Doanh nghiệp ngành xây dựng cũng lao đao

Gia Miêu |

Trước tình hình ngành bất động sản đóng băng, hàng loạt doanh nghiệp ngành xây dựng cũng đang đối mặt bài toán kinh doanh ảm đạm, doanh thu dự báo sụt giảm mạnh.

Doanh thu không đủ bù đắp chi phí

Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HBC) đã công bố báo cáo tài chính với khoản lỗ ròng kỷ lục (tính theo quý) hơn 1.200 tỉ đồng trong quý 4. Lũy kế cả năm, doanh thu của HBC tăng hơn 20% nhưng giá vốn tăng cao khiến biên lãi gộp của doanh nghiệp trong top đầu ngành xây dựng thu hẹp về dưới 2%, so với mức 7% của năm trước. Đồng thời, doanh thu hoạt động tài chính không đủ để bù đắp chi phí lãi vay và chi phí quản lý doanh nghiệp - hai chi tiêu đều tăng tính bằng đơn vị lần.

Trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp xây dựng, các khoản phải thu cũng thể hiện đồng thời cả áp lực thu hồi nợ (khách hàng, đối tác) lẫn chi phí đi vay tăng cao. Đối với Tập đoàn xây dựng Hòa Bình, quy mô các khoản phải thu ngắn hạn từ khách hàng đến cuối năm 2022 tăng thêm hơn 1.400 tỉ đồng so với đầu năm.

Trong khi đó, phần dự phòng phải thu khó đòi tăng hơn gấp đôi. Quy mô vay nợ cũng tăng thêm đáng kể. Tới cuối năm, phần lớn tài sản của Tập đoàn được xây dựng từ nợ phải trả, ghi nhận hơn 14.200 tỉ đồng. Trong đó, quy mô nợ vay ngắn hạn tăng thêm hơn 400 tỉ đồng, còn nợ vay dài hạn tăng thêm hơn 700 tỉ đồng.

Một ông lớn khác của ngành xây dựng là Coteccons cũng vừa công bố báo cáo tài chính cho thấy đạt doanh thu hơn 6.000 tỉ đồng, gấp đôi cùng kỳ. Lũy kế cả năm, doanh thu của đại gia ngành xây dựng cũng tăng 60%, đạt hơn 14.500 tỉ đồng. Nhưng mức lợi nhuận không đủ để bù đắp cho chi phí tài chính và quản lý doanh nghiệp.

Cả năm 2022, Coteccons ghi nhận chi phí tài chính gấp 11 lần cùng kỳ, ở mức hơn 160 tỉ đồng. Chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng mạnh lên hơn 750 tỉ do các khoản trích lập dự phòng. Kết quả là lãi ròng cả năm của Coteccons chỉ hơn 20 tỉ đồng, giảm 14% so với năm 2021.

Tương tự Hòa Bình, nợ phải trả của Coteccons tăng 58%, lên 10.750 tỉ đồng. Trong đó, tổng nợ vay ngắn và dài hạn tăng hơn 1.000 tỉ đồng so với đầu năm.

Ngành xây dựng cũng đang khó khăn vì liên quan đến thị trường bất động sản. Ảnh: Cao Nguyên
Ngành xây dựng cũng đang khó khăn vì liên quan đến thị trường bất động sản. Ảnh: Cao Nguyên

Vẫn đối mặt với nhiều khó khăn trong năm 2023

Thị trường bất động sản dân dụng đối mặt khó khăn từ nửa đầu năm 2022, điều này khiến hàng loạt doanh nghiệp xây dựng triển khai các chính sách “thắt lưng buộc bụng”. Cụ thể như điều chỉnh đãi ngộ, phúc lợi, thực hiện cắt giảm nhân sự, ngay cả với khối công trường là hoạt động cốt lõi. Theo tìm hiểu được biết nhiều doanh nghiệp trong ngành xây dựng đang đối mặt với việc cạn kiệt dòng tiền vì vốn và lãi hàng trăm tỉ đồng đều nằm hết trong các khoản nợ khó đòi.

Anh Nguyễn Ninh, Giám đốc Công ty Kiến Ninh, ở quận Bình Tân TPHCM cho biết công ty của anh là nhà thầu phụ cho một số dự án có quy mô nhỏ và công ty của anh liên tục bị các nhà thầu chính chậm thanh toán từ quý 3/2022 đến nay, đòi nợ liên tục nhưng về tay không, chưa được giải ngân đồng nào.

Công ty phải dùng đến quỹ dự phòng nhưng khó có thể cầm cự đến giữa năm nay. Một số dự án trả bằng sản phẩm, mà có những cái còn không đủ điều kiện pháp lý nhưng chúng tôi vẫn phải nhận vì có còn hơn không, anh Ninh cho biết.

Cũng theo báo cáo từ Hiệp hội các Nhà thầu Xây dựng Việt Nam (VACC), các doanh nghiệp ngành xây dựng đang vướng nhiều công nợ, khối lượng công việc giảm sút. Chỉ trừ xây dựng công nghiệp - chiếm 10% vẫn giữ được khối lượng công việc, toàn ngành, gồm xây dựng nhà ở (chiếm 25%) và các dự án văn phòng, dân dụng (chiếm 50%) đều bị tác động.

Trong năm 2023, hoạt động triển khai các dự án nhà ở và khối lượng thi công của các doanh nghiệp xây dựng dân dụng được dự báo vẫn ở mức thấp.

