Tăng giá điện phải minh bạch

Anh Tuấn |

Chuyên gia cho rằng, việc tăng giá điện là xu thế chung, song nếu tăng giá để "giải cứu" EVN sẽ không thuyết phục bởi con số và nguyên nhân lỗ, lãi chưa tường minh, cần có đơn vị kiểm toán độc lập xác định các chi phí đầu vào, đầu ra.

Tăng giá điện - cần nhất sự minh bạch

Ông Nguyễn Hoàng Minh - Giám đốc điều hành một doanh nghiệp sản xuất thực phẩm tại Hà Nội cho biết, thời gian qua, mặc dù giá xăng dầu đã giảm, nhưng các nguyên vật liệu sản xuất khác như bao bì, vỏ sản phẩm đã tăng trên 20%. Doanh nghiệp buộc phải tăng giá bán sản phẩm, nhưng mức tăng chưa tới 8% nhằm giữ chân khách hàng.

Không dám tăng giá quá cao, thay vào đó, doanh nghiệp của ông Minh phải cắt giảm tối đa các chi phí sản xuất, hạ lợi nhuận để giảm thấp nhất việc phải nâng giá bán. Song, vị giám đốc lo rằng, trong bối cảnh vật giá đều tăng, nếu giá điện tăng cao quá sẽ quá sức chịu đựng của người dân và doanh nghiệp.

"Tôi biết ngành điện đang đối mặt với những khó khăn, thách thức rất lớn do giá nhiên liệu tăng đột biến. Việc tăng giá điện cũng là cấp bách lúc này, nhưng tăng thế nào để tránh sốc cho người dân và doanh nghiệp thì cần được cân nhắc kỹ lưỡng", ông Minh cho hay.

Giá điện được điều chỉnh tăng trong vòng 10 năm qua. Đồ hoạ: Đức Mạnh
Giá điện được điều chỉnh tăng trong vòng 10 năm qua. Đồ hoạ: Đức Mạnh

Anh Nguyễn Phi Hùng, chủ hàng ăn tại Bạch Mai chia sẻ: Mỗi tháng gia đình chi phí khoảng 15 triệu đồng cho tiền điện nên mức tăng giá sẽ ảnh hưởng, dù không nhiều.

"Chúng tôi là người dân, nên cần nhất là sự minh bạch, rõ ràng khi các cơ quan công bố giá điện, chi phí sản xuất. Người dân biết, dân tin thì sẽ hoàn toàn ủng hộ thôi", anh Hùng nói.

Mức tăng bao nhiêu cho phù hợp cần tính toán

Theo báo báo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), năm 2022, doanh thu tập đoàn dù tăng so với năm trước là 4,31%, nhưng do các thông số đầu vào tăng mạnh, như giá than nhập, giá than pha trộn, giá khí, giá dầu thế giới và các chi phí mua điện tăng thêm khi các nhà máy điện tham gia thị trường điện, khiến EVN lỗ khoảng 28.876 tỉ đồng.

EVN cho biết có thể lỗ nhiều hơn nếu không thực hiện quyết liệt các biện pháp tiết kiệm, tiết giảm chi phí đầu vào, tối ưu hóa dòng tiền, hoạt động tài chính, vận hành tối ưu hệ thống.

Trong năm 2023, EVN dự báo sẽ tiếp tục phải đối mặt hàng loạt khó khăn như đảm bảo cung ứng đủ điện trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng diễn ra tại nhiều nước trên thế giới, cân đối tài chính khó khăn do tiếp tục chịu ảnh hưởng lớn của các yếu tố đầu vào như giá nhiên liệu, tỉ giá... Nếu không cân đối được tài chính, không được tăng giá điện thì tổng số lỗ luỹ kế giai đoạn 2022-2023 là 99.000 tỉ đồng.

Ông Vũ Xuân Khu - Phó giám đốc Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia cho biết,  do giá nhiên liệu đầu vào sản xuất điện tăng cao đột biến từ đầu năm 2022, trong khi giá bán lẻ điện vẫn duy trì từ 2019 đến nay đang khiến tình hình tài chính EVN gặp rất nhiều khó khăn vì giá mua điện vào tăng cao, giá bán ra thấp.

Từ đó có thể dẫn đến tình trạng mất cân đối dòng tiền. Các nhà máy bán điện cho tập đoàn sẽ có thể không nhận được đủ tiền bán điện, dù vẫn phát lên lưới hoặc bị trả chậm. Không có tiền thì nhà máy gặp khó trong mua nhiên liệu để chạy và khó duy trì hoạt động sản xuất điện.

Việc tăng giá điện cần công khai, minh bạch. Ảnh: Cường Ngô
Việc tăng giá điện cần công khai, minh bạch. Ảnh: Cường Ngô

TS Võ Nhật Vinh - chuyên viên Nghiên cứu và Phát triển tại khu công nghệ Sophia Antipolis (Pháp) cho biết, việc tăng giá điện là xu thế chung, song nếu tăng giá để "giải cứu" EVN sẽ không thuyết phục bởi con số và nguyên nhân lỗ, lãi chưa tường minh.

"Để làm được điều này cần phải có quy trình kiểm toán, xác định chi phí đầu vào tăng bao nhiêu và chi phí đầu ra tương ứng bao nhiêu", ông Vinh nói.

Theo ông Vinh, EVN là doanh nghiệp vốn nhà nước, ngân sách của EVN đến từ ngân sách nhà nước và đó là tiền thuế của người dân. Do đó người dân được quyền biết rõ những chi phí đó đi đâu, về đâu.

