Doanh nghiệp bất động sản “mệt mỏi” xoay dòng vốn

Gia Miêu |

Hiện nay, các nguồn huy động vốn của doanh nghiệp bất động sản đều vướng, thêm vào đó, thông tin ngân hàng siết tín dụng đã khiến cho thị trường thiếu thanh khoản nghiêm trọng.

Doanh nghiệp bất động sản hiện có 4 kênh huy động vốn là từ khách hàng, trái phiếu cổ phiếu, quỹ đầu tư (trong nước và ngoài nước) và tín dụng từ ngân hàng. Hiện nay, theo phản ánh từ các doanh nghiệp thì các nguồn vốn này đều vướng. Báo cáo của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam chỉ ra, trong những tháng đầu năm 2022, dư nợ tín dụng bất động sản chỉ đạt 2,23 triệu tỉ đồng, tăng 2,24% so với thời điểm đầu năm, thấp hơn nhiều mức tăng trên 5% dư nợ tín dụng chung của nền kinh tế. Trong số đó, nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh bất động sản chỉ chiếm khoảng 35%. Như vậy, nguồn vốn tín dụng dành cho kinh doanh bất động sản không chỉ giảm tốc, mà còn giảm cả về tỷ trọng.

Ông Nguyễn Minh Nhật, Tổng Giám đốc Vạn Xuân Group cho biết cái vướng lớn nhất của doanh nghiệp là về vốn và hành lang pháp lý. Để bán được hàng thì doanh nghiệp phải hoàn thành phần nền móng và hồ sơ pháp lý. Để làm được tới khâu này thì vốn phải nhờ vào tín dụng từ ngân hàng. Doanh nghiệp của ông đang có khoản vay hơn 2.000 tỉ đồng đang chờ ngân hàng giải ngân. Nhưng các ngân hàng từ tháng 3 đến nay bảo “hết room” nên chưa chịu giải ngân và cho biết từ tháng 6 sẽ giải ngân lại với mức độ hạn chế. Thậm chí, một số ngân hàng ngưng giải ngân cho khách hàng mua nhà hình thành trong tương lai.

Nhiều doanh nghiệp bất động sản cho biết sau khi có thông tin ngân hàng siết tín dụng thì thị trường vốn trầm lắng lại thêm ảm đạm và khó khăn hơn. Ông Lê Hữu Nghĩa, Tổng Giám đốc Công ty Lê Thành nêu quan điểm với siết vốn như vậy, các dự án mới không được triển khai sẽ dần tạo khan hiếm nguồn cung, khiến bất động sản tiếp tục tăng giá. Song song đó, nhiều ngành nghề liên quan cũng khó hồi phục sau đại dịch COVID-19, người lao động trong các ngành này cũng bị ảnh hưởng. Những dự án hiệu quả được phát triển, tạo nguồn cung nhà ở cho người dân và kéo theo những ngành nghề liên quan cùng hồi phục phát triển thì tại sao lại hạn chế cho vay?, ông Nghĩa nêu quan điểm.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TPHCM cho biết thị trường bất động sản hiện thiếu trầm trọng thanh khoản. Có nhiều nguyên nhân khiến những dự án không thể đưa ra thị trường, thiếu sản phẩm trong khi nhu cầu xã hội, nhu cầu của nhà đầu tư rất lớn. Khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp bất động sản hiện nay là nguồn vốn. Việc khó tiếp cận các nguồn vốn tín dụng ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của các doanh nghiệp. Ngoài ra, Thông tư 20 cũng không cho cá nhân, hộ gia đình vay mua nhà ở xã hội, họ chỉ còn kênh duy nhất là vay ở ngân hàng chính sách.

Cũng theo ông Châu, tổng dư nợ cho thị trường bất động sản theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước hiện 2,288 triệu tỉ đồng, tỉ lệ nợ xấu chiếm khoảng hơn 1,6%, nếu so với quy mô của nền kinh tế chỉ ở mức bình thường, chiếm 19,16%, không đáng lo ngại. Do đó, Ngân hàng Nhà nước đã khẳng định không siết thì cần có thêm các chính sách cụ thể hóa chủ trương này, thể hiện qua cơ chế để các doanh nghiệp tiếp tục tiếp cận được các nguồn vốn tín dụng.

Gia Miêu
TIN LIÊN QUAN

Bất động sản qua cơn sốt, đất nền Bình Dương 'đứng' giá, nhiều nơi 'ế ẩm'

ĐINH VĂN |

Bình Dương - Khoảng 2 tháng gần đây, bất động sản Bình Dương đã qua cơn sốt đất. Giá đất nền ở nhiều nơi đã giảm nhẹ so với trước, nhiều thửa đất bán không có người mua rơi vào cảnh ế ẩm.

Không phải tất cả lĩnh vực bất động sản đều bị siết chặt tín dụng

Vương Trần - Phạm Đông |

Theo ông Đào Minh Tú, quan điểm của Ngân hàng Nhà nước từ trước đến nay là kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào một số lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro lớn như bất động sản, chứng khoán.

Bộ Tài chính đề xuất giao dịch mua-bán bất động sản phải trả qua ngân hàng

Lan Hương |

Thời gian gần đây, việc thu thuế chuyển nhượng bất động sản nảy sinh nhiều vấn đề bất cập như: lúng túng với việc “xác định giá đúng”, thất thu thuế chuyển nhượng bất động sản…Bộ Tài chính vừa có những đề xuất đáng chú ý.

Dự báo thời tiết đêm giao thừa Tết Nguyên đán Quý Mão 2023

AN AN - MINH HÀ |

Cơ quan khí tượng nhận định ít có khả năng xuất hiện thời tiết cực đoan trong đêm giao thừa Tết Nguyên đán 2023.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Độc đáo hoa mai đỏ giá mềm, hút khách chơi Tết Nguyên đán

Việt Anh - Linh Trang |

Dịp Tết Nguyên Đán năm nay, cây mai đỏ xuất hiện nhiều tại các chợ hoa Hà Nội. Với mức giá khá mềm, thế cây nhỏ độc lạ, mai đỏ trở thành lựa chọn của nhiều người chơi cây cảnh Tết.

Bất động sản qua cơn sốt, đất nền Bình Dương 'đứng' giá, nhiều nơi 'ế ẩm'

ĐINH VĂN |

Bình Dương - Khoảng 2 tháng gần đây, bất động sản Bình Dương đã qua cơn sốt đất. Giá đất nền ở nhiều nơi đã giảm nhẹ so với trước, nhiều thửa đất bán không có người mua rơi vào cảnh ế ẩm.

Không phải tất cả lĩnh vực bất động sản đều bị siết chặt tín dụng

Vương Trần - Phạm Đông |

Theo ông Đào Minh Tú, quan điểm của Ngân hàng Nhà nước từ trước đến nay là kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào một số lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro lớn như bất động sản, chứng khoán.

Bộ Tài chính đề xuất giao dịch mua-bán bất động sản phải trả qua ngân hàng

Lan Hương |

Thời gian gần đây, việc thu thuế chuyển nhượng bất động sản nảy sinh nhiều vấn đề bất cập như: lúng túng với việc “xác định giá đúng”, thất thu thuế chuyển nhượng bất động sản…Bộ Tài chính vừa có những đề xuất đáng chú ý.