Doanh nghiệp bất động sản hụt hơi vì chi phí đầu vào

Thu Giang |

Không chỉ các doanh nghiệp xây dựng, báo cáo kết quả kinh doanh trong 6 tháng đầu năm 2022 cho thấy, nhiều doanh nghiệp trong ngành bất động sản (BĐS) hiện đang lâm vào tình trạng "hụt hơi" khi lạm phát liên tục đẩy chi phí đầu vào tăng chóng mặt.

Lượng tồn kho chất chồng 

Theo báo cáo tài chính quý II/2022 vừa công bố của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đất Xanh (DXG), doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ BĐS của doanh nghiệp này đã giảm 56%, chỉ còn 1.549 tỉ đồng. Lợi nhuận gộp giảm tương ứng còn 792 tỉ đồng trong khi cùng kỳ năm ngoái là 1.955 tỉ đồng. Do chi phí quản lý doanh nghiệp tăng cùng với các chi phí khác cũng đội giá, nên sau khi trừ nghĩa vụ thuế, DXG báo lãi giảm 28% còn 128 tỉ đồng.

Đặc biệt, trong cơ cấu hàng tồn kho BĐS dở dang của DXG đã tăng từ 8.755 tỉ đồng lên 10.283 tỉ đồng; BĐS thành phẩm giảm nhẹ, BĐS hàng hóa cũng giảm, các công trình xây dựng DXG cũng phải bỏ dở vì giá nguyên vật liệu xây dựng, hàng hóa đã tăng so với hồi đầu năm.

Trong 6 tháng đầu năm 2022, nhiều doanh nghiệp trong ngành BĐS đang gặp khó khi lạm phát liên tục đẩy chi phí đầu vào tăng chóng mặt. Ảnh: LĐO
Trong 6 tháng đầu năm 2022, nhiều doanh nghiệp trong ngành BĐS đang gặp khó khi lạm phát liên tục đẩy chi phí đầu vào tăng chóng mặt. Ảnh: LĐO

Để có dòng tiền kinh doanh, DXG phải tăng vay nợ. Trong kỳ, nợ phải trả của DXG cũng tăng từ 14.872 tỉ đồng lên 16.064 tỉ đồng chủ yếu là tăng vay nợ tài chính. Riêng khoản vay nợ tài chính của DXG tăng từ 4.479 tỉ đồng đầu năm lên 5.977 tỉ đồng. Chủ nợ của DXG chủ yếu vẫn là các ngân hàng, trong đó có bao gồm cả vay thế chấp và tín chấp.

Một ông lớn trong ngành BĐS là CenLand (CRE) cũng báo doanh thu lợi nhuận sụt giảm mạnh trong kỳ vừa qua. Doanh thu bán hàng của CRE đã giảm 185% từ 1.184 tỉ đồng năm ngoái xuống còn 624 tỉ đồng năm nay. Nhờ giá vốn hàng bán giảm mạnh theo nên lợi nhuận gộp giảm thấp hơn còn 254 tỉ đồng, lũy kế 6 tháng qua, CRE lãi 230 tỉ đồng, giảm 12% so với năm ngoái.

Hàng tồn kho của CRE cũng giảm từ 501 tỉ đồng đầu kỳ xuống còn 418 tỉ đồng đến thời điểm cuối tháng 6.2022. Trong cơ cấu hàng tồn kho, hàng hóa BĐS bao gồm các căn hộ, đất nền công ty mua từ chủ đầu tư để thực hiện kinh doanh bán lại cũng giảm từ 497 tỉ đồng đầu kỳ còn 405 tỉ đồng cuối kỳ.

Với một doanh nghiệp kinh doanh mua sỉ từ chủ đầu tư bán lẻ ra thị trường như Cenland thì việc hàng tồn kho giảm là một dấu hiệu rất đáng lo ngại khi không có đủ sản phẩm để bán ra thị trường. Từ đó, doanh thu lợi nhuận bị ảnh hưởng đáng kể. Cenland còn ghi nhận một khoản nợ xấu khó đòi là 55 tỉ đồng tại hàng loạt doanh nghiệp địa ốc như Địa ốc Gia Phú, BĐS Thăng Long, Công ty Cổ phần TID, Địa ốc Phú Long, BĐS Sao Việt...

Thị trường đang cần thanh lọc

Theo ghi nhận của DKRA Việt Nam những tháng đầu năm 2022, thị trường BĐS trong nước cũng có dấu hiệu khởi sắc nhưng vẫn tồn tại không ít khó khăn và thách thức như lạm phát, sự bất ổn chính trị ở các quốc gia lớn trên thế giới, vấn đề siết tín dụng BĐS… Tất cả những lý do đó đã tác động trực tiếp đến giá BĐS, hình thành nghịch lý về giá giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp.

