Đà Nẵng: Thị trường bất động sản giảm mạnh, bán lỗ vẫn khó tìm người mua

THUỲ TRANG |

Đà Nẵng - Những tháng cuối năm 2022, đầu năm 2023, thị trường bất động sản tại Đà Nẵng im ắng. Tình hình kinh tế khó khăn và giá đất không tăng khiến người mua và người bán không mặn mà trong việc mua bán. Giao dịch chuyển nhượng bất động sản giảm 1/3 so với hồi đầu năm.

Chị Thanh Thảo, ngụ quận Sơn Trà, Đà Nẵng đang rao bán căn nhà trong hẻm với diện tích 50m2. Đất có kèm nhà, có thể chuyển vào ở ngay. Gia đình chị Thảo cũng để lại nội thất không tính kèm giá bán nhưng cả tháng nay chưa có ai hỏi mua.

Mua căn nhà năm 2022 với giá 1,8 tỉ đồng nhưng nay chị Thảo chỉ rao bán 1,7 tỉ đồng.

 
Người dân không dám đầu tư đất đai do lãi suất ngân hàng tăng. Ảnh: Thuỳ Trang

“Giá đất đang chững lại trong khi đó kinh tế khó khăn, xung quanh bao nhiêu người phải nghỉ việc, thất nghiệp nên tôi cũng biết không có nhiều người đủ điều kiện mua nhà đất vào lúc này.

Vì vậy, buộc lòng gia đình tôi phải hạ giá đất và nhà xuống để dễ bán. Rao vậy chứ người ta còn trả giá xuống nữa, nếu hợp lý chúng tôi vẫn bán để lo toan một số việc” - chị Thảo cho hay.

Anh Nguyễn Mạnh, một nhân viên bán bất động sản thuộc một công ty tại quận Hải Châu, Đà Nẵng cho hay, từ nửa năm nay, việc siết chặt cho vay của các ngân hàng cùng với việc tăng lãi suất vay khiến nhiều người e ngại đầu tư vào đất đai.

“Với lãi suất từ 8 đến 10% tiền gửi, người dân chọn cách gửi ngân hàng hơn là đi vay để đầu tư đất. Trong khi lãi suất vay mua đất bây giờ là 9 đến 11% mà đa phần những người mua đất đầu tư không có sẵn nguồn tiền nhàn rỗi nên họ không dám mạo hiểm lúc này.

Bình thường những người mua đầu tư đất sẽ vay tiền rồi cùng góp mua chung rồi đợi bán được đất thì chia theo phần trăm, hay còn gọi là "đầu tư lướt sóng". Nhưng nay việc vay tiền ngân hàng lãi suất cao, đất lại khó bán nên việc mua bán kiểu này không còn an toàn” – anh Mạnh cho hay.

Cục Thuế Đà Nẵng cho biết, việc thị trường bất động sản im ắng từ cuối năm 2022 đến nay cũng khiến cho nguồn thu thuế của Đà Nẵng giảm mạnh.

Năm 2022, nguồn thu thuế của Đà Nẵng ước đạt 18.700 tỉ đồng, vượt khoảng 3.600 tỉ so với dự toán. Trong đó, thành phố có những khoản thu đột biến như doanh nghiệp kinh doanh bất động sản chuyển nhượng lại cái dự án, có doanh nghiệp du lịch lớn bị ảnh hưởng của dịch đã chuyển qua hoạt động đầu tư tài chính, đóng góp gần 150 tỉ đồng tiền thuế thu nhập. Tuy nhiên, đây là những hoạt động chỉ phát sinh một lần. Vì vậy, năm 2023, những nguồn thu này sẽ không còn, trong khi kinh tế Đà Nẵng phục hồi không đồng đều.

Ông Phạm Đức Thường - Cục trưởng Cục Thuế TP Đà Nẵng, cho biết: “Bên cạnh đó, những tháng đầu năm 2022 thị trường bất động sản rất sôi động, có những tháng có gần 5.000 giao dịch. Ngành thuế thu được 1.500 tỉ đồng/tháng từ thuế thu nhập cá nhân, từ việc chuyển nhượng bất động sản, lệ phí trước bạ thì bắt đầu từ tháng 8.2022 trở lại đây, hoạt động kinh doanh bất động sản đã có dấu hiệu chững lại và đến thời điểm hiện tại thì còn trên dưới 50%, thậm chí là 30% so với những tháng trước.

