62,37 hecta, dành để xây nhà phục vụ cho chuyên gia thuê ở. Tuy nhiên, quỹ đất công này có nguy cơ bị "chảy máu", để cho tư nhân trục lợi, tư túi hàng nghìn tỉ đồng.

Vụ trục lợi đất công: Chủ tịch UBND TPHCM yêu cầu báo cáo vụ việc

Huân Cao |

Ngay sau khi báo Lao Động đăng loạt bài phản ánh trục lợi đất công tại Công viên phần mềm Quang Trung, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong đã yêu cầu Giám đốc Công ty TNHH MTV Phát triển Công viên Phần mềm Quang Trung báo cáo vụ việc.

Trục lợi đất công tại Công viên phần mềm Quang Trung, thu trăm tỉ đồng

Huân Cao - Nam Hiệp |

Lợi dụng chính sách Nhà nước cho thuê ưu đãi đất công tại Công viên phần mềm Quang Trung (TPHCM), một số doanh nghiệp xin đất trên danh nghĩa là xây biệt thự cho chuyên gia thuê ở, nhưng sau đó đã ngầm bán thu hàng trăm tỉ đồng.

Nhà tái định cư ở vị trí đất vàng vẫn "ế khách"

MINH HÀ - BẢO THOA |

Hiện nay, nhiều khu tái định cư nằm ở vị trí đất vàng ở Hà Nội vẫn đắp chiếu trong khi hàng ngàn lao động vẫn thiếu chỗ ở. Theo các chuyên gia, cần xem xét lại khẩu quản lý, xây dựng để thay đổi diện mạo của các khu tái định cư, tránh cảnh nhếch nhác, xuống cấp khiến người dân không mặn mà.

Hội An sẽ bỏ loại vé tham quan có phân biệt du khách trong, ngoài nước

Hoàng Bin |

Quảng Nam - Thay vì phát hành 2 loại vé dành cho du khách nước ngoài và người Việt Nam, sắp tới Hội An sẽ ban hành 2 loại vé 2 mệnh giá 120 nghìn và 80 nghìn cho du khách lựa chọn.

Dự báo thời tiết hôm nay 9.4: Miền Bắc tiếp tục mưa nhỏ rét sâu sáng và đêm

AN AN |

Dự báo thời tiết hôm nay 9.4, Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, rét về đêm và sáng với nhiệt độ thấp nhất phổ biến 18-21 độ C; vùng núi có nơi dưới 17 độ. Khu vực Bắc Trung Bộ trời lạnh với nhiệt độ trung bình ngày khoảng 23 - 25 độ C.

Giá vàng thế giới tiếp tục tăng kỷ lục?

Quý An (theo Kitco) |

Hầu hết các nhà phân tích đều cho rằng việc giá vàng thế giới đạt mức cao kỷ lục chỉ còn là vấn đề thời gian.

"Chảy máu" đất công tại Khu Công nghệ cao TPHCM: Vén bức màn sự thật

Nhóm Phóng viên |

Tại Khu Công nghệ cao TPHCM có quỹ đất công 62 hecta dành để xây biệt thự cho chuyên gia thuê ở, nhằm thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao đến làm việc. Quá trình thâm nhập điều tra, chúng tôi đã vén được bức màn sự thật bên trong dự án, đó là đang được mua bán trái phép, để cho tư nhân trục lợi tư túi hàng nghìn tỉ đồng.

"Chảy máu" đất công tại Khu Công nghệ cao TPHCM: Giao hơn 62ha cho tư nhân

Nhóm Phóng viên |

Theo quy hoạch, tại Khu Công nghệ cao TPHCM có quỹ đất 62,37 hecta, dành để xây nhà phục vụ cho chuyên gia thuê ở. Tuy nhiên, quỹ đất công này có nguy cơ bị "chảy máu", để cho tư nhân trục lợi, tư túi hàng nghìn tỉ đồng.

Vụ trục lợi đất công: Chủ tịch UBND TPHCM yêu cầu báo cáo vụ việc

Huân Cao |

Ngay sau khi báo Lao Động đăng loạt bài phản ánh trục lợi đất công tại Công viên phần mềm Quang Trung, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong đã yêu cầu Giám đốc Công ty TNHH MTV Phát triển Công viên Phần mềm Quang Trung báo cáo vụ việc.

Trục lợi đất công tại Công viên phần mềm Quang Trung, thu trăm tỉ đồng

Huân Cao - Nam Hiệp |

Lợi dụng chính sách Nhà nước cho thuê ưu đãi đất công tại Công viên phần mềm Quang Trung (TPHCM), một số doanh nghiệp xin đất trên danh nghĩa là xây biệt thự cho chuyên gia thuê ở, nhưng sau đó đã ngầm bán thu hàng trăm tỉ đồng.