Soi động lực giúp bất động sản khu công nghiệp giữ vững ngôi vương năm 2023

ANH HUY |

Theo đánh giá của giới chuyên gia, bất động sản (BĐS) khu công nghiệp sẽ là phân khúc sở hữu nhiều động lực tăng trưởng để giữ vững vị trí “ngôi vương” trong năm 2023.

SSI Research vừa có báo cáo cập nhật triển vọng ngành BĐS khu công nghiệp (KCN) năm 2023, trong đó nhấn mạnh dù còn nhiều thách thức, nhu cầu dự kiến sẽ tiếp tục ổn định vào thời gian tới.

Cụ thể, trong bối cảnh vốn FDI đăng ký mới giảm tốc vào cuối năm 2022, năm 2023 có thể là một năm có nhiều thách thức hơn đối với hoạt động của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam do rủi ro suy thoái toàn cầu.

Tuy nhiên, xu hướng chuyển dịch sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam đang diễn ra sẽ là động lực tăng trưởng. Việt Nam là một trong những quốc gia thu hút các nhà sản xuất lớn như Lego (vốn đầu tư 1 tỉ USD), LG với kế hoạch đầu tư thêm 4 tỉ USD với mục tiêu biến Việt Nam thành một trung tâm sản xuất điện thoại thông minh trong tương lai.

Bên cạnh đó, Samsung đang tìm cách tăng vốn đầu tư tại Việt Nam lên 20 tỉ USD, tập trung vào trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn và các lĩnh vực khác.

SSI cũng cho biết, đầu tư vào các KCN Việt Nam được đánh giá là hấp dẫn do VND mất giá ít hơn so với đồng tiền của các nước trong khu vực như Indonesia, Thái Lan, Ấn Độ và Malaysia và các thị trường trọng điểm khác của Châu Á - Thái Bình Dương như Nhật Bản.

Cùng với đó, các chính sách thu hút FDI của Việt Nam cũng khá hấp dẫn khi thu hút các nhà đầu tư bằng cách đưa ra nhiều ưu đãi như miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm đầu hoạt động, giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 5 năm tiếp theo và các ưu đãi hỗ trợ doanh nghiệp khác.

Ngoài ra, giá cho thuê đất KCN tại Việt Nam vẫn ở mức thấp so với các nước ASEAN, cụ thể thấp hơn 30 - 36% so với Indonesia và Thái Lan.

 
Kỳ vọng sự tăng trưởng của bất động sản khu công nghiệp. Ảnh: Nguyễn Thương

Trao đổi với Lao Động, ông Trần Khánh Quang - Tổng Giám đốc Công ty Việt An Hoà - nhận định, BĐS KCN là phân khúc có “sức khoẻ” tốt nhất trong năm 2022. Bất chấp nhiều biến động của thị trường cùng các khó khăn về dòng vốn, các KCN vẫn đảm bảo thanh khoản tốt, tỉ lệ lấp đầy cao.

Bước sang năm 2023, BĐS KCN vẫn là ngôi sao sáng trên thị trường khi sở hữu nhiều động lực tăng trưởng.

Cụ thể, theo ông Quang, Việt Nam có nhiều lợi thế trong việc đón đầu làn sóng FDI. Trong đó, giá thuê vẫn đang ở mức thấp so với các nước cùng khu vực và nguồn lực lao động dồi dào là hai yếu tố quan trọng.

Ngoài ra, cơ sở hạ tầng đang được cải thiện với các dự án như đường cao tốc Bắc - Nam, đường Vành đai 3, đường Vành đai 4… sẽ đóng góp rất lớn vào triển vọng tăng trưởng ngành BĐS KCN.

Có cùng quan điểm, ông Nguyễn Chí Thanh - Phó Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam - đánh giá: “BĐS KCN sẽ là phân khúc sở hữu nhiều động lực để giữ vững vị trí “ngôi vương” trong năm 2023. Đây sẽ là phân khúc hấp dẫn nhiều nhà đầu tư nhảy vào, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc hay Mỹ”.

Cũng theo ông Thanh, những địa phương dẫn đầu về nguồn cung đất công nghiệp cho thuê trong năm 2023 là Hải Phòng, Bắc Ninh.

Bởi thời gian tới, hai địa phương này sẽ ghi nhận thêm KCN Tiến Thành (Hải Phòng) và Gia Bình 2 (Bắc Ninh) với diện tích lần lượt là 410ha và 250ha đi vào hoạt động. Từ đó, có thể sẽ đẩy giá cho thuê trung bình tại các KCN khu vực phía Bắc tăng 1-2% trong năm.