"Ngoài việc chấp nhận một thực tế ngành điện trên toàn cầu đang đối mặt với khủng hoảng, thua lỗ, cần tăng giá điện và ngành điện Việt Nam cũng không ngoại lệ. Nhưng vai trò của nhà nước phải đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng, bảo đảm nguồn thuế của người được sử dụng một cách minh bạch", ông nói.

Ông Vinh cũng cho rằng, chi phí sản xuất điện phụ thuộc vào cấu trúc của ngành điện, cấu trúc sản phẩm mà ngành điện cung cấp như thuỷ điện, điện khí, điện than, điện tái tạo (gió, mặt trời). Cho nên, cần phải làm rõ những chi phí đầu tư cơ bản, chi phí cố đinh, chi phí phụ thuộc theo sản lượng, chi phí nhập khẩu.

"Ví dụ với 1 kWh điện, EVN phải đầu tư để sản xuất như thế nào, và chi phí trên mỗi tấn than, mỗi m3 khí nhập vào ra sao. Nếu số liệu rõ ràng và đơn vị kiểm toán độc lập có thể chứng minh được những con số đó hoàn toàn đúng và hợp lý, tôi tin rằng, người dân cũng tin tưởng vào những biến động về giá và có thể chấp nhận việc tăng giá điện", ông nói.

Anh Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Lo ngại EVN hết tiền trong tài khoản, áp lực tăng giá điện đã cận kề

Cường Ngô |

Trước lo ngại mất cân đối tài chính do khoản lỗ giai đoạn năm 2022-2023 của EVN lên tới 99.000 tỉ đồng, chuyên gia kinh tế cho rằng có khả năng phải điều chỉnh tăng giá bán lẻ điện bình quân từ tháng 3 hoặc tháng 4.2023.

Đánh giá đầy đủ các tác động tăng giá điện, tránh ảnh hưởng đến người dân

Cường Ngô |

Ông Trần Đình Nhân - Tổng giám đốc EVN - kiến nghị Bộ Công Thương báo cáo Chính phủ cho phép điều chỉnh tăng giá bán lẻ điện bình quân theo Nghị quyết của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1.2023.

Những lần tăng giá điện trong 10 năm qua

Cường Ngô - Đức Mạnh |

Giá điện luôn được dư luận quan tâm. Trong 10 năm (giai đoạn 2009 - 2019), giá bán lẻ điện bình quân đã có 10 lần điều chỉnh tăng, không có lần nào điều chỉnh giảm.

Giả danh phóng viên Báo Lao Động xin bỏ qua lỗi vi phạm nồng độ cồn

PHẠM ĐÔNG - HỮU CHÁNH |

Khi bị tổ công tác CSGT dừng xe, thông báo lỗi vi phạm, người đàn ông đi cùng tài xế vi phạm nồng độ cồn tự nhận mình làm việc ở Báo Lao Động để đề nghị được bỏ qua.

3 người xuất viện sau vụ tai nạn giao thông thảm khốc tại Quảng Nam

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Nam - Được các y bác sĩ tích cực cứu chữa, 3 trong số 11 nạn nhân vụ tai nạn giao thông (TNGT) thảm khốc ở Quảng Nam được xuất viện. Các nạn nhân khác đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam có tiến triển tốt về sức khoẻ.

Sau vụ bé gái 11 tuổi ở Phú Thọ sinh con: Cha mẹ đừng đổ lỗi vì mưu sinh

Nhóm PV |

Từ vụ việc bé gái 11 tuổi sinh con, các chuyên gia cho rằng, trách nhiệm giáo dục, chăm sóc con cái của một bộ phận cha mẹ đang bị xem nhẹ.

Tuần hành phản chiến kêu gọi Mỹ ngừng hỗ trợ quân sự cho Ukraina

Song Minh |

Cuộc tuần hành phản chiến tại Mỹ đánh dấu gần một năm kể từ khi bắt đầu chiến sự giữa Nga và Ukraina.

Bộ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu thanh kiểm tra các công ty bảo hiểm

ĐÌNH TRƯỜNG |

Chiều ngày 20.2, phía Bộ Tài chính cho biết Bộ trưởng Hồ Đức Phớc vừa có yêu cầu thanh tra, kiểm tra các công ty bảo hiểm khi thời gian qua vẫn xảy ra tình trạng nhân viên của một số ngân hàng giới thiệu, chào mời, ép buộc khách hàng mua bảo hiểm nhân thọ.

Lo ngại EVN hết tiền trong tài khoản, áp lực tăng giá điện đã cận kề

Cường Ngô |

Trước lo ngại mất cân đối tài chính do khoản lỗ giai đoạn năm 2022-2023 của EVN lên tới 99.000 tỉ đồng, chuyên gia kinh tế cho rằng có khả năng phải điều chỉnh tăng giá bán lẻ điện bình quân từ tháng 3 hoặc tháng 4.2023.

Đánh giá đầy đủ các tác động tăng giá điện, tránh ảnh hưởng đến người dân

Cường Ngô |

Ông Trần Đình Nhân - Tổng giám đốc EVN - kiến nghị Bộ Công Thương báo cáo Chính phủ cho phép điều chỉnh tăng giá bán lẻ điện bình quân theo Nghị quyết của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1.2023.

Những lần tăng giá điện trong 10 năm qua

Cường Ngô - Đức Mạnh |

Giá điện luôn được dư luận quan tâm. Trong 10 năm (giai đoạn 2009 - 2019), giá bán lẻ điện bình quân đã có 10 lần điều chỉnh tăng, không có lần nào điều chỉnh giảm.