Phù điêu nữ thần Núi Cấm của người Champa

Nguyễn Thiện Nhân |

Cùng với Quảng Nam, Bình Định là vùng đất đóng vai trò quan trọng trong lịch sử Champa ở miền Trung Việt Nam. Vương quốc này đã để lại một khối di sản văn hóa Champa đồ sộ, gồm 11 hiện vật có niên đại gần 1.000 năm của tỉnh Bình Định đã được Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia. Trong đó, phù điêu nữ thần Núi Cấm là tác phẩm đỉnh cao của nghệ thuật điêu khắc Champa, được Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia đợt 4 vào năm 2015.

Phù điêu nữ thần Uma được phát hiện khi người dân địa phương đào lấy gạch tại một phế tích đền tháp Champa tại một quả đồi có tên là Núi Cấm thuộc địa phận xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định vào tháng 5 năm 1989. Từ đó cho đến nay, tác phẩm điêu khắc đá Núi Cấm luôn được Bảo tàng Bình Định bảo quản, trưng bày ở một vị trí trang trọng và luôn cuốn hút những ai yêu thích nền nghệ thuật cổ Champa.

Đỉnh cao của nghệ thuật điêu khắc Champa

Tác phẩm điêu khắc đá Núi Cấm là loại hình trang trí kiến trúc rất đặc trưng của các đền tháp cổ Champa - “lá nhĩ” tức là trán cửa bằng đá hình vòm cung nhọn đầu. Đây là bức phù điêu được tạo tác từ sa thạch, cao 127 cm, nặng khoảng 200 kg. Phù điêu mô tả nữ thần Mahishasuramardini đứng trên hình 2 con thủy quái Makara quay đầu ngược ra hai bên với hàm tròn miệng há to để lộ ra hàm răng sắc nhọn, vòi ngắn, từ đầu mũi hình vòi voi nhô lên một chiếc sừng dài.

Việc phát hiện chiếc là nhĩ năm 1989 là một trong những bằng chứng đầy thuyết phục về sự tồn tại cũng như quy mô to lớn ngôi đền tháp cổ Champa ở Núi Cấm. So sánh với những chiếc trán cửa Champa hiện được biết, thì chiếc lá nhĩ của Núi Cấm có kích thước nổi bật, vô cùng đặc sắc thể hiện nữ thần dưới hình tượng Mahishasuramardini.

Nữ thần có khuôn mặt thanh tú, trán cao, hai mắt hình hạnh nhân, đuôi dài, đôi lông mày cong mềm mại. Nữ thần có mũi thấp, miệng mỉm cười nhẹ, cặp môi hơi dày, cằm chẻ… Nữ thần được tạo tác với mình trần, ngực tròn đầy, cổ có 3 nếp nhăn và đeo vòng to ở cổ, mặc trên người một chiếc váy sampot ngắn có nếp gấp lớn và dài buông thõng phía trước. Nữ thần đội chiếc mũ hình chóp cao tạo bởi các hàng cánh hoa, cùng đeo khuyên tai, đeo vòng to ở cổ và đeo vòng ở bắp tay. Chiếc mũ của nữ thần Núi Cấm, về cơ bản, là giống kiểu đồ đội điển hình của các tượng được tìm thấy ở vùng Trà Kiệu, Duy Xuyên, Quảng Nam. Nghĩa là gồm một vành như vương miện tạo bởi năm cánh hoa nhọn đầu bao quanh trán và một tấm bọc tóc hình chóp để hở một vài khoang tóc. Bộ y phục của nữ thần Núi Cấm cũng là kiểu y phục tiêu biểu của các vũ nữ Trà Kiệu: đó là một chiếc quần cụt thật sự dính vào người, nịt chặt vào đôi chân và có một thân giữa ở phía trước.

Đặc trưng nỗi bật của phù điêu Núi Cấm là thể hiện một nữ thần với mười tay đang múa là hình tượng Shakti (tính nữ) hay vợ của thần Siva vì các tay chính và phụ của nữ thần cầm những vũ khí biểu trưng thường thấy ở các tượng nữ thần. Tám cánh tay phụ của nữ thần tỏa ra từ phía sau hai bắp tay chính và nhịp nhàng uốn cong dần để hướng các bàn tay về phía đỉnh đầu.