ANH HUY
TIN LIÊN QUAN

Chỉ rõ nguyên nhân gây bong bóng bất động sản

ANH HUY |

Các chuyên gia cho rằng, xảy ra bong bóng bất động sản (BĐS) là do có hiện tượng không phải mua nhà để ở mà mua để tích luỹ, đầu cơ, dẫn tới việc đẩy giá lên. Vì thế, ngân hàng đã đặt vấn đề lĩnh vực BĐS là lĩnh vực rủi ro, khi cho vay phải xem xét rất thận trọng.

Lo ngại biến tướng khi siết đặt cọc bất động sản

Cao Nguyên |

Bộ Xây dựng đã trình Bộ Tư pháp bản dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) trong đó có quy định về đặt cọc trong kinh doanh nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai. Ths Nguyễn Văn Đỉnh cho rằng, việc khống chế hoạt động đặt cọc chỉ tác dụng lên các chủ đầu tư làm ăn chân chính. Với những doanh nghiệp làm ăn chộp giật sẽ có đủ cách “biến tướng” để hợp thức hóa. 

Thanh khoản, lãi vay bóp nghẹt doanh nghiệp bất động sản

CAO NGUYÊN |

Hàng loạt thách thức về thanh khoản, nguồn vốn, pháp lý dự án, chi phí vận hành..., đang tạo ra khó khăn rất lớn cho doanh nghiệp bất động sản.

Con đường trở thành chủ công ty nội thất của một sinh viên trường nghề

LƯƠNG HẠNH |

Là sinh viên khóa đầu tiên của trường nghề, anh Thơm đã vượt qua nhiều khó khăn, áp dụng kiến thức được học, mở một công ty về thiết kế nội thất, tạo công văn việc làm cho nhiều người lao động khác.

Hải Phòng: Công bố Khai trừ Đảng đối với Thiếu tướng Đỗ Hữu Ca

Mai Chi |

Sáng ngày 13.4, tại Nhà văn hóa Kiều Sơn (phường Đằng Lâm, quận Hải An), Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hải Phòng đã tổ chức triển khai việc thi hành kỷ luật Thiếu tướng Đỗ Hữu Ca, nguyên Ủy viên Ban thường vụ Thành ủy, nguyên Giám đốc Công an TP Hải Phòng theo Quyết định của Ban Bí thư.

Bắt Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cao Bằng

Tân Văn |

Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cao Bằng Nguyễn Trọng Phùng vừa bị bắt tạm giam vì liên quan đến sai phạm đất đai.

Những công trình huyết mạch tắc nghẽn chỉ vì... hạt cát: Hướng đến sự thay đổi về tư duy kỹ thuật

NHÓM PV |

Trước bối cảnh khan hiếm cát như hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng cần có cuộc cách mạng trước khi vượt giới hạn khai thác cát. Nhưng đó là cách mạng về vật liệu xây dựng (VLXD) hay cách mạng về tư duy thiết kế?

Người dân mong sớm kiểm tra trình tự thu hồi đất dự án Khu công nghiệp Vsip Bắc Ninh 2

Trần Tuấn |

Người dân phản ánh dấu hiệu sai phạm trong việc thu hồi đất làm dự án Khu công nghiệp (KCN) Vsip Bắc Ninh 2, trong khi đó chính quyền địa phương chưa có câu trả lời về vấn đề này.

Chỉ rõ nguyên nhân gây bong bóng bất động sản

ANH HUY |

Các chuyên gia cho rằng, xảy ra bong bóng bất động sản (BĐS) là do có hiện tượng không phải mua nhà để ở mà mua để tích luỹ, đầu cơ, dẫn tới việc đẩy giá lên. Vì thế, ngân hàng đã đặt vấn đề lĩnh vực BĐS là lĩnh vực rủi ro, khi cho vay phải xem xét rất thận trọng.

Lo ngại biến tướng khi siết đặt cọc bất động sản

Cao Nguyên |

Bộ Xây dựng đã trình Bộ Tư pháp bản dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) trong đó có quy định về đặt cọc trong kinh doanh nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai. Ths Nguyễn Văn Đỉnh cho rằng, việc khống chế hoạt động đặt cọc chỉ tác dụng lên các chủ đầu tư làm ăn chân chính. Với những doanh nghiệp làm ăn chộp giật sẽ có đủ cách “biến tướng” để hợp thức hóa. 

Thanh khoản, lãi vay bóp nghẹt doanh nghiệp bất động sản

CAO NGUYÊN |

Hàng loạt thách thức về thanh khoản, nguồn vốn, pháp lý dự án, chi phí vận hành..., đang tạo ra khó khăn rất lớn cho doanh nghiệp bất động sản.