Như vậy là nguồn thu về bất động sản cũng giảm từ 1.500 tỉ đồng/tháng xuống còn 500 tỉ đồng/tháng và quan trọng là nguồn dự trữ đất đai của chúng ta ngày càng cạn”.

THUỲ TRANG
TIN LIÊN QUAN

Bất động sản du lịch có thêm động lực hồi phục

ANH HUY |

Theo đánh giá của giới chuyên gia, việc Trung Quốc nới lỏng chính sách Zero COVID sẽ tác động lớn đến nền kinh tế Việt Nam, trong đó có lĩnh vực bất động sản.

Doanh nghiệp bất động sản buông bỏ để hồi sinh

QUANG DÂN |

Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho rằng, doanh nghiệp cần cơ cấu lại bất động sản (BĐS), bán bỏ bớt dự án chưa triển khai để tập trung vào dự án đang triển khai. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp FDI có thể trở thành nhà đầu tư tiềm năng đối với các doanh nghiệp BĐS trong thời gian tới.

Bất động sản châu Á và sự đảo chiều đáng lo ngại

Quý An (theo The Economist) |

Sự đảo chiều của thị trường bất động sản châu Á là điều đáng lo ngại.

Số ca COVID-19 tiếp tục tăng nhanh, có cần thiết tiêm vaccine nhắc lại

AN AN - MINH HÀ |

Ngày 12.4, cả nước ghi nhận 261 ca mắc COVID-19 - con số cao nhất ghi nhận trong ngày kể tử đầu năm đến nay. Trước tình hình số ca gia tăng trở lại, điều người dân quan tâm là có cần thiết tiêm nhắc lại vaccine COVID-19.

Con đường trở thành chủ công ty nội thất của một sinh viên trường nghề

LƯƠNG HẠNH |

Là sinh viên khóa đầu tiên của trường nghề, anh Thơm đã vượt qua nhiều khó khăn, áp dụng kiến thức được học, mở một công ty về thiết kế nội thất, tạo công văn việc làm cho nhiều người lao động khác.

Hải Phòng: Công bố Khai trừ Đảng đối với Thiếu tướng Đỗ Hữu Ca

Mai Chi |

Sáng ngày 13.4, tại Nhà văn hóa Kiều Sơn (phường Đằng Lâm, quận Hải An), Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hải Phòng đã tổ chức triển khai việc thi hành kỷ luật Thiếu tướng Đỗ Hữu Ca, nguyên Ủy viên Ban thường vụ Thành ủy, nguyên Giám đốc Công an TP Hải Phòng theo Quyết định của Ban Bí thư.

Bắt Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cao Bằng

Tân Văn |

Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cao Bằng Nguyễn Trọng Phùng vừa bị bắt tạm giam vì liên quan đến sai phạm đất đai.

Người dân mong sớm kiểm tra trình tự thu hồi đất dự án Khu công nghiệp Vsip Bắc Ninh 2

Trần Tuấn |

Người dân phản ánh dấu hiệu sai phạm trong việc thu hồi đất làm dự án Khu công nghiệp (KCN) Vsip Bắc Ninh 2, trong khi đó chính quyền địa phương chưa có câu trả lời về vấn đề này.

Bất động sản du lịch có thêm động lực hồi phục

ANH HUY |

Theo đánh giá của giới chuyên gia, việc Trung Quốc nới lỏng chính sách Zero COVID sẽ tác động lớn đến nền kinh tế Việt Nam, trong đó có lĩnh vực bất động sản.

Doanh nghiệp bất động sản buông bỏ để hồi sinh

QUANG DÂN |

Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho rằng, doanh nghiệp cần cơ cấu lại bất động sản (BĐS), bán bỏ bớt dự án chưa triển khai để tập trung vào dự án đang triển khai. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp FDI có thể trở thành nhà đầu tư tiềm năng đối với các doanh nghiệp BĐS trong thời gian tới.

Bất động sản châu Á và sự đảo chiều đáng lo ngại

Quý An (theo The Economist) |

Sự đảo chiều của thị trường bất động sản châu Á là điều đáng lo ngại.