Trừ hai tay phụ trái và phải trên cùng giơ cao và chắp hai bàn tay lại với nhau trên đỉnh đẩu với ngón út và ngón đeo nhẫn luồn vào nhau còn lại ba ngón kia thì chụm đầu vào nhau, còn lại sáu tay phụ kia đểu cầm một vật biểu trưng: chiếc vòng hạt, mũi tên và ngọn giáo; bình nước, cánh cung và chiếc đĩa tròn. Ngoài ra, bàn tay phải của cánh tay phải chính của nữ thần còn cầm một vật mà qua các vòng xoáy ốc có thể nhận thấy là một vật dài có mũi quay xuống hình con ốc.

PGS. TS Ngô Văn Doanh, nhà nghiên cứu nghệ thuật điêu khắc Champa cho rằng nữ thần Núi Cấm thể hiện đang múa trong một tư thế thật cần bằng và vững chãi với hai chân chùng xuống và dang mạnh hai đầu gối một cách khá cân đối sang hai bên. Phần thân dưới và mông hơi vặn nghiêng về bên trái, phần thân trên gồm bộ ngực nở nang và cái đầu khá lớn lại được thể hiện thẳng đứng. Tay trái giơ mạnh ra rồi gập khuỷu tay lại để chống ngược bàn tay lên hông, tay phải duỗi thẳng và giơ nghiêng song song với đùi phải. Những tư thế đầu, mình, chân và tay đã tạo cho hình nữ thân đang múa một trạng thái vừa chuyển động và vừa tĩnh tại.

Hình tượng hiếm gặp của nghệ thuật Ấn Độ và Đông Nam Á

Theo các nhà nghiên cứu, bộ y phục này, trơn hoặc được trang trí bằng những băng ngang, là hoàn toàn không được biết đến trong nền điêu khắc cổ Đông Nam Á. Dường như bức phù điêu Champa này phản ánh một sự vay mượn ở miền Nam Ấn Độ trong thế kỷ XI.

Qua thần thoại và truyền thuyết của Bà La Môn giáo, nữ thần Núi Cấm cầm trong bàn tay một số vũ khí mà các vị thần thường dâng cho nữ thần Uma hoặc Durga để nữ thần vào trận đánh con quỷ đầu trâu Mahisha: chiếc đĩa và con ốc của thần Vishnu, vòng hạt và bình nước của thần Brahma, cánh cung của thần gió Vayu, ngọn giáo của thần lửa Agni.

Thông thường, trong nghệ thuật tạo hình Bà La Môn giáo ở Ấn Độ cũng như ở Đông Nam Á, hình tượng Mahishamardini xuất hiện trong một trận đánh cùng với con quỷ đầu trâu Mahisha bị tiêu diệt hay đang ngồi trên sư tử xông trận. Nhưng nữ thần Mahishamardini Núi Cấm lại đang đứng múa trên lưng hai con thủy quái Makara chứ không phải đứng trên lưng con quỷ đầu trâu như thường lệ.

Hình tượng thể hiện Mahishamardini Núi Cấm là độc nhất vô nhị trong nghệ thuật Champa. Ở Ấn Độ cũng như của các nước Đông Nam Á, hình ảnh các con thủy quái Makara thường hay xuất hiện bên cạnh các vị thần Bà La Môn giáo. Makara hay được thể hiện làm biểu tượng đỡ cho các thần linh, làm họa tiết trang trí mang tính biểu tượng thiêng cho các cửa đền tháp, cho các am chứa tượng thờ, cho các ngai tượng... nhưng tác phẩm điêu khắc Núi Cấm lại thể hiện hai chiếc đầu Makara quay ra ngoài, xét về mặt cấu trúc, là một kiểu trang trí có chức năng làm chân đế cho một vòm cuốn. Đây rõ ràng là một điểm đặc biệt, riêng khác của phù điêu Núi Cấm trong nghệ thuật tạo tác điêu khắc đá Champa với khu vực.

Năm 2003, phù điêu nữ thần Mahishasuramardini Núi Cấm được Bảo tàng Lịch sử Viên (Áo) và Bảo tàng Hoàng gia Nghệ thuật và Lịch sử Bruxelles (Bỉ) mượn trưng bày tại triển lãm với chủ đề “Việt Nam quá khứ và hiện tại”. Tại đây,  phù điêu nữ thần Núi Cấm gây tiếng vang lớn trong nghệ thuật điêu khắc độc đáo của người Champa, thu hút đông đảo khách du lịch viếng thăm.