Theo dự báo, so với phân khúc nhà ở thương mại, hoạt động xây dựng các dự án văn phòng, trung tâm thương mại tương đối bền vững hơn nhờ sự hồi phục các hoạt động kinh tế sau đại dịch. Tuy vậy các dự án văn phòng và thương mại sẽ chỉ bù đắp một phần sự sụt giảm trong khối lượng thi công nhờ quy mô thấp so với mảng nhà ở thương mại cùng thời gian hoàn thiện pháp lý và phát triển dự án thường kéo dài.

Gia Miêu
TIN LIÊN QUAN

Thu nhập bình quân của lao động ngành xây dựng tăng 11,7% so với năm 2021

Bảo Hân |

Thu nhập bình quân của người lao động ngành xây dựng tăng 11,7% so với năm 2021; tình trạng nợ lương, nợ tiền trích nộp bảo hiểm xã hội giảm cả về số đơn vị và số tiền so với năm 2021.

Ngôi vương ngành xây dựng sẽ về tay ai?

Quang Dân |

Với những gì đang diễn ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình và Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons (CTD), sẽ không bất ngờ khi những doanh nghiệp này cần thêm thời gian để ổn định nhân sự, đây cũng chính là thời cơ để các ông lớn khác trong ngành xây dựng bật lên, phá thế độc tôn cuộc đua song mã giữa CTD và HBC trong một thập kỷ qua.

Khó khăn vẫn đeo bám doanh nghiệp ngành xây dựng

Cao Nguyên |

Khó khăn về dòng vốn, chi phí, giá cả leo thang, thiếu nguồn nhân lực… đang tiếp tục trở thành gánh nặng lớn cho các doanh nghiệp và nhà thầu xây dựng, buộc nhiều đơn vị phải chuyển từ tăng tốc sang “phòng thủ”.

Phù điêu nữ thần Núi Cấm của người Champa

Nguyễn Thiện Nhân |

Cùng với Quảng Nam, Bình Định là vùng đất đóng vai trò quan trọng trong lịch sử Champa ở miền Trung Việt Nam. Vương quốc này đã để lại một khối di sản văn hóa Champa đồ sộ, gồm 11 hiện vật có niên đại gần 1.000 năm của tỉnh Bình Định đã được Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia. Trong đó, phù điêu nữ thần Núi Cấm là tác phẩm đỉnh cao của nghệ thuật điêu khắc Champa, được Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia đợt 4 vào năm 2015.

Huỳnh Như: 6 tháng tại Lank FC vẫn chưa thực sự thành công

ĐÌNH THẢO |

Tiền đạo Huỳnh Như cho biết 6 tháng đầu quân cho Lank FC tại tại Bồ Đào Nha là trải nghiệm tuyệt vời, tuy nhiên chân sút số 1 của tuyển Việt Nam tự nhận cô vẫn chưa thật sự thành công.

Tạm giữ Thiếu tướng Đỗ Hữu Ca, nguyên Giám đốc Công an TP.Hải Phòng

Đại An |

Hải Phòng - Đêm ngày 18.2, rạng sáng ngày 19.2, lực lượng Công an tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện lệnh tạm giữ đối với Thiếu tướng Đỗ Hữu Ca (SN 1958) – nguyên Giám đốc Công an TP.Hải Phòng để điều tra mở rộng vụ án "Trốn thuế, Mua bán trái phép hoá đơn, chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước" xảy ra tại Quảng Ninh và Hải Phòng.

Còn nhiều khó khăn trong triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018

Vân Trang |

Thiếu trang thiết bị và đội ngũ giáo viên; học sinh lựa chọn tổ hợp môn lớp 10 theo cảm tính,... là những vấn đề các trường phổ thông đang phải đối mặt trong quá trình triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Tăng giá điện phải minh bạch

Anh Tuấn |

Chuyên gia cho rằng, việc tăng giá điện là xu thế chung, song nếu tăng giá để "giải cứu" EVN sẽ không thuyết phục bởi con số và nguyên nhân lỗ, lãi chưa tường minh, cần có đơn vị kiểm toán độc lập xác định các chi phí đầu vào, đầu ra.

Thu nhập bình quân của lao động ngành xây dựng tăng 11,7% so với năm 2021

Bảo Hân |

Thu nhập bình quân của người lao động ngành xây dựng tăng 11,7% so với năm 2021; tình trạng nợ lương, nợ tiền trích nộp bảo hiểm xã hội giảm cả về số đơn vị và số tiền so với năm 2021.

Ngôi vương ngành xây dựng sẽ về tay ai?

Quang Dân |

Với những gì đang diễn ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình và Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons (CTD), sẽ không bất ngờ khi những doanh nghiệp này cần thêm thời gian để ổn định nhân sự, đây cũng chính là thời cơ để các ông lớn khác trong ngành xây dựng bật lên, phá thế độc tôn cuộc đua song mã giữa CTD và HBC trong một thập kỷ qua.

Khó khăn vẫn đeo bám doanh nghiệp ngành xây dựng

Cao Nguyên |

Khó khăn về dòng vốn, chi phí, giá cả leo thang, thiếu nguồn nhân lực… đang tiếp tục trở thành gánh nặng lớn cho các doanh nghiệp và nhà thầu xây dựng, buộc nhiều đơn vị phải chuyển từ tăng tốc sang “phòng thủ”.