Liên quan đến vấn đề siết tín dụng BĐS, bà Võ Thị Khánh Trang - Phó Giám đốc, Bộ phận Nghiên cứu Savills Việt Nam - nhận định, đây là tín hiệu tích cực bởi điều này cho thấy thị trường đang có sự thanh lọc mạnh mẽ theo hướng phát triển bền vững và lành mạnh hơn.

Theo đó, chỉ những chủ đầu tư, doanh nghiệp nào thật sự có nguồn lực về tài chính và phát triển bền vững thì họ sẽ tiếp tục tồn tại. Còn chủ đầu tư đang phụ thuộc vào nguồn vốn vay và không có quy trình phát triển bền vững thì sẽ gặp nhiều khó khăn.

Ở khía cạnh người mua nhà, bà Khánh Trang cũng đánh giá việc siết tín dụng có thể làm giảm nhóm người mua đầu cơ, lướt sóng và không có nhu cầu ở thực, từ đó giúp người mua nhà có nhu cầu thực đến gần với cơ hội sở hữu nhà hơn.

Tuy nhiên, nhiều chủ đầu tư hiện đang phải đối mặt với việc chi phí sử dụng đất và giá nguyên vật liệu tiếp tục tăng, ảnh hưởng đến giá bán cuối cùng của sản phẩm. Vì vậy, phân khúc nhà ở bình dân hay xã hội vẫn là một "cánh cửa" cho các chủ đầu tư có thể tham gia vào và góp phần thúc đẩy thị trường phát triển lành mạnh.

Thu Giang
TIN LIÊN QUAN

Doanh nghiệp bất động sản quay lại với kênh trái phiếu

Gia Miêu |

Theo báo cáo thị trường trái phiếu tháng 5.2022 của Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA), đã có sự xuất hiện trở lại của nhóm doanh nghiệp bất động sản sau khi vắng bóng thời gian qua do kênh trái phiếu bị siết chặt.

Doanh nghiệp bất động sản “mệt mỏi” xoay dòng vốn

Gia Miêu |

Hiện nay, các nguồn huy động vốn của doanh nghiệp bất động sản đều vướng, thêm vào đó, thông tin ngân hàng siết tín dụng đã khiến cho thị trường thiếu thanh khoản nghiêm trọng.

Doanh nghiệp bất động sản có nguy cơ “chết trên đống tài sản”

Cao Nguyên |

Cùng với quá trình khơi thông các điểm nghẽn pháp lý, việc khơi thông nguồn vốn cho thị trường bất động sản (BĐS) được đánh giá là rất cần thiết. Bởi, theo các chuyên gia, doanh nghiệp sẽ không thể "sống" nếu nguồn vốn bị bóp nghẹt.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Chờ đợi cuộc tái cấu trúc trên thị trường bất động sản

ANH HUY |

Ở góc độ tích cực, bối cảnh trầm lắng, tắc thanh khoản của thị trường bất động sản (BĐS) trong nhiều tháng qua thúc đẩy cuộc tái cấu trúc trên thị trường mạnh mẽ hơn. Không chỉ doanh nghiệp cơ cấu lại sản phẩm, mà nhà đầu tư cũng dần tiệm cận với cách thức đầu tư lành mạnh và tầm nhìn dài hạn. 

Doanh nghiệp bất động sản quay lại với kênh trái phiếu

Gia Miêu |

Theo báo cáo thị trường trái phiếu tháng 5.2022 của Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA), đã có sự xuất hiện trở lại của nhóm doanh nghiệp bất động sản sau khi vắng bóng thời gian qua do kênh trái phiếu bị siết chặt.

Doanh nghiệp bất động sản “mệt mỏi” xoay dòng vốn

Gia Miêu |

Hiện nay, các nguồn huy động vốn của doanh nghiệp bất động sản đều vướng, thêm vào đó, thông tin ngân hàng siết tín dụng đã khiến cho thị trường thiếu thanh khoản nghiêm trọng.

Doanh nghiệp bất động sản có nguy cơ “chết trên đống tài sản”

Cao Nguyên |

Cùng với quá trình khơi thông các điểm nghẽn pháp lý, việc khơi thông nguồn vốn cho thị trường bất động sản (BĐS) được đánh giá là rất cần thiết. Bởi, theo các chuyên gia, doanh nghiệp sẽ không thể "sống" nếu nguồn vốn bị bóp nghẹt.