Nguyễn Thiện Nhân
TIN LIÊN QUAN

Bí ẩn hai pho tượng voi đá thành Đồ Bàn - báu vật của người Champa

NGUYỄN HỮU MẠNH |

Trong số 27 bảo vật quốc gia mới được Thủ tướng Chính phủ công nhận, hai con voi đá thành Đồ Bàn là những pho tượng nguyên độc đáo, có kích thước lớn nhất được người Champa chế tác trong lịch sử, cho thấy nghệ thuật điêu khắc tài tình của những người thợ thủ công xưa.

Khám phá chùa Vạn Linh trên Núi Cấm, An Giang

Chí Long |

Chùa Vạn Linh trên đỉnh Núi Cấm là điểm đến mà du khách không thể bỏ qua trên hành trình hành hương bái phật khi đến với vùng đất An Giang.

Trekking núi Cấm - triển vọng mới cho du lịch miền Tây

YẾN PHƯƠNG |

Xuất hiện cách đây chưa lâu, trekking núi Cấm (tỉnh An Giang) đã mang đến một “mảnh ghép” đầy mới lạ và hấp dẫn trên bản đồ du lịch Đồng bằng sông Cửu Long. Sau 6 tháng triển khai, hoạt động này nhanh chóng trở thành xu hướng “hot” của du lịch miền Tây hiện nay.

Bắt nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Pháp y Thái Bình

TRUNG DU |

Ông Đinh Văn Khoa - giám định viên, nguyên Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Pháp y (Sở Y tế Thái Bình) bị khởi tố, bắt giam để điều tra tội tham ô tài sản.

Phạt 22 triệu đồng người phụ nữ ép 2 con đi bán rong trên vỉa hè Sa Pa

Tô Công |

Lào Cai - UBND thị xã Sa Pa vừa xử phạt 22 triệu đồng đối với trường hợp bà Lù Thị Máy -  là người thường xuyên bắt con đi bán hàng rong.

Người giữ lửa nghề làm nhẫn bạc của đồng bào Churu

Vân Hoa |

Tộc người Churu ở xã Tu Tra, huyện Đơn Dương, Lâm Đồng có một nghề truyền thống từ lâu đời là nghề làm nhẫn bạc. Chiếc nhẫn được chạm khắc tinh xảo đóng vai trò quan trọng trong lễ cưới của người Churu. Cho đến nay, chỉ còn gia đình anh Ya Tuất là còn gắn bó với công việc này.

Nếu kéo dài, những con vật ở vườn thú Đà Nẵng sẽ chết dần chết mòn

Mai Hương |

Chứng kiến cảnh tượng nuôi nhốt những con thú ở vườn thú tại Công viên 29.3 (Đà Nẵng), nhiều người băn khoăn về số phận của những con thú tội nghiệp này.

Kinh doanh èo uột, khách sạn rao bán nhiều vẫn khó kiếm người mua

Bảo Chương |

Mặc dù tình hình khách du lịch quốc tế đã có nhiều sự cải thiện nhưng hiện nay nhiều khách sạn ở trung tâm TP.Hồ Chí Minh phải rao bán hoặc cho thuê lại, không ít nơi đang được cải tạo thành văn phòng vì kết quả hoạt động kinh doanh thua lỗ.

Bí ẩn hai pho tượng voi đá thành Đồ Bàn - báu vật của người Champa

NGUYỄN HỮU MẠNH |

Trong số 27 bảo vật quốc gia mới được Thủ tướng Chính phủ công nhận, hai con voi đá thành Đồ Bàn là những pho tượng nguyên độc đáo, có kích thước lớn nhất được người Champa chế tác trong lịch sử, cho thấy nghệ thuật điêu khắc tài tình của những người thợ thủ công xưa.

Khám phá chùa Vạn Linh trên Núi Cấm, An Giang

Chí Long |

Chùa Vạn Linh trên đỉnh Núi Cấm là điểm đến mà du khách không thể bỏ qua trên hành trình hành hương bái phật khi đến với vùng đất An Giang.

Trekking núi Cấm - triển vọng mới cho du lịch miền Tây

YẾN PHƯƠNG |

Xuất hiện cách đây chưa lâu, trekking núi Cấm (tỉnh An Giang) đã mang đến một “mảnh ghép” đầy mới lạ và hấp dẫn trên bản đồ du lịch Đồng bằng sông Cửu Long. Sau 6 tháng triển khai, hoạt động này nhanh chóng trở thành xu hướng “hot” của du lịch miền Tây hiện nay.